Thường vụ QH giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu vụ Hồ Duy Hải

(Kiến Thức) - Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, UB Thường vụ QH giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.

Thường vụ QH giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu vụ Hồ Duy Hải
Tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV chiều 18/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trả lời một số câu hỏi của báo chí về việc một số đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động xét xử vụ án Hồ Duy Hải.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, ngày 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, theo đó giữ nguyên bản án phúc thẩm của Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xử phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản.
Thuong vu QH giao co quan chuyen mon nghien cuu vu Ho Duy Hai
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Quochoi 
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sau đó, một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến, gửi văn bản cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài trong nhiều năm. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII đã thành lập đoàn giám sát tối cao của Quốc hội do Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, Tố tụng hình sự. Đoàn giám sát cũng đã báo cáo Quốc hội chi tiết về vụ án trên. Sau đó, gia đình bị cáo liên tục kêu oan, dư luận trong nước và nhiều tổ chức quốc tế cũng lên tiếng" – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.
Quốc hội sẽ không tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2020 theo đúng thông lệ và tổ chức kỳ họp thành 02 đợt kéo dài 19 ngày.
Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20/5 đến ngày 29/5/2020); Đợt 2: Họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 08/6 đến ngày 18/6/2020). Quốc hội họp phiên bế mạc vào ngày 18/6/2020.
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật khoảng 10 ngày, chiếm hơn 50% tổng thời gian kỳ họp. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành thời gian cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Đặc biệt, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV sẽ không tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn bằng văn bản đến người được chất vấn.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét, thông qua 10 dự án Luật, 5 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án Luật khác. Cụ thể gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); 
Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA);
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA); Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU; Nghị quyết về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đề nghị áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội vụ Hồ Duy Hải

Nguồn: VTC Now

Vụ Hồ Duy Hải: Buộc tội phải dựa vào nguyên tắc cơ bản của luật hình sự

Nhắc đến vụ Hồ Duy Hải, luật sư Trương Trọng nghĩa nhấn mạnh: “Luật Hình sự bắt buộc muốn buộc tội phải có bằng chứng, chứng cứ. Một khi không đủ chứng cứ không được buộc tội người ta”.

Vụ Hồ Duy Hải: Buộc tội phải dựa vào nguyên tắc cơ bản của luật hình sự

Chiều qua, báo Đại biểu nhân dân tổ chức toạ đàm “Tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm".

Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao) cho biết, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn hạn chế.

VKSND Tối cao: Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường

(Kiến Thức) - Kết luật giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

VKSND Tối cao: Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường
Theo Báo Công Lý, trong kháng nghị của VKSND Tối cao đặt vấn đề: dấu vân tay thu được tại hiện trường có phải của Hồ Duy Hải? Tại bút lục 53 nêu rõ Bản kết luật giám định số 158/KL-P21 ngày 11/4/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

Gặp người từng nhiều lần trò chuyện với Hồ Duy Hải trong trại giam

Bà Trần Thị Nhanh là người ký cáo trạng truy tố Hồ Duy Hải nói khi không còn làm ở VKSND tỉnh bà có vài lần đến trại tạm giam để gặp Hải. Hải ít nói hơn, không một lần kêu oan.

Gặp người từng nhiều lần trò chuyện với Hồ Duy Hải trong trại giam
Đại diện lãnh đạo VKSND tỉnh Long An trực tiếp tham gia giám sát trọng án tại Bưu điện Cầu Voi và ký cáo trạng truy tố bị can Hồ Duy Hải lúc ấy là một phụ nữ - bà Trần Thị Nhanh - Phó viện trưởng, sau này là Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An. Bà Nhanh đã chia sẻ đôi điều về vụ án kéo dài này.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.