Thượng tá Lê Đức Đoàn: "Xe biển xanh vi phạm phải xử nặng hơn"

(Kiến Thức) - Xe biển xanh vi phạm phải xử lý như những người khác thậm chí xử nặng hơn bởi đã là lái xe viên chức, công chức thì họ phải hiểu biết pháp luật.

Dư luận đang tỏ ra phẫn nộ với clip mà hệ thống camera của VOV Giao thông Quốc gia ghi lại được về vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 21h39 ngày 23/11, làm náo loạn cả điểm nút giao thông theo hướng Hà Nội về Long Biên, rất may không có thiệt hại về người liên quan đến chiếc xe biển xanh. Theo một số nhân chứng kể và nhật ký sổ nhật trình của cán bộ bảo vệ cầu Chương Dương (TP Hà Nội) ghi chép lại: Ô tô màu trắng mang biển kiểm soát 31B –2728, đi với tốc độ cao, không làm chủ tốc độ, dùng còi ủ, đèn quay không chỉ “vô tư” vượt trái quy định trên cầu Chương Dương mà còn lao đến như một “mãnh thú” với vận tốc kinh hoàng và đâm vào biển báo ngược chiều… "chồm" trên dải phân cách gây nổ lốp, làm hư hỏng phần đầu…và kịp dừng lại trước khi lao vào xe khác với vết phanh dài “cháy” đường.
Nhiều ý kiến cho rằng, xe biển xanh khi tham gia giao thông thì cần chấp hành nghiêm các quy định mà luật giao thông đường bộ. Bởi theo luật giao thông đường bộ: Hành vi dùng còi, đèn để vượt xe trên cầu là hành vi không được phép. Không phải cứ xe biển xanh là được ưu tiên bởi khi tham gia giao thông trừ các xe ưu tiên khi có CSGT dẫn đoàn, xe cứu thương…Những xe biển xanh phóng nhanh vượt ẩu cần phải bị xử lý nghiêm minh.
Thượng tá Lê Đức Đoàn, nguyên chiến sĩ CSGT đội 1, Phòng CSGT Hà Nội.
 Thượng tá Lê Đức Đoàn, nguyên chiến sĩ CSGT đội 1, Phòng CSGT Hà Nội.
Trao đổi về vấn đề này với PV Kiến Thức, Thượng tá Lê Đức Đoàn, người CSGT từng có hơn 40 năm trong ngành Cảnh sát giao thông, Công dân thủ đô ưu tú nhìn nhận thẳng thắn “Không có vùng cấm trong việc xử lý xe biển xanh vi phạm giao thông”.
“Khi đi qua cầu Chương Dương, các loại phương tiện đều phải tuân thủ quy định đi xe thành hàng nối nhau, không được vượt xe trên cầu. Nếu là xe ưu tiên thì phải có CSGT dẫn đoàn. Việc xe biển xanh trên dùng còi ủ, đoàn quay, vượt với vận tốc cao là trái quy định. Khi vi phạm giao thông thì xe biển xanh cũng phải bị xử lý. Không có vùng cấm cho xe biển xanh vi phạm. Bởi khi tham gia giao thông thì tất cả các phương tiện đều bình đẳng trước pháp luật, xe nào vi phạm cũng đều bị xử lý. Không thể chỉ xử lý xe biển trắng mà không xử lý xe biển xanh nếu các phương tiện này đều vi phạm”, Thượng tá Lê Đức Đoàn nhìn nhận.
“Những xe biển xanh vi phạm giao thông không nhiều, đa số những trường hợp vi phạm đều là cá biệt. Bởi lái xe biển xanh đã được đào tạo sát hạch công chức. Ăn theo bậc lương lái xe theo quy định của nhà nước nên họ phải chấp hành nghiêm các quy định về luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Nên họ vi phạm luật giao thông thì phải xử lý như những người khác thậm chí phải xử nặng hơn. Bởi đã là lái xe viên chức, công chức thì họ phải hiểu biết pháp luật. Đã hiểu biết mà còn vi phạm thì xử lý nghiêm để lần sau họ rút kinh nghiệm”,Thượng tá Lê Đức Đoàn thẳng thắn.

Lái xe biển xanh say rượu ngồi bệt xuống đường

(Kiến Thức) - Mặc dù trong người đã ngấm men rượu, lái xe biển xanh vẫn cố gắng leo lên xe máy... kết quả, người này phải ngồi bệt xuống đường ngay sau đó.

Trên diễn đàn Otofun đang chia sẻ đoạn clip dài hơn 20 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông trung tuổi đi xe máy biển xanh (80B...) đang trong tình trạng cho là say rượu nhưng vẫn cố gắng trèo lên xe máy để đi gây xôn xao.

Clip được một người chứng kiến ghi lại. Dù đã bị say rượu nhưng nhân vật chính vẫn cố gắng bằng mọi cách để trèo lên bằng được xe máy, tuy nhiên người đàn ông này không thể nổ máy đi được vì tay lái không còn vững và phải ngồi bệt xuống đường cho tỉnh rượu. Trong khi đó, nhiều người đứng xung quanh liên tục vào khuyên can nhân vật chính không nên đi xe trong tình trạng này.

Clip xuất hiện nhanh chóng nhận được hàng nghìn lời bình luận, hầu hết cư dân mạng tỏ ra phản cảm với người đàn ông đi xe máy biển xanh. Nếu lái xe vẫn một mực trèo lên xe máy để đi sẽ rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Vụ nhà đất ông Trần Văn Truyền: Lộ một sự thật nhức nhối khác

Miếng đất trị giá nhiều tỉ đồng của ông Truyền đang bị tỉnh Bến Tre thu hồi, nhiều năm nay, một người dân đã khiếu nại quyết liệt để đòi lại.

Theo hồ sơ, năm 1955, vợ chồng ông Nguyễn Văn Năm và bà Lạc Thị Xiếu mua 2,5ha đất ruộng ở thị xã Bến Tre và sử dụng một phần đất trong số này để chôn cất người thân. Năm 1966, chính quyền chế độ cũ lấy đất này làm căn cứ quân sự, làm hàng rào chừa 1.182m2 đất mồ mả cho gia đình ông Năm. Sau giải phóng, phần đất này được chính quyền tiếp quản, sau đó sử dụng làm Ban Quân y Tỉnh đội. Năm 1977, ông Nguyễn Văn Năm khiếu nại đòi lại miếng đất 1.182m2, nhưng không được giải quyết. Dù vậy, gia đình ông Năm vẫn chôn cất người thân và sử dụng phần đất 1.182m2 phía ngoài tường rào, vừa tiếp tục khiếu nại đòi đất.
Ông Nguyễn Văn Hùng bên phần đất được cấp cho ông Trần Văn Truyền.
Ông Nguyễn Văn Hùng bên phần đất được cấp cho ông Trần Văn Truyền. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới