Thua lỗ liên tiếp khiến vốn âm, ai sẽ chịu mua Len Việt Nam từ tay Vinatex?

(Vietnamdaily) - Vinatex đang nắm giữ 67,15% vốn Len Việt Nam và trích lập dự phòng hơn 28 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) vừa quyết định chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, tương ứng chiếm 67,15% vốn tại CTCP Len Việt Nam.

Giá khởi điểm mà Vinatex đưa ra là 10.500 đồng/cp. Nếu bán được toàn bộ cổ phần trên, số tiền tập đoàn này thu về trên 28 tỷ đồng.

Theo đó, Vinatex sẽ chào bán cạnh tranh trong phạm vi 100 nhà đầu tư. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4 này.

Thua lo lien tiep khien von am, ai se chiu mua Len Viet Nam tu tay Vinatex?
 

Tính đến 30/9, Vinatex nắm giữ 67,15% vốn Len Việt Nam với giá gốc đầu tư là 28,3 tỷ đồng và cũng đang trích lập dự phòng đúng 28,3 tỷ đồng.

Len Việt Nam được thành lập năm 1999 từ việc sáp nhập 3 nhà máy Len Biên Hòa, Dệt Chăn Len Bình Lợi và Len Vĩnh Thịnh. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi len, áo len, sản phẩm đan dệt… cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi EU, Nhật, Hong Kong, Canada... Thương hiệu nổi bật là mền Hai Con Cừu, sản phẩm đan dệt Len Việt và sợi len Kim Phượng.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2018, Len Việt Nam lỗ 5 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 50 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ hiện có 41 tỷ đồng. Do đó, vốn chủ sở hữu của Len Việt Nam âm gần 9 tỷ đồng.

Năm 2019, Len Việt Nam đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt hơn 33.7 tỷ đồng, tăng hơn 29% so năm 2018. Trong đó mức tăng doanh thu dự kiến chủ yếu đến từ thanh lý hàng tồn kho, tài sản với mức tăng gần 7.4 tỷ đồng.

Len Việt Nam ước tính tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 chiếm đến 43 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2018. Đáng chú ý là Len Việt Nam vẫn đang duy trì chi phí hoạt động ở mức cao so với lợi nhuận gộp, đặc biệt là chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc Công ty phải báo lỗ liên tục từ năm 2016 đến nay.

Theo đó năm 2019, Len Việt Nam dự kiến lỗ gần 9.6 tỷ đồng, gấp đôi số lỗ trong năm 2018.

Xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương đúng cơ chế thị trường

Chiều 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Xu ly 12 du an yeu kem nganh Cong Thuong dung co che thi truong
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN). 
Kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân liên quan

Hàng loạt sếp lớn tập đoàn nhà nước bị phê bình, kỉ luật

(Kiến Thức) - Bản báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công thương gây chú ý về việc xử lý phạm của các tập thể, cá nhân tại các dự án của PVN, Vinatex và Vinachem.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và của Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh vừa có báo cáo "Về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương" gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh phương án xử lý các dự án yếu kém, thua lỗ... bản báo cáo gây chú ý về việc xử lý phạm của các tập thể, cá nhân tại các dự án của Tập đoàn dầu khí VN (PVN), Tập đoàn dệt may VN (Vinatex) và Tập đoàn hóa chất VN (Vinachem).

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.