Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước

Chiều nay (21/10), Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường - Thường trực Ban Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo kết quả kiểm phiếu, với 440/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 91,67% /tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Thường trực Ban Bí thư Lương Cường.
Thuong truc Ban Bi thu Luong Cuong lam Chu tich nuoc
 Ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: NLĐ.
Sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã tuyên thệ nhậm chức: "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước. Tôi Lương Cường, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó."
Sau Lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu trước Quốc hội.

Đồng chí Lương Cường sinh ngày 15/8/1957; quê quán: Xã Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đồng chí Lương Cường là: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XV.

Trình độ lý luận: Cao cấp; Trình độ chuyên môn: Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

Vào ngày 16/5/2024, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lương Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Trước đó, đồng chí Lương Cường từng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng.

Đồng chí Lương Cường đã trải qua nhiều vị trí trong Quân đội như: Chính ủy Quân đoàn 2, Chính ủy Quân khu 3, Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

GS Đặng Huy Huỳnh: Nỗ lực xứng đáng trí thức KH&CN tiêu biểu

Đánh giá việc tôn vinh trí thức KH&CN có ý nghĩa vô cùng lớn lao, GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh chia sẻ, bản thân ông nỗ lực cố gắng cống hiến để xứng đáng với danh hiệu đã được trao.

Ngày 28/8. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã long trọng tổ chức Lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024. Đây là lần thứ 5, Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức lễ vinh danh với 135 trí thức tiêu biểu được lựa chọn.
Số trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh qua 5 lần là 452 người, trong đó: Năm 2015: 116 trí thức; Năm 2017: 118 trí thức; Năm 2019: 112 trí thức; Năm 2022: 106 trí thức. Năm 2024 sẽ có 135 trí thức được tôn vinh.
Sự ghi nhận thúc đẩy tinh thần cống hiến

“Viết về cháy rừng, phóng viên nên ngửi thấy mùi khói”

Sáng 9/6, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức buổi tập huấn Kỹ năng xây dựng tác phẩm báo chí chất lượng cao với sự tham dự của diễn giả, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.

Sáng 9/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức buổi tập huấn Kỹ năng xây dựng tác phẩm báo chí chất lượng cao tham dự giải báo chí quốc gia và các giải báo chí chuyên ngành với sự tham dự của diễn giả, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - cây bút viết phóng sự điều tra xuất sắc, đã giành nhiều giải Báo chí quốc gia, thành viên Ban giám khảo của nhiều giải báo chí uy tín.
“Viet ve chay rung, phong vien nen ngui thay mui khoi”
 PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại buổi tập huấn báo chí. (Ảnh: Mai Loan)

Xôn xao cây gãy đổ rễ còn nguyên bọc bầu, chuyên gia nói gì?

Hình ảnh một số cây xanh gãy đổ ở Hà Nội rễ còn nguyên bọc bầu, hố trồng quá nông khiến nhiều người phẫn nộ. Chuyên gia cho rằng, cần thận trọng khi đánh giá.

Theo thống kê của thành phố Hà Nội, sau cơn bão số 3 Yagi, trên địa bàn thành phố có hơn 24.000 cây bị gãy đổ, trong đó, có nhiều cây cổ thụ. Cùng với nỗi tiếc xót mất đi những “lá phổi” của Hà Nội, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh cây bị gãy đổ mà bộ rễ còn nguyên bọc bầu với nỗi phẫn nộ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc  cây đã bị trồng sai kỹ thuật đã dẫn tới hậu quả đau lòng này, cần phải điều tra, xử lý nghiêm. Cùng với đó, là tìm cách cứu những cây bị gãy, đổ, đặc biệt là cây cổ thụ, không chỉ là bóng mát, mà còn lưu giữ ký ức Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...