3 vị anh hùng nào Lâm Xung, Võ Tòng không dám thách đấu

Trong Thủy Hử, Lâm Xung và Võ Tòng tuy mạnh nhưng khi họ đứng trước 3 cao thủ này sẽ trở nên mờ nhạt.

Thủy Hử hay còn gọi là Thủy Hử truyện là một trong số bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa. Tác giả của truyện này là Thi Nại Am. Ông sáng tác truyện này vào giữa thế kỷ 14 dựa trên những câu truyện truyền miệng ở thời Bắc Tống. Cốt truyện chính là quá trình hình thành, tan rã và chiến đấu của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Họ đứng lên khởi nghĩa chống lại những tên quan tham nhũng, lũng đoạn triều đình nhưng lại bị coi là giặc cướp.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau

Thủy Hử là tác phẩm nổi tiếng của Thi Nại Am về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. (Ảnh: Sohu)

Giống như nhiều tác phẩm võ hiệp, truyện Thủy Hử miêu tả tới 108 vị anh hùng và họ đều là những người có võ công cao cường. Trong đó, Lâm Xung và Võ Tòng là 2 cái tên được nhắc tới nhiều nhất.

Báo Tử Đầu Lâm Xung của Thủy Hử

Báo Tử Đầu Lâm Xung được khắc họa trong Thủy Hử là một nhân vật có vị trí đặc biệt quan trọng. Lâm Xung là một trong 36 Thiên Cương Tinh của Lương Sơn Bạc, ông ngồi ghế thứ 6 trong hàng ngũ các tướng của Lương Sơn. Ông thành thạo nhiều loại binh khí, giỏi nhất là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu, thương pháp cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau-Hinh-2

Trong Thủy Hử, nhân vật Lâm Xung có kỹ thuật dùng thương xuất quỷ nhập thần. (Ảnh: Sohu)

Lâm Xung từng dùng hai tay không và chân mang xiềng xích đánh ngang cơ Lỗ Trí Thâm, dùng đao đánh bất phân thắng bại Thanh Diện Thú Dương Chí, đánh hòa Song Tiên Hô Diên Chước, bắt sống Hỗ Tam Nương. Lâm xung từng giết chết Ô Trực, đô giám binh mã Mã Vạn Lý, huynh đệ Hạ Sách của nước Liêu, Ngũ Túc, Nghê lân, Cố Khải, Khuyết Chức, Liễu Nguyên, Lãnh Cung, Đỗ Kính Thần, Ông Phi, Bảo Mật Thánh nước Liêu… Cả đời Lâm Xung chưa bao giờ thua trận.

Hành Giả Võ Tòng của Thủy Hử

Trong Thủy Hử, Thi Nại Am đã dành rất nhiều chương đặc sắc để nói về nhân vật Võ Tòng. Võ Tòng được biết đến rộng rãi nhất nhờ tài dùng tay không đánh chết hổ trên đồi Cảnh Dương sau khi uống liền 18 bát rượu. Võ Tòng ngồi ghế thứ 14 trong số 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, là Thiên Thương Tinh thuộc nhóm 36 Thiên Cương. Ông giữ chức vụ Bộ binh đầu lĩnh, là 1 trong 10 thủ lĩnh đứng đầu bộ binh Lương Sơn.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau-Hinh-3

Võ Tòng trong Thủy Hử nổi tiếng từ lần dùng tay không đánh chết hổ. (Ảnh: Sohu)

Võ Tòng từng đánh bại nhiều tướng địch như Trương Đoàn Luyện, Trương Mông Phương, Vương Đạo Nhân, Da Luật Đắc Trọng (nước Liêu), Tưởng Môn Thần, Thẩm An, Phương Mạo, Bối Ứng Quỳ.

Thế nhưng, đứng đầu bảng xếp hạng những cao thủ có võ công cao cường nhất trong Thủy Hử là 3 nhân vật ít được biết đến nhưng mạnh hơn Võ Tòng, Lâm Xung rất nhiều. Họ là ai?

Vị trí số một: Lư Tuấn Nghĩa

Lư Tuấn Nghĩa lần đầu được nhắc tới là qua những lời tán dương của Tống Giang: "Trong thành Bắc Kinh, có Viên Ngoại họ Lư tên Tuấn Nghĩa, biệt hiệu Ngọc Kỳ Lân, đứng vào hạng Tam Kiệt ở Bắc Hà. Ông ta võ nghệ cao cường, côn quyền không ai địch nổi. Nếu Lương Sơn Bạc có được ông ấy, thì trong bụng tôi không lo nghĩ một điều chi nữa". Lư Tuấn Nghĩa xếp thứ hai ở Lương Sơn, võ công có thể xếp hàng thứ nhất.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau-Hinh-4

Lư Tuấn Nghĩa được đề cập tới trong Thủy Hử là một người có võ nghệ cao cường. (Ảnh: Sohu)

Trước khi gia nhập Lương Sơn, Lư Tuấn Nghĩa từng đại chiến với các vị anh hùng Lương Sơn tại bãi Kim Sa. Tống Giang biết sức mạnh của Lư Tuấn Nghĩa nên đã cử 8 cao thủ của Lương Sơn ra đánh tay đôi với ông. Trong đó, Võ Tòng cũng đã đấu với Lư Tuấn Nghĩa hàng chục hiệp cũng không thể đả thương được ông.

Lư Tuấn Nghĩa lập nhiều công trạng cho Lương Sơn: đánh bại Đồng Quán hai lần, đánh bại Cao Cầu 3 lần, Bắc phạt nước Liêu, đánh dẹp Điền Hổ, bình định Vương Khánh, nam chinh Phương Lạp. Mặc dù về số lượng, số tướng địch bị Lư Tuấn Nghĩa tiêu diệt không phải quá nhiều. Thế nhưng điều đáng nói là hầu hết những nhân vật bại dưới tay Ngọc Kỳ Lân đa số đều là võ tướng có võ nghệ cao cường.

Vị trí số hai: Ngô Dụng

Ngô Dụng, tự Học Cứu hay còn gọi là Trí Đa Tinh, là một trong 36 Thiên Cương Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong tiểu thuyết Thủy Hử. Ông là một trong những người đầu tiên gây dựng nên Lương Sơn Bạc sau này. Ngô Dụng đứng thứ 3 trong số 108 anh hùng Lương Sơn chỉ sau Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau-Hinh-5

Trong Thủy Hử, Ngô Dụng tuy võ công không cao cường nhưng có tài mưu lược quân sự. (Ảnh: Sohu)

Mặc dù Ngô Dụng võ công không bằng những vị anh hùng Lương Sơn khác nhưng ông là người túc trí đa mưu, có tài mưu lược quân sự và được Tiều Cái và Tống Giang trọng dụng. Ngô Dụng đã lập được nhiều công trạng, trong các chiến thắng của Tống Giang luôn có bóng dáng của ông. Ngô Dụng từng thành công kích Lâm Xung sống mái với Vương Luân, hiến kế phá Chúc Gia Trang, Tằng Đầu Thị…Ngoài ra, Ngô Dụng còn giúp Tống Giang thu phục được nhiều nhân tướng giỏi của triều đình như Hô Diên Chước, Trương Thanh…

Vị trí số ba: Hô Diên Chước

Hô Diên Chước là đại tướng bậc nhất nhà Tống thời bấy giờ, sau khi tham gia Lương Sơn, ông được xếp vào hàng "Ngũ hổ thượng tướng". Trong số các đầu lĩnh của Lương Sơn đánh ngang với Hô Diên Chước, trước sau chỉ có vài người. Hô Diên Chước là vị tướng xếp thứ 8 trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc

Trong Thủy Hử, Hô Diên Chược là một trong số 36 Thiên Cương tinh, sao Thiên Uy, biệt hiệu là Song Tiên do ông chuyên dùng vũ khí là hai ngọn roi thép. Khi còn là đại tướng được cử đi chinh phạt Lương Sơn, Hô Diên Chước từng khiến các đầu lĩnh Lương Sơn một phen khốn đốn. Ông đấu liên tiếp với 5 viên Đầu lĩnh là Tần Minh, Lâm Xung, Hoa Vinh, Hỗ Tam Nương và Tôn Lập mà không thua trận nào.

3 vi anh hung nao Lam Xung, Vo Tong khong dam thach dau-Hinh-6

Hô Diên Chước trong tác phẩm Thủy Hử được xếp vào hàng "Ngũ hổ thượng tướng" của Lương Sơn. (Ảnh: Sohu)

Gia nhập Lương Sơn, Hô Diên Chước tham gia rất nhiều trận đánh, lập rất nhiều chiến công, tiêu biểu là việc trá hàng lừa Quan Thắng.

Sau khi được chiêu an, Hô Diên Chước đã lập được rất nhiều công lao cho Lương Sơn Bạc như đẩy lui giặc Liêu, bắt sống tướng Liêu Ngột Nhan Diên Thọ, bình định hai cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh.

Trong Thủy Hử, dù ai là mạnh nhất trong số các vị anh hùng kể trên thì họ vẫn là những nhân vật dạy cho ta không chỉ về sức mạnh mà còn là trí dũng song toàn.

Mở mộ Võ Tòng, chuyên gia tái mặt thấy cảnh tượng này

Trong tác phẩm "Thủy Hử" của Thi Nại Am, Võ Tòng được mô tả mất tay trái trong một cuộc giao chiến và qua đời khi 80 tuổi. Thế nhưng, khi tìm thấy mộ của Võ Tòng, sự thật cái chết khác xa và thê thảm hơn nhiều...

Mo mo Vo Tong, chuyen gia tai mat thay canh tuong nay
 Thi Nại Am viết tác phẩm "Thủy Hử" vào khoảng thế kỷ 14. Trong số 108 vị hảo hán Lương Sơn Bạc, nhiều người đặc biệt chú ý đến Võ Tòng. Nhân vật này được mô tả có sức khỏe, võ công hơn người khi tay không đánh hổ.

Điều ít biết về khúc nhạc đầu phim Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử

Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử không chỉ cuốn hút khán giả bởi nội dung hấp dẫn, những màn võ thuật hoành tráng, đội ngũ diễn viên đẹp như mơ, mà còn bởi bản nhạc phim quá ấn tượng.

Nếu như nhạc khúc Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông được sử dụng trong phim Tam quốc diễn nghĩa là nỗi lòng chứa đựng những tâm tư mang khí chất bi hùng của những hảo hán danh tiếng lẫy lừng ghi danh sử sách: Lưu Bị, Quan Vũ, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng… thì Hảo hán ca trong bộ phim Thủy hử lại được ví như bản anh hùng ca viết cho những con người có tinh thần hào sảng, khí phách ngang tàng, chí lớn bốn phương của những anh hùng nơi bến nước.

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông

Đọc nhiều nhất

Tin mới