Thủy lôi: Những "bóng ma" của đại dương

(Kiến Thức) - Không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến.

Thủy lôi: Những "bóng ma" của đại dương
Mặc dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến trên biển, thế nhưng trên thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào trên biển, trong thời chiến lẫn thời bình.
So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.
Những cái tên đầu tiên
Một điều đáng ngạc nhiên là thủy lôi đã có lịch sử khá lâu đời trước những cuộc hải chiến hiện đại. Các thiết bị gây nổ nổi được người Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 14 và tới thế kỷ 16, người Hà Lan tạo ra một kiểu mìn bằng cách nhồi đầy thuốc nổ vào các con tàu không người lái rồi thả trôi "tàu bom" này theo dòng hải lưu vào các tuyến cảng biển của đối phương. Tuy nhiên, quả thủy lôi theo đúng nghĩa đầu tiên lại được phát minh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ bởi kỹ sư quân sự người Mỹ David Bushnell.
Quả thủy lôi đời đầu của Bushnell bao gồm các thùng thuốc súng kín nước, gắn cơ chế điểm hỏa đá lửa để kích hoạt bằng va đập. Những quả mìn nổi này lần đầu tiên được triển khai trong hải chiến sông Delaware vào năm 1777. Mặc dù rất sáng tạo và mang tính bất ngờ, những quả thủy lôi này lại không hiệu quả cho lắm.
Tiếp đến là Robert Fulton, cũng là một người Mỹ yêu nước. Cuối năm 1790, ông đã tạo ra mìn nổi có thể kích nổ bằng cách hẹn giờ. Loại mìn này không ứng dụng được trong thực tế, vậy nên ông tiếp tục thiết kế loại mìn đôi được nối với nhau bằng dây cáp. Ý tưởng của ông đó là khi tàu của đối phương đi vào giữa hai quả mìn sẽ mắc vào cáp, kéo hai quả mìn lại gần và va đập vào thân tàu sau đó phát nổ.
Thủy lôi đời đầu còn được gọi là mìn nước, mìn nổi. Nguồn ảnh: Naval.
 Thủy lôi đời đầu còn được gọi là mìn nước, mìn nổi. Nguồn ảnh: Naval.
Sau vài cuộc thử nghiệm, Fulton cũng đã làm mìn hạ ngầm được để đảm bảo chúng sẽ nổ tốt hơn bên dưới mớm nước tàu. Vào các năm 1805 và 1807, Fulton thử nghiệm thành công loại vũ khí này với các loại tàu chiến lớn, chứng tỏ được vai trò của thứ vũ khí mới mẻ này.
Kích nổ bằng va chạm
Mặc dù vậy, phải tới tận thế kỷ 19, thời đại của chiến tranh sử dụng thủy lôi mới thực sự bắt đầu. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 19, Mỹ và Nga đã liên tục cải tiến các loại thủy lôi của họ, thậm chí các phiên bản thủy lôi kích nổ bằng điện từ theo kiểu hiện đại ngày nay cũng đã từng được chế tạo.
Trong chiến tranh Crimia (1854-1856), Moritz Jacobi, một người Phổ sống tại Nga đã chế tạo thành công loại thủy lôi tiếp xúc, thủy lôi sẽ được kích nổ khi một con tàu đụng phải ngòi nổ hóa học của nó. Một quả thủy lôi như thế đã gây ra thiệt hại đáng kể cho tàu chiến HMS Merlin của Anh.
Một quả ngư lôi "xịt" bị dạt vào bờ. Nguồn ảnh: Histclo.
 Một quả ngư lôi "xịt" bị dạt vào bờ. Nguồn ảnh: Histclo.
Đến những năm 1860, thủy lôi đã chiếm một số lượng đáng kể trong kho vũ khí của hải quân hiện đại. Các loại thường được sử dụng là thủy lôi kích nổ bằng tiếp xúc hoặc kích nổ bằng điệm. Loại thứ nhất có thể được triển khai từ ngoài biển, thả trôi tự do hoặc neo lại, trong khi loại thứ hai được đặt ven bờ để bảo vệ các bến cảng, nơi đậu tàu bằng cách nối một sợi dây cáp dẫn điện từ các quả thủy lôi này tới một đồn ở trên bờ.
Về mặt hiệu quả thực chiến, thủy lôi có tầm ảnh hưởng khá lớn trong cuộc Nội chiến Mỹ, chúng đã đánh đắm tổng cộng 50 tàu (đa phần là tàu của miền Bắc). Trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), thủy lôi còn được sử dụng với số lượng nhiều hơn và gây ra tổn thất cực kỳ nghiêm trọng.
Một tàu nổi bị dính thủy lôi. Nguồn ảnh: Quora.
 Một tàu nổi bị dính thủy lôi. Nguồn ảnh: Quora.
Cụ thể, Hải quân Nhật đã mất ba thiết giáp hạm và bốn tuần dương hạm vì thủy lôi, còn thiết giáp hạm Petropavlovsk của Nga đã bị thủy lôi Nhật đánh đắm kéo theo 638 thủy thủ vĩnh viễn nằm dưới lòng đại dương. Chính từ cuộc chiến tranh Nga-Nhật này mà thủy lôi đã chứng minh được tính hữu dụng của nó.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, 310.000 quả thủy lôi đã được rải trong các vùng nước tranh chấp. Đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, các loại thủy lôi cảm ứng kích nổ thông qua từ trường, áp lực hay âm thay thay vì va chạm đã tăng tối đa hiệu quả sử dụng của loại vũ khí này. Từ năm 1939 tới năm 1945, chỉ trong vùng biển thuộc Đại Tây Dương và châu Âu đã có hơn 600.000 quả thủy lôi được rải, chúng là nguyên nhân gây ra tổn thất hàng triệu tấn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới.
Một quả ngư lôi rỉ sét trôi dạt vào bờ. Nguồn ảnh: Index.
 Một quả ngư lôi rỉ sét trôi dạt vào bờ. Nguồn ảnh: Index.
Tính đến nay, thủy lôi vẫn còn là một vấn đề an ninh quốc tế bởi chúng tinh vi, bền, rẻ và triển khai dễ dàng từ tàu hay máy bay. Từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thủy lôi đã hủy hoại hoặc đánh đắm rất nhiều tàu hàng một cách vô tình và trong tương lai, chắc chắn đây vẫn sẽ là một thách thức mà hải quân các nước phải đối mặt.
Mời độc giả xem Video: Quân đồng minh chật vật kích nổ thủy lôi trước khi đổ bộ vào Pháp năm 1944.

Tuyệt vời: Việt Nam chế tạo được thủy lôi hiện đại

(Kiến Thức) - Nhà máy X-28 đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại thủy lôi hiện đại mạnh ngang ngửa mẫu nhập khẩu từ Liên bang Nga.

Tuyệt vời: Việt Nam chế tạo được thủy lôi hiện đại
Tuyet voi: Viet Nam che tao duoc thuy loi hien dai
 Thủy lôi được đánh giá là vũ khí rất lợi hại, có chi phí thấp, đơn giản, dễ sử dụng và khả năng tiêu diệt được các mục tiêu có giá trị cao trên biển. Nguồn ảnh: QPVN. 
Tuyet voi: Viet Nam che tao duoc thuy loi hien dai-Hinh-2
Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, những năm qua, Nhà máy X-28 đã tập trung nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật dựa trên việc kế thừa những mẫu thiết kế của Nga trước đây để có thể nội địa hóa tự sản xuất được nhiều loại thủy lôi và đảm bảo được các tính năng tương đương so với sản phẩm của Nga chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN. 

Giải mã trận “Điện Biên phủ dưới nước” của HQND Việt Nam

(Kiến Thức) - Chiến công rà phá hàng nghìn quả thủy lôi mà Mỹ thả trên cửa sông, cửa biển miền Bắc được ví như trận “Điện Biên phủ dưới nước” của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Giải mã trận “Điện Biên phủ dưới nước” của HQND Việt Nam
Giai ma tran “Dien Bien phu duoi nuoc” cua HQND Viet Nam
Ngày 26/02/1967, Mỹ sử dụng nhiều máy bay xuất phát từ tàu sân bay của Hạm đội 7 thực hiện chiến dịch phong toả thuỷ lôi vào hầu hết hệ thống giao thông thuỷ ven biển miền Bắc. Trong ảnh, máy bay A6 thả thuỷ lôi trên vịnh bắc bộ. Nguồn ảnh: US Navy 

Thủy lôi Nga sẽ hoàn toàn vô dụng trước Mỹ bởi thứ này

(Kiến Thức) - Với tàu lặn không người lái Knife Fish, các thủy lôi nguy hiểm của Nga có khả năng vô dụng hoàn toàn trước tàu Hải quân Mỹ.

Thủy lôi Nga sẽ hoàn toàn vô dụng trước Mỹ bởi thứ này
Thuy loi Nga se hoan toan vo dung truoc My boi thu nay
Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công thiết bị lặn không người lái Knife fish có khả năng xác định, phân loại và phá hủy nhiều loại thủy lôi dưới biển. Ảnh: Genneral Dynamics 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.