Thuốc kháng sinh Tetracyclin 250mg bị làm giả: Làm thế nào để phân biệt?

Mới đây, Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế các địa phương liên quan mẫu thuốc viên nén Tetracyclin 250mg, do Công ty TNHH MTV 120 Armepharco sản xuất và phân phối bị làm giả.

Tetracyclin là một loại kháng sinh phổ rộng, hoạt động chống lại một loạt các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Tetracyclin được sử dụng trong điều trị bệnh lậu và giang mai kháng penicilin và một số bệnh nhiễm khuẩn như: Bệnh mắt hột, nhiễm khuẩn do Rickettsia, hội chứng ứ quai, bệnh virus vẹt, bệnh brucella (kết hợp với streptomycin), dịch tả, dịch hạch, bệnh ruột cấp tính do amip (như là một thuốc hỗ trợ điều trị amip), nhiễm khuẩn da cá trứng bọc, trứng cá đỏ…

Theo đó, căn cứ Công văn số 85/TTKN-KH ngày 10/06/2022 đính kèm Phiếu kiểm nghiệm số 440/2022 ngày 10/6/2022 và Biên bản lấy mẫu xác định chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa về sản phẩm trên nhãn ghi: Viên nén Tetracyclin 250mg, SĐK: VD-30127-18, lô SX: 092019, NSX: 180919, HD: 180923; Công ty TNHH MTV 120 Armepharco. Mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (không có hoạt chất).

Thuoc khang sinh Tetracyclin 250mg bi lam gia: Lam the nao de phan biet?
Mẫu thuốc Tetracyclin 250mg thật và giả

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi: Viên nén Tetracyclin 250mg, SĐK: VD-30127-18, lô SX: 092019, NSX: 180919, HD: 180923; Công ty TNHH MTV 120 Armepharco có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật như sau:

Thuoc khang sinh Tetracyclin 250mg bi lam gia: Lam the nao de phan biet?-Hinh-2
Các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật thuốc giả

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các đơn vị phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Viên nén Tetracyclin 250mg giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên.

Liên quan đến thuốc kháng sinh bị làm giả, trước đây, thuốc kháng sinh Zinnat 500mg film tablet cũng bị làm giả. Khi kiểm nghiệm mẫu thuốc không có phản ứng định tính của cefuroxim axetil (hoạt chất của thuốc). Đây là dòng thuốc kháng sinh mạnh, đắt tiền được sử dụng khá phổ biến cho cả người lớn và trẻ em ở nước ta trị các bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da, mô mềm, tiết niệu và dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật…

Không chỉ có Tetracyclin 250mg, Zinnat, một số kháng sinh thông thường khác cũng đã từng được các cơ quan chức năng phát hiện làm giả. Các thuốc giả thường không có hoạt chất, nhái mẫu mã, bao bì của các nhãn hàng có thương hiệu, không đủ nồng độ, hàm lượng…

>>> Mời độc giả xem thêm video Bê bối thuốc giảm cân tại Pháp:

(Nguồn: THĐT)

Dùng thuốc kháng sinh Zinnat giả, hệ lụy gì cho sức khỏe?

Việc sử dụng thuốc Zinnat không có cefuroxime acetyl sẽ dẫn đến kết quả là thuốc không có tác dụng điều trị các bệnh như chỉ định của thuốc...

Liên quan đến thông tin Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở y tế các địa phương đề nghị nghiêm cấm sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat giả 500mg Film Tablet trên thị trường, ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết thuốc giả mang tên Zinnat 500 mg Film Tablet, trên nhãn in “Sefuroksim aksetil 20 film tablet”, số GP: 14209/QLD-KD ngày 30/8/2013, Parti no: C763039, Son kul. Ta: 01-2019 không có phản ứng định tính của Cefuroxime acetyl.

4 loại thuốc kháng sinh giả Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng tiêu thụ, kiếm 50 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm nhập 4 loại thuốc kháng sinh giả, nhãn mác Health 2000, tiêu thụ hết ra thị trường thu về khoảng 50 tỷ đồng.

Ở giai đoạn hai của vụ án từng gây chấn động dư luận, hành vi của Cựu chủ tịch VN Pharma và đồng phạm được cơ quan điều ra đánh giá là gây hậu quả nghiêm trọng hơn, bởi 4 loại thuốc kháng sinh giả không rõ nguồn gốc, xuất xứ VN Pharma nhập lậu về đã tiêu thụ hết ra thị trường.
4 loai thuoc khang sinh gia Chu tich VN Pharma Nguyen Minh Hung tieu thu, kiem 50 ty dong
Bị cáo Hùng (giữa) trong lần ra toà hồi tháng 10. Ảnh: VTC. 

Cơ quan điều tra cáo buộc, năm 2012, Hùng chỉ đạo cấp dưới sử dụng giấy phép đăng ký lưu hành (Visa) có sẵn của 4 loại thuốc do Công ty Health 2000 Canada sản xuất, được Cục Quản lý Dược cấp cho Công ty Coduphar và Công ty Vimedimex, móc nối với Võ Mạnh Cường (41 tuổi, cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải Quốc tế H&C) để mua 4 loại thuốc kháng sinh là: Kafotax - 1000, Kaderox – 250, H2K Levfloxacin và H2K Coprofloxacin.

Tổng chi phí cho 4 loại thuốc kháng sinh giả do VN Pharma nhập về đã được sử dụng ở các BV từ 2011 đến 2014 như sau:

Thuốc H2K Levofloxacin Infusion 200mg/100mg là 25,277 tỷ đồng.

Thuốc H2K Levofloxacin Infusion 500mg/100mg là 28,967 tỷ.

Thuốc Kaderox 250 là 53,585 triệu.

Thuốc Kafotax 1000 là 1,080 tỷ.

Số tiền BHYT trên cả nước đã thanh toán cho 4 loại thuốc kháng sinh giả trên giai đoạn 2011-2014 là 52,271 tỷ đồng và gần 4 tỷ do người bệnh phải rút tiền túi để chi trả.

Khác với thuốc trị ung thư H-Capita chưa kịp sử dụng vì phát hiện sớm, nên chưa gây hậu quả, 4 kháng sinh “rởm” này của VN Pharma đã được các BV sử dụng hết cho bệnh nhân.

4 loai thuoc khang sinh gia Chu tich VN Pharma Nguyen Minh Hung tieu thu, kiem 50 ty dong-Hinh-2
Số tiền BHYT trên cả nước đã thanh toán cho 4 loại thuốc kháng sinh giả giai đoạn 2011-2014 là 52,271 tỷ đồng. Ảnh: Internet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.