Thường vụ Quốc hội thảo luận cho thôi đại biểu với ông Võ Kim Cự

Chiều 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Kim Cự.

Thường vụ Quốc hội thảo luận cho thôi đại biểu với ông Võ Kim Cự
Sáng 15/5, phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc. Các đại biểu sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như: Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách, tài chính – ngân sách đặc thù đối với TP Hải Phòng, việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội.
Ngoài ra, đại biểu cũng cho thảo luận về các dự án quan trọng: Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Đáng chú ý, chiều nay, 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Kim Cự.
Ông Võ Kim Cự hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh, là đại biểu tái cử, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Thuong vu Quoc hoi thao luan cho thoi dai bieu voi ong Vo Kim Cu
Ông Võ Kim Cự trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Quang Anh.
Tuy nhiên, ông Cự có những vi phạm liên quan đến sự cố Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung vào năm 2016. Ngày 21/4, Ban Bí thư Trung ương đã có kết luận kỷ luật về những vi phạm này đối với cá nhân liên quan.
Ban Bí thư Trung ương đã cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nhiệm kỳ 2010 - 2015 (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh) của ông Võ Kim Cự.
Theo kết luận, ông Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản không đúng quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đấu thầu, giao và cho thuê mặt nước biển, đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng quy định, thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án...
Bên cạnh đó, Ban Bí thư cũng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang; kỷ luật cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đối với 2 nguyên thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường là Bùi Cách Tuyến và ông Nguyễn Thái Lai.
Ban Bí thư cũng yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thi hành kỷ luật về hành chính tương ứng theo quy định đối với ông Nguyễn Minh Quang, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thái Lai và Võ Kim Cự.
Sau khi bị kỷ luật, ông Cự đã có đơn xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội vì lý do sức khỏe.

Chủ tịch QH: "Tôi sẽ gặp để nhắc nhở ĐB Võ Kim Cự"

“Tôi sẽ gặp gỡ ông Võ Kim Cự để nhắc nhở. Là ĐBQH thì phải tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí...", Chủ tịch QH nói.

Chủ tịch QH: "Tôi sẽ gặp để nhắc nhở ĐB Võ Kim Cự"
Liên quan đến thông tin báo chí phản ánh về việc khó tiếp cận ĐBQH Võ Kim Cự trong những ngày qua bên hành lang QH (ĐB Võ Kim Cự chính là lãnh đạo Hà Tĩnh được cho là có nhiều “dấu ấn” với dự án Formosa), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ĐBQH không phải ai cũng biết cặn kẽ về Formosa, nên cũng không phải ai cũng thông tin cho báo chí được.

Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc ông Võ Kim Cự tham gia UB Kinh tế

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ Nhất, chiều 29/7, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc trả lời nhiều câu hỏi liên quan ĐBQH Võ Kim Cự. 

Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc ông Võ Kim Cự tham gia UB Kinh tế
PV: Nhiều ý kiến vừa qua đề cập đến trách nhiệm của ông Võ Kim Cự - nguyên lãnh đạo Hà Tĩnh liên quan đến vụ Formosa. Quan điểm của ông như thế nào về việc phê chuẩn ông Võ Kim Cự vào Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội? Tổng Thư ký Quốc hội: Vừa qua đại biểu Quốc hội Võ Kim Cự tham gia vào Uỷ ban kinh tế của Quốc hội. Theo luật, đại biểu có quyền đăng ký vào bất cứ Uỷ ban nào của Quốc hội. Ông Võ Kim Cự là cử nhân tài chính, thạc sỹ quản trị kinh doanh. Với học vấn như vậy thì việc ông Cự tham gia Uỷ ban Kinh tế là phù hợp.
Tong Thu ky Quoc hoi ly giai viec ong Vo Kim Cu tham gia UB Kinh te
 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Còn khi còn là người đứng đầu địa phương là tỉnh Hà Tĩnh thì có việc xảy ra việc cho doanh nghiệp Formosa thuê đất 70 năm. Việc này Thanh tra Chính phủ khi thanh tra xác định không đúng thẩm quyền địa phương và ông Cự nhận thấy việc sai của tỉnh. Sau đó UBND Hà Tĩnh có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc cho thuê đất thời hạn 70 năm. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH-ĐT xem xét xác định việc có đủ điều kiện hay không và khi các bộ ngành vào xem xét đánh giá có ý kiến đủ điều kiện. PV: Trường hợp ông Võ Kim Cự được phê chuẩn có ảnh hưởng gì không đến hoạt động giám sát của Uỷ ban Kinh tế nếu có liên quan đến dự án Formosa?
Tổng Thư ký Quốc hội: Quốc hội đã giao Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát vụ việc Formosa. Nếu sau này có giám sát vấn đề kinh tế thì Uỷ ban Kinh Tế sẽ có phân công và ông Cự sẽ không tham gia để đảm bảo khách quan. PV: Có ý kiến cho rằng cần xem xét tư cách của ông Võ Kim Cự? Báo cáo của Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội có phản ánh đầy đủ thực tế hay không và các đại biểu có phản ánh gì?
Tổng Thư ký Quốc hội: Không có cơ sở để xác định không công nhận tư cách đại biểu của ông Võ Kim Cự. Sau này khi có quan chức năng có kết luận thì nếu có trách nhiệm mới xác định. Báo cáo của Chính phủ về sự cố môi trường miền trung đề cập khá đầy đủ, đánh giá rõ việc đầu tư, kiểm tra, quản lý khai thác, đánh giá tác động môi trường... Xác định 53 lỗi vi phạm của nhà thầu và Formosa đã cúi đầu nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD. PV: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vậy việc giao cho một Uỷ ban giám sát về Formosa thì liệu có coi nhẹ sự cố Formosa? Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng: Đại biểu rất quan tâm vấn đề môi trường nói chung, trong đó có sự cố môi trường biển miền Trung. Quốc hội căn cứ vào chương trình chung và lựa chọn giám sát 2 chuyên đề. Với vấn đề môi trường biển miền Trung, Quốc hội giao Uỷ ban KH-CN-MT giám sát, báo cáo Thường vụ Quốc hội  và Quốc hội. Không thể đặt vấn đề coi trọng hay xem nhẹ nội dung này. Theo quy định của luật hoạt động giám sát thì giám sát Quốc hội có 5 cấp độ: Giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban, Đoàn ĐBQH và các ĐBQH. 5 cấp độ này tạo thành tổng thể hoạt động giám sát. Hoạt động nào cũng có địa vị pháp lý và hiệu quả của từng cấp độ. Tên cơ sở giám sát của Uỷ ban, Quốc hội sẽ có chủ trương, quyết định tiếp theo. Tôi mong rằng báo chí tiếp tục theo dõi, ủng hộ, đồng hành trong hoạt động giám sát./.

Xử lý nghiêm sai phạm của 2 ông Nguyễn Minh Quang và Võ Kim Cự

Liên quan đến vụ xả thải của Formosa, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ xử lý về mặt chính quyền.

Xử lý nghiêm sai phạm của 2 ông Nguyễn Minh Quang và Võ Kim Cự
Tại họp báo Chính phủ chiều 1/3, về kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét trách nhiệm của một số cán bộ nguyên lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vụ Formosa, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, sau khi có thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, với tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư thì Chính phủ đã rà soát rất nghiêm túc đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến vụ xả thải của Formosa ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Trung.
Xu ly nghiem sai pham cua 2 ong Nguyen Minh Quang va Vo Kim Cu
 Ông Võ Kim Cự và ông Nguyễn Minh Quang.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.