Thực hư ATACMS biến S-400 thành con mồi

Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS tấn công và phá hủy thành công hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 của Nga?

Thuc hu ATACMS bien S-400 thanh con moi
Lực lượng Ukraine phóng tên lửa.
Kẻ đi săn thành con mồi?
Tờ Forbes dẫn nguồn tin từ VchK-OGPU, kênh Telegram chuyên dẫn thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cho biết, tên lửa ATACMS Mỹ cung cấp cho Ukraine đã được Kiev sử dụng tấn công và phá hủy 3 khẩu đội S-400 của Nga.
"Lực lượng Nga nói rằng họ đã bắn hạ hai quả ATACMS, nhưng các nguồn tin của chúng tôi cho biết thực tế trớ trêu hơn. Hai tên lửa ATACMS đúng là đã bị phá hủy, nhưng là sau khi chúng lao vào trận địa phòng không của Nga ở tỉnh Lugansk, phá hủy ba khẩu đội S-400", VchK-OGPU cho biết.
Thông tin được VchK-OGPU đưa ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo đánh chặn thành công hai tên lửa Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) mà Mỹ vừa chuyển giao cho quân đội Ukraine.
Đây là lần đầu Nga thông báo đánh chặn được ATACMS kể từ khi Ukraine triển khai loại vũ khí này hồi tuần trước. Tuy nhiên, VchK-OGPU cho hay phòng không Nga trên thực tế không chặn được hết tên lửa do Ukraine phóng, gây thiệt hại cho tổ hợp phòng thủ S-400.
Tuy nhiên ngược lại, đánh giá về việc ATACMS tham chiến tại Ukraine, cựu chuyên gia phân tích của CIA Larry Johnson cho biết, việc ATACMS phá hủy S-400 đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực khi được triển khai ra tiền tuyến, các tổ hợp tên lửa chiến thuật ATACMS sẽ lập tức bị máy bay không người lái của Nga phá hủy.
Vị chuyên gia Mỹ lưu ý rằng phạm vi hoạt động của tổ hợp tên lửa Mỹ là khoảng 160 km. Tên lửa ATACMS chỉ có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nếu bố trí ở sát gần mặt trận, cũng chính là điểm yếu khiến chúng trở nên dễ bị tổn thương.
"Càng ở gần tiền tuyến, các tổ hợp này càng bộc lộ yếu điểm dễ bị tổn thương và khi đó sẽ bị máy bay không người lái của Nga tiêu diệt", chuyên gia Johnson nói.
Johnson cho biết thêm, phương Tây thật sự trông đợi Ukraine giáng đòn khiến năng lực chiến đấu của lực lượng Nga bị suy yếu trong khoảng thời gian ngắn nhất.
"Tuy nhiên, hiện cuộc phản công gần như đã thất bại, Mỹ cố gắng đưa lực lượng vũ trang Ukraine trở lại vị thế vượt trội trên chiến trường và đây là một trong những nguyên nhân chính Mỹ chuyển giao ATACMS cho Kiev", Johnson kết luận.
Mục đích thực sự
Theo giới quân sự Nga, dù được Mỹ ca ngợi và Kiev đánh giá rất cao nhưng ATACMS sẽ vô dụng trong cuộc phản công, vậy động thái đằng sau động thái này là gì?
Hệ thống tên lửa chiến thuật (ATACMS) là tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất, dẫn đường quán tính do công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất.
Những tên lửa này có tầm tấn công tối đa đạt 300 km. ATACMS được sử dụng rộng rãi trong cả Chiến dịch Bão táp sa mạc (1991) và trong cuộc xâm lược Iraq của Mỹ.
Các mục tiêu tiềm năng của những loại vũ khí này có thể bao gồm trụ sở chỉ huy, kho vũ khí và mạng lưới hậu cần cũng như đường sắt. Nhưng theo truyền thông Mỹ, Washington đã cung cấp cho Kiev một phiên bản ATACMS được trang bị đạn con chùm thay vì một đầu đạn đơn lẻ.
Theo các nhà quan sát Mỹ, quyết định của Nhà Trắng làm dấy lên lo ngại.
Đầu tiên, việc Mỹ chuyển giao vũ khí chùm cho Ukraine đã gây ra sự chỉ trích từ những người cấp tiến ở Mỹ và các nhà hoạt động nhân quyền ở châu Âu.
Các tên lửa với đạn chùm tầm xa do quân đội Ukraine bắn chắc chắn sẽ đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều thương vong dân sự hơn ở các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát.
Tương tự như vậy, Kiev đã nhiều lần sử dụng tên lửa Storm Shadow tầm xa của Anh và Pháp để tấn công cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm đường sá, cầu cống và các tòa nhà.
Thứ hai, một số nhà quan sát quân sự Mỹ cho rằng vấn đề lớn nhất của Ukraine "không phải ở cách xa một trăm km, mà là ở phía trước họ một km với những bãi mìn" do người Nga rải.
Vì vậy, ngay cả khi ATACMS được Ukraine sử dụng, nó cũng không giúp Kiev chọc thủng được tuyến phòng thủ nhiều tầng của Nga. Họ nói rằng trên thực tế, nó sẽ không thay đổi hiện trạng trên chiến trường chút nào.
Thứ ba, truyền thông Mỹ cho rằng rõ ràng Kiev muốn ATACMS được trang bị các đầu đạn đơn lẻ để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự lớn của Nga nhằm gây ra một số thiệt hại vật chất đáng kể.
Nhưng các nhà phân tích tình báo Mỹ nhấn mạnh người ta không thể tiêu diệt các mục tiêu lớn, kiên cố có giá trị cao bằng đầu đạn chùm. Với tất cả những điều trên, việc chuyển giao ATACMS của Washington cho Ukraine dường như không có giá trị chiến lược đối với quân đội Ukraine.
Mặt khác, chúng phù hợp với logic của Washington và NATO, như cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Scott Ritter đã giải thích hồi đầu tháng này.
Ông Ritter chỉ ra rằng các mục tiêu của NATO trong cuộc chiến ủy nhiệm đang diễn ra không thực sự trùng khớp với mục tiêu của quân đội Ukraine đang tìm cách tái kiểm soát các vùng đất Nga tuyên bố sáp nhập.
Mục tiêu của NATO không phải là đạt được chiến thắng quân sự quyết định trên chiến trường mà là gây ra càng nhiều thiệt hại cho đối phương càng tốt.
"NATO, và chúng tôi nghe đi nghe lại điều này trong lời hùng biện của các chính trị gia Mỹ, rằng việc chi tiêu tiền của người dân Mỹ hỗ trợ Ukraine là tiền được chi tiêu hợp lý nhằm giảm số người Ukraine thiệt mạng và tăng thiệt hại đối với lực lượng Nga.
Nhưng bây giờ, điều còn lại trong phương trình nghịch đảo này là những người Ukraine thương vong ngày càng nhiều. Nhưng đối với Mỹ và NATO, điều đó đơn giản là không, không vấn đề gì", ông Ritter nói.
Ông Ritter nhấn mạnh thêm rằng, có nhiều bằng chứng cho thấy, Mỹ và NATO đứng sau các cuộc tấn công của Kiev nhằm vào các cơ sở hạt nhân, cơ sở dân sự và khu dân cư của Nga.
Cựu sĩ quan tình báo quân sự Mỹ cho biết, đây có thể là lý do khiến Washington đưa thêm tên lửa chùm tầm xa ATACMS tới Kiev trong thời gian sắp tới.

HIMARS – 'Viên đạn bạc' của Ukraine hay chỉ là phương tiện cầm chân Nga?

Ukraine có thể làm chững lại các cuộc tiến công của Nga nhờ hệ thống pháo phản lực HIMARS được Mỹ hỗ trợ, nhưng điều đó không có nghĩa là hệ thống này sẽ trao cho Ukraine khả năng giành lại lãnh thổ, một nhà phân tích nhận định.

HIMARS đang thay đổi cuộc chiến ở Ukraine?

Đã rõ cách tên lửa phương Tây tích hợp lên máy bay Ukraine

Ukraine đã tích hợp thành công tên lửa chống bức xạ “không tương thích” hoàn toàn có nguồn gốc từ phương Tây AGM-88 với máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô chế tạo như thế nào?

Da ro cach ten lua phuong Tay tich hop len may bay Ukraine

Cuối cùng chúng ta cũng có thể đoán biết về việc tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ, đã được tích hợp với máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine như thế nào; khi các tên lửa AGM-88 của Mỹ, được cho là đã phá hủy các radar trinh sát của hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Kherson.

Nga phóng tên lửa hành trình, Ukraine tung vũ khí đánh chặn vào trận

Trong những ngày qua, hàng trăm tên lửa hành trình và UAV tự sát của Nga tấn công trên toàn lãnh thổ Ukraine, Quân đội Ukraine phóng tên lửa mà các nước NATO viện trợ đánh chặn khẩn cấp.

Nga phong ten lua hanh trinh, Ukraine tung vu khi danh chan vao tran

Theo tờ Topwar, để giảm thiểu thương vong, Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật trước đây và bắt đầu sử dụng phương pháp tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine bằng tên lửa hành trình và UAV tự sát nhiều hơn. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới