Thuốc trị COVID-19 Molnupiravir tạo đột phá nhưng không thể thay thế vaccine

Ngày 11/10, hãng dược phẩm Merck đã gửi đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 Molnupiravir tới Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).

Thuốc trị COVID-19 Molnupiravir tạo đột phá nhưng không thể thay thế vaccine
Thuoc tri COVID-19 Molnupiravir tao dot pha nhung khong the thay the vaccine

Ngày 11/10, hãng dược phẩm Merck đã gửi đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 Molnupiravir tới Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).

Thuốc điều trị Molnupiravir được Merck và Ridgeback Biotherapeutics phối hợp phát triển. Nếu được nhà chức trách Mỹ chấp thuận, đây sẽ là loại thuốc uống chữa COVID-19 đầu tiên được cấp phép, hứa hẹn sẽ là công cụ tạo ra thay đổi bước ngoặt trong cuộc chiến chống COVID-19.

Molnupiravir là thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng uống đang thử nghiệm của hãng Merck. Thuốc được cho là có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao. Thuốc giúp giảm 50% tỉ lệ số ca bệnh nặng phải nhập viện, hoặc số ca tử vong. Dữ liệu do Merck công bố hồi đầu tháng cho thấy thuốc mang lại hiệu quả ngăn chặn 50% nguy cơ tử vong hoặc nhập viện ở nhóm có nguy cơ bệnh nặng cao nhất mắc COVID-19.

Được nhiều chuyên gia đánh giá là “nhân tố làm thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống COVID-19, nhưng theo giới chức quản lý Australia, Molnupiravir không thể thay thế thế vaccine. Chính phủ Australia đặc biệt quan tâm đến đến thuốc điều trị dạng viên này và mới đây đã ký kết thỏa thuận đặt mua 300.000 liều từ Merck.

Giới chức Australia nhìn nhận tiềm năng của Molnupiravir với thái độ lạc quan thận trọng. Theo họ, Molnupiravir có thể đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chống dịch, nhưng vaccine vẫn là “hòn đá tảng” trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, xã hội.

Theo đại diện Bộ Y tế Australia, cần phải hiểu rằng Molnupiravir không phải là vaccine và công dụng chính của thuốc là điều trị người mắc bệnh ở thể  nhẹ và trung bình. “Tiêm vaccine vẫn là cách thức an toàn nhất, quan trọng nhất đối với người dân Australia để tự bảo vệ bản thân và những người thân yêu trước nguy cơ COVID-19. Các biện pháp điều trị COVID-19 như sử dụng thuốc Molnupiravir, Remdesivir hay Sotrovimab chỉ là công cụ bổ sung giúp xử lý thách thức mà đại dịch đang đặt ra”, Bộ Y tế Australia nêu quan điểm.

Đại diện Hiệp hội Y khoa Australia (AMA) nhìn nhận tin tức về các liệu pháp điều trị mới luôn được chào đón nhiệt thành, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ không có phương pháp nào hiệu quả bằng vaccine. Vaccine là liệu pháp tốt nhất chống lại tình trạng bệnh nặng cũng như việc phải nhập viện, chăm sóc liên tục dù người bệnh có được điều trị bằng thuốc, sinh phẩm mới nhất.

FDA đang tiến hành rà soát dữ liệu do Merck cung cấp để có thể đưa ra quyết định cấp phép với Molnupiravir, sớm nhất có thể là vào tháng 11 tới. Tại Australia, Cơ quan quản lý dược phẩm trị liệu Australia (TGA) sẽ là đầu mối thẩm định cấp phép. Sau khi TGA ra quyết định, thuốc mới có thể được cung cấp, lưu thông ở Australia. Chính phủ Australia hy vọng Merck sẽ sớm nộp đơn xin cấp phép sử dụng tạm thời thuốc molnupiravir để TGA có thể đánh giá vào cuối năm 2021 và phê duyệt sử dụng vào đầu năm 2022.

Australia đang sử dụng hai loại thuốc Remdesivir và Sotrovimab để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong nước. Tuy nhiên, thuốc Molnupiravir có ưu điểm là dễ sử dụng vì bệnh nhân có thể tự uống thuốc theo đơn, qua đó giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế. Liều uống đối với những bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 từ nhẹ đến trung bình là 2 lần/ngày và sử dụng liên tiếp trong 5 ngày.

Australia đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm sớm mở cửa trở lại dựa trên tỷ lệ tiêm chủng cao, sau khi chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison quyết định thay đổi chiến lược, chuyển từ “không COVID-19” sang sống chung với COVID-19. Hiện tại, có khoảng 62% người dân Australia từ 16 tuổi trở lên  - tương đương 50% dân số, đã được tiêm đủ hai liều vaccine. Tỉ lệ người tiêm ít nhất một mũi vaccine là trên 80%.

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Bạn đọc Võ Tuấn Hải (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Người già thường mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe tốt trong dịch Covid-19 thì cần làm những gì? Có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?"

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) trả lời:
Người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đều theo toa của bác sĩ, ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe tốt và nhất là tranh thủ đăng ký, tiêm vắc xin Covid-19 khi được địa phương yêu cầu.

Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19?

Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin COVID-19.

Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19?
Bạn đọc Trần Thành Đạt (25 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Ngày 22-6-2021, tôi và em gái có đến trường THCS Đống Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM để tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 nhưng chưa có giấy xác nhận tiêm. Vậy xin hỏi bác sĩ, cần đến đâu để xin giấy xác nhận tiêm mũi 1?
- Đại diện Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, TP HCM trả lời: Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin. Vì quy trình là khi vào tiêm vắc xin, người tiêm sẽ được nhân viên y tế phát phiếu để họ điền thông tin gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Một số người đang có dự định sinh con lo lắng về việc tiêm vắc xin Covid-19 có làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Bác sĩ Calvin Q Trinh sẽ giải đáp vấn đề này.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q Trinh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP. HCM chia sẻ về vấn đề này trên VnExpress như sau: Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), những cặp vợ chồng có dự định có em bé trong thời điểm hiện tay hoặc sắp tới vẫn có thể viêm vắc xin Covid-19. Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin Covid-19 gây ra các vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ giới.

CDC không khuyến nghị xét nghiệm mang thai định kỳ trước khi trước khi tiêm chủng Covid-19.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.