Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, nghiệp gồm 2 phạm trù: nghiệp tiêu cực (nghiệp xấu ác, dẫn đến các hậu quả khổ đau cho mình, cho người ở hiện tại và tương lai), nghiệp thiện (nghiệp công đức, phước báu, nghiệp tích cực; mang lại giá trị cho bản thân, gia đình, xã hội…
Thượng tọa Thích Nhật Từ. |
Chuyển nghiệp được hiểu là chuyển những nghiệp xấu, nghiệp tà thành những nghiệp tốt, nghiệp thiện. Bắt đầu bằng 3 phương diện: Thứ nhất, nhận thức đúng chân lí, đạo đức: số phận và định mệnh chúng ta có thể cải tạo được. Thứ hai, cam kết không tái phạm các hành vi xấu ác ở hiện tại và tương lai. Thứ ba, nỗ lực chuyển nghiệp bằng các hành vi tốt đối lập với các hành vi xấu đã tạo trong quá khứ. Như vậy, muốn chuyển nghiệp thành công con người phải thực hiện đúng quy định ba bước nêu trên.
Một người nào đó trước khi biết Phật giáo, đã lỡ dùng bàn tay này móc túi, giật dọc cướp tài sản hợp pháp của người khác. Người đó nên phát tâm bố thí cứu người để chuộc lại tội lỗi ngày xưa chứ không phải là bỏ một khoản tiền ra là mua công đức được. Việc mua công đức không thể thực hiện được, chỉ có tạo công đức, gieo trồng công đức, phát triển công đức mới phát sinh, vượt qua được các nghiệp sống ác cũ có cùng tính chất đối lập.
Về tạo phúc, đạo Phật chủ trương, có 5 loại phước báo chính, phước hỷ tướng, mọi người gặp đều hoan hỷ, chúng ta phải sống chân thành, chân thật, hợp tác, rộng lượng, bao dung quảng đại thì chúng ta mới có nhiều người quý trọng. Thứ hai đó là nghiệp sức khỏe và sống thọ thì chúng ta phải sống ở môi trường sạch, ăn sạch, uống sạch, bố thí sự sống, tôn trọng hòa bình, thương yêu loài vật, bảo vệ môi trường, ở cái môi trường không bị ô nhiễm trong sạch đất, nước, không khí, ngoài ra chúng ta còn phải làm chủ cảm xúc, làm việc thích hợp, chơi thể thao.
Phước tài sản, phải có kiến thức về kinh tế, khi khá giả thì phải biết bố thí cúng dường giúp đời, phải biết cách tiêu xài không hoang phí, không tiêu xài phi pháp, không hưởng thụ thái quá, biết tiết kiệm, biết tiếp tục tạo phước gieo phước thì phước mới thuận hòa. Phước thuận duyên, tăng cường sự tự hỷ, sự tán dương, tăng cường sự rộng lượng, quảng đại.
Phước trí tuệ, theo đức phật, trí tuệ là chìa khóa giải quyết các vấn đề khổ đau, các bế tắc và trở ngại, nơi nào có trí tuệ nơi đó có giải pháp, nơi đó khép lại các trở ngại. Đạo Phật cho rằng vong không thể quấy phá con người.
Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết, theo đức Phật, muốn có phúc nào phải gieo đúng nhân của phúc đó. Bỏ tiền ra cúng dường không thể có phước trí tuệ được. Phước sử dụng cũng sẽ hết vì vậy phải tiếp tục tu tập để phát triển phước.
Về vong, ma quỷ: Sau khi chết, con người sẽ tái sinh. Trong thời gian chờ tái sinh, dân gian thường hay gọi là ma, quỷ. Về bản chất, đạo Phật cho rằng họ không có khả năng quậy phá con người, đeo bám con người, hại con người. Họ cũng không có khả năng tác động vào phước báu của con người.
Hầu hết các tà đạo thường lợi dụng điều này để hù dọa con người nhằm trục lợi phi pháp. Người không có hiểu biết thường tin theo và trở thành nạn nhân. Vô tình biến chính kẻ lợi dụng mình thành người mình mang ơn, họ lừa đảo mình mà mình không biết.
Đạo Phật dạy con người ta muốn sống hạnh phúc phải phát triển trí tuệ. Để làm được điều này cần tránh xa các thầy pháp, thầy bùa, thầy bói…Vì phần lớn những người này thường gieo rắc cho mình nỗi sợ hãi, khi đã sợ hãi thì tiền mất tật mang. Tất cả các ước hẹn dựa vào việc cúng kiếng, dựa vào cúng ma, quỷ…đó là mê tín, cuồng tín không phù hợp với giáo lí đạo Phật.