Thủy hử: Tống Giang viết gì trong bài thơ trên lầu Tầm Dương?

Lầu Tầm Dương Tống Giang ngâm thơ phản là câu chuyện ẩn chứa nhiều tình tiết thú vị về tâm tư, diễn biến tình cảm của ông sau bài thơ tạo phản đó.

Thủy hử: Tống Giang viết gì trong bài thơ trên lầu Tầm Dương?

Trong tác phẩm Thủy hử của Thi Nại Am, Tống Giang là một trong những nhân vật chính, có tên hiệu là Hô Bảo Nghĩa (Người kêu gọi chính nghĩa), còn gọi là Tống Áp Ty, Tống Công Minh hay Cập Thời Vũ. Tống Giang là vị đầu lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc sau khi Tiều Cái trúng tên qua đời. Nghĩa quân của ông hoạt động ở các tỉnh Sơn Đông và Hồ Nam.

Thủy hử: Tống Giang viết gì trong bài thơ trên lầu Tầm Dương? ảnh 1

Tống Giang.

Trước khi lên Lương Sơn Bạc, trong một lần ở trên lầu Tầm Dương, Tống Giang độc ẩm, sau một vài chén, ông dựa lan can, nâng chén tiêu sầu, chén này nối chén kia, bất giác say túy lúy, bỗng nhiên lòng suy nghĩ: “Ta sinh tại Sơn Đông, lớn lên ở Vận Thành, xuất thân thư lại, kết giao bao anh hùng hảo hán giang hồ, tuy có chút hư danh, nay đã ngoài tam tuần, danh chẳng thành, công chẳng toại, lại bị thích chữ lên mặt, lưu đày đến nơi này. Cha già, huynh đệ nơi quê cha đất tổ, biết khi nào có ngày tái ngộ đây?”.

Bất giác, hơi rượu xông lên, lệ rơi lã chã, cảm khái, uất hận, bi thương bỗng dâng trào, liền gọi tửu bảo đem nghiên bút lên. Cất bước ngắm cảnh vật, thấy trên bức tường có nhiều thơ của người trước, Tống Giang tức cảnh sinh tình, ý thơ tuôn trào, tự nhủ: “ Sao ta chẳng học theo tiền nhân, đề thơ nơi này? Sau này có dịp quay lại, xem lại thơ, nhớ lại những ngày cơ cực hôm nay”.

Thủy hử: Tống Giang viết gì trong bài thơ trên lầu Tầm Dương? ảnh 2

Tống Giang đề thơ.

Đang có hơi men, Tống Giang mài mực đặc, chấm bút đẫm, vung tay múa bút viết bài từ Tây giang nguyệt từ:

Tự ấu tằng công kinh sử,

Trưởng đại diệc hữu quyền mưu.

Kháp như mãnh hổ ngọa hoang khâu,

Tiềm phục trảo nha nhẫn thụ.

Bất hạnh thích văn song giáp,

Na kham phối tại Giang Châu.

Tha niên nhược đắc báo oan cừu,

Huyết nhiễm Tầm Dương giang khẩu!

Dịch thơ:

Từ nhỏ đã thông kinh sử,

Lớn lên lại thạo quyền mưu,

Khác nào mãnh hổ ngủ đồi hoang,

Kín nanh giấu vuốt nhẫn chịu.

Chẳng may thích chữ hai má.

Hàm oan đi đày Giang Châu,

Mai kia báo được nỗi oan cừu,

Máu nhuộm Tầm Dương giang khẩu!

Thủy hử: Tống Giang viết gì trong bài thơ trên lầu Tầm Dương? ảnh 3

Tống Giang.

Tống Giang viết xong, xem lại vui lắm cười lớn, lại uống thêm vài chén rượu, bất giác vui sướng, hoa chân múa tay, lại nhấc bút, đến bên bài thơ Tây giang nguyệt từ đề thêm mấy câu:

Tâm tại Sơn Đông thân tại Ngô,

Phiêu bồng giang hải mạn ta hu.

Tha thời nhược toại lăng vân chí,

Cảm tiếu Hoàng Sào bất trượng phu!

Dịch thơ:

Tâm ở Sơn Đông thân ở Ngô,

Tang bồng phiêu bạt chí giang hồ,

Ngày sau như thỏa bình sinh chí,

Dám cười Hoàng Sào chẳng trượng phu!

Phút ngẫu hứng xuất thần của một đấng anh tài.

Viết xong lại thêm mấy chữ "Vận Thành Tống Giang đề" ở dưới, rồi vất bút xuống bàn, một mình ngồi ngâm đọc hồi lâu.

Bấy giờ đối ngạn với đất Giang Châu có một thành nhỏ, là thành Vô Vị Quân, có ông Thông Phán tại gia là Hoàng Văn Bính ở đó. Hoàng Văn Bính tuy có học hành kinh sử, song tính người siểm nịnh, tâm địa hẹp hòi, xưa nay thường hay ghen ghét tài năng; hại kẻ hơn mình, mà xoay kẻ kém mình, chỉ quanh năm quấy nhiễu chốn hương thôn, không ai là không khinh ghét.

Một hôm, Hoàng Văn Bình đến lầu Tầm Dương, chợt nom lên vạch phấn ở gần phía lan can, thấy có nhiều thơ đề vịnh, xem ra cũng có bài nghe được, cũng có bài lôi thôi lốn thốn, đọc chẳng thành câu. Chàng vừa cười nhạt vừa xem đọc một mình, chợt xem đến bài Tây giang nguyệt từ và bốn câu thơ của Tống Giang, thì bỗng cả kinh mà nói một mình rằng:

- Quái lạ! Có lẽ là thơ phản trắc? Ai viết ở đây như thế?

Chàng nói xong liền xem xuống dưới có năm chữ “Vận Thành Tống Giang đề” thì lại ngâm một lượt mà rằng: “Thuở nhỏ theo dõi kinh sư. Lớn lên thông thạo quyền mưu” Đọc đến đó, chàng bèn cười nhạt mà rằng:

- Anh nầy cũng tự phụ lắm đây...

Lại đọc tiếp rằng: "Khác nào hổ mạnh nấp rừng sâu. Kín nanh, giấu vuốt ai biết đâu?". Đọc đến đó, thì ngoảnh cổ lên mà rằng:

- Anh nầy ra dáng không theo bổn phận của mình...

Lại đọc tiếp luôn: "Chẳng may thời vận cơ cầu. Bỗng dưng chạm mặt đầy Giang Châu".

Chàng lại cười mà rằng:

- Tưởng cao thượng quái gì? Té ra thằng tù xung quân ở đây.

Lại đọc: (Một mai may báo được oan cừu. Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau... )

Chàng lắc đầu nói rằng:

- Thằng này định báo thù ai mà lại chực sinh sự ở đây? Ôi cha! Một thằng tù xung quân, thì phỏng làm gì được?

Nói đoạn lại đọc bốn câu thơ: (Tâm ở Sơn Đông, thân ở Ngô. Mấy phen than thở với giang hồ.)

- Phải, hai câu này có thể tha thứ được.

Lại đọc luôn rằng: "Ngày sau như thỏa lòng non nước. Mới biết Hoàng Sào cũng trượng phu."

Đọc đến đó thì lắc đầu lè lưỡi mà rằng:

- Thằng cha nầy xấc thực, nó định làm hơn họ Hoàng Sào, chắc là định mưu phản nghịch chứ không sai.

Nói xong lại đọc đến năm chữ "Vận Thành Tống Giang đề" thì lại nghĩ thầm trong bụng: Tên anh nầy nghe cũng quen quen...chừng như có chỉ là một anh tiêu lại thì phải...?

Nghĩ đoạn lại gọi tên tửu bảo lên mà hỏi rằng:

- Hai bài thơ này ai đề vào đây ngươi có biết đích xác không?

Tửu bảo đáp rằng:

- Hôm qua có người khách vào uống rượu một mình rồi viết lên đó.

- Người như thế nào?

- Người ấy béo đen thâm thấp, trên mặt có thích kim ấn, có lẽ ở trong lao thành đi ra thì phải.

Hoàng Văn Bính nghe nói, gật đầu đắc ý, nhờ tửu bảo cho mượn bút nghiên, chép mấy câu thơ bỏ vào túi áo, rồi dặn tửu bảo phải giữ gìn cẩn thận mà không được xóa đi. Đoạn rồi xuống lầu trở về.

Hôm sau Hoàng Văn Bính liền mang bài thơ tới báo với Tri Phủ Thái Cửu, nó rằng Tống Giang có mưu đồ tạo phản khiến cho Tri Phủ phái người đi bắt Tông Giang.

Thủy hử: Tống Giang viết gì trong bài thơ trên lầu Tầm Dương? ảnh 4

Tống Giang là thông kinh sử, hiểu thao lược một lòng thờ đạo hiếu trung, kết giao bằng hữu bằng chữ nghĩa khí, đối nhân xử thế giữ chữ tín. Ông vốn phụng công thủ kỷ, cẩn thận giữ mình, theo phép nước, giữ Đạo Thánh hiền, giữ nếp nhà, là hiếu tử.

Người hành sự cẩn trọng như Tống Giang, lại có phút cảm khái trào dâng, đề thơ tạo phản lầu Tầm Dương, không tự biết sẽ gây đại họa, vẫn đắc ý vung bút ngâm nga, âu cũng là Thiên ý. Ông Trời đã sắp đặt để Tống Giang diễn vai nghĩa hiệp, hiếu trung.

Bất dĩ thành bại luận anh hùng (Không lấy thành bại luận anh hùng), bản lĩnh anh hùng thể hiện ra khí phách, tiết tháo giữa dòng đời xô đẩy, có dũng khí cưỡi trên con sóng lớn, đạp bằng mọi hiểm nguy, tiến lên theo con đường đã chọn.

Bài từ Tây giang nguyệt từ này của Tống Giang là phút xuất thần, thể hiện hùng tâm tráng chí, khí phách anh hùng, ẩn giấu trong con người viên thư lại nhỏ bé, cẩn trọng, giữ mình.

Phan Kim Liên trong Thủy hử được xây dựng từ thực tế hay hư cấu?

Mặc dù câu chuyện về Phan Kim Liên xuất hiện rất nhiều lần trong các bộ phim dài tập nhưng sử sách đã chứng minh, hình tượng người đàn bà xấu xa, độc ác ấy chỉ là được thêu dệt, không có thật.

Phan Kim Liên trong Thủy hử được xây dựng từ thực tế hay hư cấu?

Nhắc đến Phan Kim Liên, nhiều người nghĩ ngay đến hình bóng của một người đàn bà phá vỡ mọi quy tắc hôn nhân nổi danh thiên cổ. Hình tượng của Phan Kim Liên là một phụ nữ xinh đẹp quyến rũ nhưng lại rất lẳng lơ, sẵn sàng làm chuyện đồi bại sau lưng người chồng tần tảo để thỏa mãn thói ham hư vinh của mình.

3 vị anh hùng nào Lâm Xung, Võ Tòng không dám thách đấu

Trong Thủy Hử, Lâm Xung và Võ Tòng tuy mạnh nhưng khi họ đứng trước 3 cao thủ này sẽ trở nên mờ nhạt.

3 vị anh hùng nào Lâm Xung, Võ Tòng không dám thách đấu

Thủy Hử hay còn gọi là Thủy Hử truyện là một trong số bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa. Tác giả của truyện này là Thi Nại Am. Ông sáng tác truyện này vào giữa thế kỷ 14 dựa trên những câu truyện truyền miệng ở thời Bắc Tống. Cốt truyện chính là quá trình hình thành, tan rã và chiến đấu của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Họ đứng lên khởi nghĩa chống lại những tên quan tham nhũng, lũng đoạn triều đình nhưng lại bị coi là giặc cướp.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau

Đệ nhất cao thủ trong Thủy Hử và 5 đệ tử nổi tiếng

Giống như các tác phẩm kiếm hiệp khác, trong Thủy Hử cũng xuất hiện một cao thủ tuyệt thế bí ẩn có võ công cao hơn hẳn những người khác.

Đệ nhất cao thủ trong Thủy Hử và 5 đệ tử nổi tiếng

Thủy Hử là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm này được sáng tác vào giữa thế kỷ 14 bởi tác giả Thi Nại Am. Thủy Hử dựa trên những câu truyện truyền miệng từ thời Bắc Tống.

De nhat cao thu trong Thuy Hu va 5 de tu noi tieng

Thủy Hử được sáng tác dựa trên những câu truyện truyền miệng từ thời Bắc Tống. (Ảnh: Sohu)

Đọc nhiều nhất

Tin mới