Thực hư đề văn tả “đối tượng không có trong đời em“?

Trong khâu biên soạn sách Chương trình 2000, các tác giả sách giáo khoa đã đề cao quan điểm thực tế của bài học. Môn Tiếng Việt không là ngoại lệ.

Thực hư đề văn tả “đối tượng không có trong đời em“?
Chương trình và đề làm văn trong sách giáo khoa luôn “mở”
Trong khâu biên soạn sách Chương trình 2000, các tác giả sách giáo khoa đã đề cao quan điểm thực tế của bài học. Môn Tiếng Việt không là ngoại lệ. Vì thế, các bài học Tiếng Việt từ phân môn Tập đọc cho đến Luyện từ và câu, Tập làm văn…, bao giờ cũng có câu hỏi liên hệ. Dù câu hỏi ứng dụng có in vào sách hay không thì giáo viên vẫn phải hỏi.
Thuc hu de van ta “doi tuong khong co trong doi em“?
Chương trình Tiếng Việt 2000, các đề văn rất “mở”. 
Chẳng hạn, khi học tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”, học sinh bao giờ cũng phải liên hệ mình cần học tập đức tính gì của Dế mèn. Học về câu khiến, học sinh được học “Cách đặt câu khiến”, “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị”… Rồi các bài làm văn trao đổi ý kiến với người thân, tóm tắt tin tức, tập ghi chép sổ tay… là những minh chứng cho tính thực tế của nội dung chương trình.
Có lẽ rút kinh nghiệm nhiều bài tập làm văn trong sách chương trình cải cách giáo dục yêu cầu học sinh tả một sự vật cụ thể khiến nhiều em “khóc lóc”. nên đến chương trình Tiếng Việt 2000, các đề văn rất “mở”. Ví dụ, lớp 2 có những đề kiểu như “Kể về người hang xóm”, lớp 3 có đề “Viết một đoạn văn nói về một người thân của em”, riêng bài luyện tập tả con vật lớp 4 thì có những 4 đề bài để học sinh lựa chọn…
Sách giáo khoa đã thực tế hóa nhưng vẫn gò bó
Đáng lẽ ra, để phát huy sự tính tích cực của học sinh, sách giáo khoa chỉ cần ra đề, còn làm văn và viết văn thế nào là tùy cảm xúc của mỗi em.
Nhưng ngay từ lớp 2, lớp 3, sách giáo khoa lại đưa câu hỏi gợi ý vào bài học. Chẳng hạn như với đề bài viết về người thân thì sách lại in một loạt câu hỏi gợi ý: Người đó là ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Người đó đối với em thế nào? Em đối với người đó thế nào?… Thế là học sinh cứ trả lời các câu hỏi đó rồi ghép lại thành văn.
Sự gò bó trong dạy làm văn cho học sinh xuyên suốt chương trình Tập làm văn từ lớp 2 đến lớp 5. Hạn chế đó thể hiện rõ nhất ở câu kết bài. Vì lớp 2, lớp 3 sách gợi ý “Em đối với người đó như thế nào?” và lớp 4, lớp 5 sách lại gợi ý kết bài kiểu yêu quý đối tượng miêu tả, nên thường học sinh kết bài rất giống nhau theo cách “Em rất thích cây phượng vĩ này”.
Tôi đã từng chứng kiến, một học sinh lớp 3 viết bài văn kể về trận thi đấu thể thao và kết thúc bằng câu “Ra về, cầu thủ cả hai đội đều vui vẻ vì đã chơi một trận bóng hay”. Thấy em xong bài trước rồi ngồi chơi, cô giáo đến gần nhắc “Em rất thích trận đá bóng này”. Cậu học trò ngơ ngác một chút rồi vẫn cúi đầu viết thêm câu văn kết bài theo “truyền thống”.
Giáo viên dạy theo khuôn mẫu, đề bài nào học sinh cũng tả được
Học sinh tiểu học bây giờ không biết giỏi đến đâu nhưng được cái gần như cây gì cũng tả được và… con gì cũng tả được.
Chẳng hạn, gặp đề bài yêu cầu tả một cây hoa thì học sinh nào cũng biết viết “Trước cửa nhà em có một cây hoa hồng. Cây hồng này do bố em trồng từ lâu rồi… Nhìn từ xa cây hoa như một ngọn lửa khổng lồ. Mỗi bông hoa là một ngọn lửa hồng tươi…”.
Nếu gặp đề văn tả người thì còn dễ nữa. Các em tả trăm người như một. Bà thì cứ tóc bạc, da nhăn, nhai trầu… Cô giáo hoặc mẹ thì cứ da trắng, tóc đen, mắt sáng, răng đều.
Sở dĩ học sinh tả mẹ nào cũng giống mẹ nào, bà nào cũng giống bà nào là do cách hướng dẫn của giáo viên. Trong một tiết học 40 phút, sĩ số mỗi lớp trên dưới 40 học sinh, lại chỉ ngồi trong lớp tưởng tượng ra mà tả (thiếu trải nghiệm thực tế) cho nên giáo viên khó lòng tạo điều kiện cho cách nhìn và sáng tạo của từng học sinh để tả nét riêng biệt của mỗi con vật cùng loài. “Biết vậy mà đành chấp nhận” - các cô thường tặc lưỡi.
Từ tư duy tả mọi con vật cùng loài giống nhau đó nên giáo viên ra đề bài không giống hoàn cảnh sống của học sinh là điều dễ xảy ra. Và thực tế, hiếm khi có học sinh ương bướng trả lời “Nhà em không nuôi chó!”.
Điều đáng nói là bài văn thiếu tính thật thà
Không riêng gì thành phố, nông thôn ngày nay cũng dần dần xa lạ với những vật nuôi mà trước đây nhà ai cũng có. Một lúc nào đó, dừng lại để quan sát nhà quê, chúng ta sẽ thấy đúng là học sinh khó có thực tế mà miêu tả, nhất là tả loài vật.
Người dân thôn quê đang chuyển sang đi làm công nghiệp nên gà ít nuôi, và những chú gà trống oai phong đuôi cong như dấu hỏi là khó gặp. Chó thì nhốt cũi vì thả ra dễ mất nên nó không gần gũi với người. Mèo thì có thời gần như tuyệt chủng, nay hồi phục được số lượng đếm trên đầu ngón tay mỗi làng, mỗi xóm…
Thực tế là vậy nhưng trong bài văn của các em, mỗi khi đi học về chó phải chạy ra cổng đón, mừng tíu tít… Mèo thì đêm đêm chui vào chăn ngủ cùng với em… Rồi mèo lại còn rình chuột bên bồ thóc, “chít” một cái đã bắt sống tên chuột…
Phải viết vậy mới thành bài văn và bài văn mới sinh động. Càng học sinh giỏi càng phải tưởng tượng nhiều mà tả những cái… chẳng thấy bao giờ.
Quả đúng là, văn học thì có chân thực và luôn có hư cấu. Vấn đề tính thật thà trong bài văn của trẻ xin dành cho bạn đọc luận bàn.
Còn tôi, tôi chỉ xin được lí giải đôi chút về những đề văn yêu cầu tả đối tượng mà có học sinh chẳng thấy bao giờ (hay nói cho văn hoa là “Đối tượng tả không có trong đời em”). Qua phân tích trên, có thể kết luận nguyên nhân vấn đề này mang tính hệ thống: Từ nội dung chương trình tuy đã thực tế nhưng vẫn gò bó, thiếu sáng tạo, đến tư duy dạy văn khuôn mẫu những người thầy, không tạo được điều kiện cho học sinh có những chấm phá riêng.

Phụ huynh sửng sốt với món ’canh gà Thọ Xương’

Phụ huynh sửng sốt với món ’canh gà Thọ Xương’

Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8.

Một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn".

Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm.

"Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ "tiếng chuông Trấn Vũ" không nghiêng hẳn về nét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con "nếu đây là đền Hùng" thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn "món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa", vị phụ huynh bức xúc.

Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời "cô dạy thế". Cháu nói "nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?". Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như "4" thành "bốn", "dc" thành "được" và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +.

Sáng lớp 5, chiều phải phụ đạo lớp 1 vẫn đạt... học sinh giỏi

Nhiều phụ huynh có con đang học lớp 5 tại trường tiểu học L.M.C.N (Củ Chi) sốc khi được thông báo cho con học phụ đạo chương trình lớp 2, 3.

Sáng lớp 5, chiều phải phụ đạo lớp 1 vẫn đạt... học sinh giỏi
Theo đó, nhiều phụ huynh có con đang học tại trường tiểu học L.M.C.N (huyện Củ Chi, TP.HCM) ngỡ ngàng khi nhận được thông báo cho con mình học phụ đạo riêng chương trình lớp 2, lớp 3 vào buổi chiều. Theo tìm hiểu của PV, có 21 học sinh học khối lớp 5 nhưng không theo kịp kiến thức và phải học thêm buổi chiều kiến thức các lớp 1,2,3,4.

Kinh hãi cảnh ô nhiễm hồ nước ở công viên Yên Sở lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Xung quanh một trong các hồ nước ở công viên Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) xuất hiện nhiều rác thải bốc mùi hôi thối nồng nặc, cá chết khô...

Kinh hãi cảnh ô nhiễm hồ nước ở công viên Yên Sở lớn nhất Việt Nam
Kinh hai canh o nhiem ho nuoc o cong vien do thi lon nhat Viet Nam
 Công viên Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) nằm ở cửa ngõ phía nam Thủ đô Hà Nội, hai mặt giáp đoạn đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường trên cao vành đai 3. Là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam, công viên xanh nhất Hà Nội, với tổng diện tích 323 ha, trong đó có tới 280ha là hồ nước và cây xanh, công viên được mở cửa miễn phí cho du khách đến vui chơi tham quan.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.