Thương nhân người Việt bị bắt cóc, tống tiền 7 tỷ ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thương nhân T. A. sang Trung Quốc hợp tác làm ăn nhưng bị bắt cóc và đòi tiền chuộc gần 7 tỉ đồng, người thân báo công an, giải cứu kịp thời.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45- Bộ Công an) vừa cho biết, cơ quan này mới phối hợp với Công an Trung Quốc giải cứu thành công thương nhân người Việt Nam bị bắt cóc khi sang Nam Ninh (Trung Quốc) giao dịch làm ăn.
Trước đó, Cục C45 nhận được đơn trình báo của gia quyến một thương nhân Nguyễn T.A (39 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo người thân của vị thương nhân này thì vào ngày 17/2, ông T.A cùng với trợ lý của mình là Vũ D.C (27tuổi) cùng nhập cảnh vào Trung Quốc đến thành phố Nam Ninh để gặp gỡ một số người tự xưng là doanh nghiệp muốn làm đối tác. Tuy nhiên, sau đó, 2 người Việt Nam đã bị nhóm này bắt cóc.
Khi bắt cóc xong, đến khoảng 21h ngày 18/2, gia đình ông T.A ở Việt Nam nhận được điện thoại từ Trung Quốc. Lúc này, nhóm đối tượng đe dọa và yêu cầu gửi 150 vạn Nhân dân tệ để chuộc người. Nhưng không lâu sau, chúng tiếp tục tăng giá lên 200 vạn tệ (khoảng 7 tỷ đồng tiền Việt).
Đến ngày 27/2, theo yêu cầu, gia đình thương nhân T.A đã chuyển 60 vạn Nhân dân tệ (gần 2 tỷ đồng Việt Nam) vào tài khoản ngân hàng cho bọn bắt cóc. Toàn bộ số tiền này đã được nhập vào một tài khoản của một chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quảng Châu. Sau khi rút tiền xong, bọn bắt cóc cắt liên lạc.
Thấy có dấu hiệu bất bình thường, gia đình nạn nhân đã trình báo cơ quan công an. Ngay lập tức C45 liên hệ Vụ Hợp tác Quốc tế (V12 - Bộ Công an) đề nghị Cảnh sát quốc tế (Interpol) và Công an Trung Quốc phối hợp truy tìm nhóm bắt cóc.
Không lâu sau, cảnh sát Quảng Châu (Trung Quốc) đã huy động lực lượng hỗ trợ giải cứu thành công 2 nạn nhân người Việt. Cảnh sát địa phương cũng bắt giữ 15 đối tượng trong ổ nhóm bắt cóc.
Vụ việc đang được cơ quan công an 2 nước tiếp tục phối hợp mở rộng điều tra.

Những “tử địa” đối với phóng viên, nhà báo năm 2013

(Kiến Thức) - Năm thứ 2 liên tiếp, Syria trở thành đất nước nguy hiểm nhất đối với giới truyền thông với hàng chục phóng viên, nhà báo trên khắp thế giới thiệt mạng tại đây năm ngoái.

Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.

Thêm manh mối nghi vấn cơ trưởng bắt cóc máy bay MH370

(Kiến Thức) - Giả thuyết chính phi công chuyến bay MH370 bắt cóc máy bay được củng cố thêm từ nhiều video đáng ngờ, mà cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đăng lên mạng từ năm ngoái.

Truyền thông Malaysia đưa tin, các video chỉ ra cơ trưởng của chuyến bay MH370, Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi mất tích ngồi trước mô hình tập bay, giải thích cách cải thiện thiết bị điều hòa không khí cho máy bay dấy lên nhiều nghi vấn, củng cố thêm giả thuyết chính phi công là kẻ bắt cóc máy bay. Các video được chính cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đăng tải lên mạng từ tháng 1 năm ngoái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới