Thuduc House cam kết nộp đủ 80 tỷ đồng tiền cưỡng chế thuế trong quý 3

(Vietnamdaily) - CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, TDH) vừa có thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình về biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, hạn chế giao dịch.
 

Giải trình về các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng (VAT) của hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử những năm trước, Thuduc House cho biết cuối năm 2020, đầu năm 2021, công ty nhận được 3 quyết định của Cục Thuế TP.HCM về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trong đó cơ quan thuế yêu cầu công ty nộp lại toàn bộ số tiền đã hoàn thuế VAT hơn 365,5 tỷ đồng và các khoản tiền chậm nộp liên quan.

Đến ngày 5/3/2021, công ty nhận được công văn từ Bộ Công an - Cơ quan Cảnh sát điều tra yêu cầu nộp lại hơn 365,5 tỷ đồng tiền hoàn thuế VAT này để phục vụ việc thu thập và xác minh các hồ sơ, tài liệu liên quan đến số thuế được hoàn.

Cuối tháng 12, TDH thêm 1 quyết định của Cục Thuế TP.HCM, yêu cầu nộp lại số tiền đã thực hiện khấu trừ gần 21 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế. Đồng thời, cơ quan thuế thành phố yêu cầu Thuduc House điều chỉnh giảm khấu trừ đối với thuế VAT đầu vào hơn 67,5 tỷ đồng.

Thuduc House cam ket nop du 80 ty dong tien cuong che thue trong quy 3
 

Thuduc House cho biết thực hiện yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục Thuế TP.HCM, công ty đã tập trung mọi nguồn lực, thu xếp tài chính và hoàn tất việc nộp lại toàn bộ số tiền đã hoàn thuế VAT là 365,5 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra vào cuối tháng 6/2021.

Công ty cũng đã nộp gần 21 tỷ đồng tiền thuế VAT thực hiện khấu trừ vào tài khoản của Cục Thuế TP.HCM như yêu cầu của cơ quan này.

Đồng thời, Thucduc House đã kê khai giảm số thuế VAT đầu vào được khấu trừ số tiền hơn 67,5 tỷ đồng vào hồ sơ khai thuế kỳ tháng 12/2021 theo quy định.

Đối với số tiền thuế VAT phát sinh gần 17 tỷ đồng do việc kê khai điều chỉnh giảm thuế trong kỳ, công ty cũng đã hoàn tất nộp vào tài khoản của Cục Thuế TP.HCM trong tháng 4 năm nay.

Như vậy, tính đến cuối tháng 4, Thuduc House cho biết đã hoàn tất các nghĩa vụ với ngân sách, nộp đầy đủ cho cơ quan Nhà nước có liên quan, kê khai điều chỉnh giảm số thuế VAT đầu vào liên quan đến hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử.

Về các khoản phạt chậm nộp, công ty cho biết ban đầu số tiền chậm nộp thuế theo các quyết định của Cục Thuế TP.HCM là gần 125 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau thời gian làm việc, công ty đã thống nhất với Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an và Cục Thuế TP.HCM về việc giảm số tiền này xuống còn gần 80 tỷ đồng. Đồng thời, công ty sẽ không bị cưỡng chế và chờ kết luận cuối cùng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hiện Thuduc House cho biết đang tập trung toàn bộ nguồn lực tài chính và cam kết nộp đủ số tiền bị cưỡng chế gần 80 tỷ đồng này vào ngân sách trong quý 3. Qua đó, Cục Thuế TP.HCM có thể tháo gỡ các biện pháp cưỡng chế hóa đơn và tài khoản để công ty khôi phục lại hoạt động kinh doanh.

Về tình hình kinh doanh, Thuduc House công bố BCTC quý 2 với doanh thu thuần 10 tỷ đồng, giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp chỉ còn hơn 3 tỷ.

Doanh thu sụt giảm mạnh do doanh thu bán bất động sản của Thuduc House giảm từ 305 tỷ đồng quý 2/2021 xuống còn 6,5 tỷ đồng quý 2 năm nay.

Doanh thu tài chính cũng giảm mạnh chỉ còn 4 tỷ đồng từ mức 216 tỷ đồng, trong khi các chi phí giảm không đáng kể.

Kết quả, Thuduc House lỗ sau thuế 17 tỷ đồng quý 2 trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 155 tỷ đồng, trong đó lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ chiếm 16 tỷ đồng.

Viettel Global tăng trích lập dự phòng phải thu khó đòi gấp 9 lần lên 688 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - VGI cũng ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 3,2 lần do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi đến 688 tỷ, con số trích lập này gấp 9 lần của cùng kỳ. 

Viettel Global (VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng 39%, từ 1.928 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng.

ACV gánh khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ đồng từ 4 hãng hàng không lớn

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang phải trích lập 576 tỷ đồng do khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ từ 4 hãng hàng không lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu 3.429 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, doanh thu tài chính của ACV tăng mạnh lên 1.906 tỷ đồng, chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn lãi 76 tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết, tăng 445% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả ACV lãi trong quý 2/2022 hơn 2.598 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ trở thành quý lãi kỷ lục kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tổng cộng 6 tháng đầu năm nay, ACV ghi nhận doanh thu hơn 5.538 tỷ đồng, tăng 61,5% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế là 3.473,3 tỷ đồng, gấp 3 lần so với 6 tháng đầu năm 2021.

Như vậy, sau 6 tháng, ACV đã hoàn thành 44% kế hoạch doanh thu và 86,7% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Công ty giải thích kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt do thị trường hàng không, đặc biệt trong nước được khôi phục như trước, các chuyến bay quốc tế cũng dần được kết nối trở lại.

Đồng thời ghi nhận doanh thu tài chính tăng mạnh do lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm...

ACV ganh khoan no xau hon 2.000 ty dong tu 4 hang hang khong lon
 ACV có khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ.

Tại thời điểm cuối quý 2/2022, khối tài sản của ACV xấp xỉ 55.900 tỷ đồng, tăng gần 2% so với hồi đầu năm. Khoản nợ phải trả của doanh nghiệp này đã được giảm hơn 12% xuống còn khoảng 15.200 tỷ đồng.

Dù vậy áp lực vẫn đè lên ACV khi bị gánh khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 25% so với hồi đầu năm, chủ yếu từ các hãng hàng không lớn. Điều này khiến ACV phải trích lập dự phòng 576 tỷ đồng cho số nợ xấu trên, tăng 16% so đầu năm.

Cụ thể, ACV đang phải chịu khoản nợ xấu lớn nhất từ CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) với giá trị hơn 653 tỷ đồng, tiếp đến là khoản nợ xấu từ CTCP Hàng không Vietjet (hơn 635 tỷ đồng), CTCP Hàng không Pacific Airlines (hơn 379 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (hơn 300 tỷ đồng), CTCP Hàng không Mê Kông - Air Mekong (xấp xỉ 26 tỷ đồng) và các khách hàng khác.

Doanh nghiệp cũng giải thích, 2.000 tỷ đồng nợ xấu là "các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi".

Tin mới