Thú vị chuyện phát làn cho nông dân đi chợ quê

Chợ quê Hòa Bình, xã Liên Chung huyện Tân Yên (Bắc Giang) họp theo phiên vào ngày 1, 3, 6, 8 âm lịch hằng tháng. Chợ nằm cạnh sông Thương...

Thú vị chuyện phát làn cho nông dân đi chợ quê
Xưa mặt hàng trong chợ chủ yếu là hàng quê, phục vụ người dân mấy xã lân cận. Bây giờ, hàng hóa phong phú, người đi chợ đông hơn nhưng có một thói quen không thay đổi, đó là người già cũng như trẻ, bất kể đi bộ hay xe máy đều xách theo chiếc làn nhựa hoặc làn mây.
Thu vi chuyen phat lan cho nong dan di cho que
 Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn xã Liên Chung cấp phát túi thân thiện với môi trường cho người dân.
Cụ Nguyễn Thị Gái gần 80 tuổi, ở thôn Hậu nói: "Nhà cách chợ quê hơn một km nên từ trước tới nay tôi đều đi bộ đến chợ. Khi trẻ thì mang theo quang gánh còn bây giờ già rồi chỉ xách làn. Điều này thành lệ rồi, chẳng ai bỏ đâu. Còn túi ni-lông à, tôi nghe người ta nói nó ảnh hưởng đến môi trường nên rất ít khi dùng".
Không thể phủ nhận tiện ích mà túi ni-lông mang lại nhưng nó cũng đang gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng nếu không sử dụng đúng cách. Theo chị Nguyễn Thị Nhung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liên Chung, nếu bình quân một ngày, một hộ dân dùng 5 - 7 túi ni-lông thì 2.000 hộ trong xã sẽ dùng và xả ra môi trường hơn 10kg túi ni-lông. Trong khi đó, loại túi này khó phân hủy.
Thu vi chuyen phat lan cho nong dan di cho que-Hinh-2
Dùng làn đi chợ là thói quen của rất nhiều chị em phụ nữ ở Bắc Giang và Hải Dương. 
Vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ xã luôn quan tâm khuyến khích hội viên mang làn đi chợ, hạn chế dùng túi ni-lông.
Được biết, cũng trong một số phiên chợ, Hội phối hợp với Đoàn xã và Chi đoàn Thanh niên khối Văn hóa huyện Tân Yên tổ chức tuyên truyền lưu động về tác hại của túi ni-lông với sức khỏe con người và môi trường; đồng thời cấp phát miễn phí 100 túi thân thiện môi trường.
Có mặt tại phiên chợ quê ở xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà (Hải Dương), chúng tôi rất ngạc nhiên trước hình ảnh cầm làn đi chợ của các chị, các bà.
Bà Nguyễn Thị Mai, ở xã Quyết Thắng cho biết: “Túi ni-lông vừa ô nhiễm môi trường, vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm nên chị em xã Quyết Thắng chúng tôi bảo nhau đi chợ là dùng làn hết.
Thu vi chuyen phat lan cho nong dan di cho que-Hinh-3
Loại bỏ túi ni-lông là cách để bảo vệ sức khỏe gia đình và bảo vệ môi trường chung. 
Năm nay đã ngoài 70 nhưng và Đào Thị Mác vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Ngày nào bà cũng đến chợ với chiếc làn nhựa trên tay, bà cho biết: “Lúc nào tôi cũng mong muốn mọi người sử dụng làn thay cho túi ni-lông, vì túi ni-lông rất độc hại. Nếu cần bọc hay gói thực phẩm tôi thường dùng giấy báo chứ nhất định không sử dụng túi ni-lông.
Bà Đồng Thị Nhuẫn, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Quyết Thắng cho hay: “Hội đã tuyên truyền vận động hội viên, đặc biệt là các cụ cao tuổi thường xuyên dùng làn đi chợ, thay vì sử dụng túi ni-lông để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình cũng như bảo vệ môi trường cho cộng đồng”.
Tại xã Cẩm Chế, mô hình "Đi chợ cùng làn nhựa" đã được Hội phụ nữ triển khai trong dịp ngày Môi trường thế giới từ năm 2015 và duy trì cho tới ngày nay. Hội phụ nữ xã tặng hàng trăm làn nhựa cho các hội viên. Chính vì vậy, trước đây, toàn bộ thực phẩm mua ở chợ đều đựng trong túi ni-lông, đến nay tất cả đều được đựng trong chiếc làn. Phong trào sử dụng làn đi chợ đã trở thành nét đẹp của chị em phụ nữ góp phần bảo vệ môi trường.
Thu vi chuyen phat lan cho nong dan di cho que-Hinh-4
 Không chỉ độc hại, túi ni-lông còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bà Tiêu Thị Đào, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Cẩm Chế thông tin: “Năm 2015 chúng tôi tặng làn cho 50 hội viên, sang năm 2016 chúng tôi tiếp tục tặng thêm 50 chiếc nữa. Đa phần chị em đều rất khấn khởi, bởi việc sử dụng làn nhựa giúp giảm tải việc dùng túi ni-lông..
Theo tính toán sơ bộ, mỗi ngày, một người đi chợ sẽ sử dụng trung bình 10 túi ni-lông. Những chiếc túi này là một lượng rác lớn khó phân hủy khi được thải ra môi trường. Mô hình sử dụng làn đi chợ đang được Hội phụ nữ huyện Thanh Hà nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.
Túi nilon làm bằng nhựa PE hoặc nhựa PP (hai loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ). Hai loại nhựa này không chứa chất độc hại, nhưng các chất làm mềm dẻo, thêm vào trong quá trình tái chế nhựa thành túi nilon lại rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Nếu đựng đồ nóng, những chất phụ gia này sẽ ngấm vào thực phẩm và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đựng thực phẩm nóng bằng túi nilon rất có hại, nhưng đựng thực phẩm tươi bằng loại túi này còn độc hại hơn. Nhiều bà nội trợ có thói quen để nguyên túi rau, thịt, cá mua ngoài chợ, nhét vào tủ lạnh. Thói quen này cũng nên từ bỏ bởi các chất trong túi nilon sẽ bị thôi nhiễm và ngấm vào thức ăn mà mắt thường không thể phân biệt được.

Đi chợ quê trong… siêu thị

(Kiến Thức) - Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam vừa đưa vào thử nghiệm mô hình chợ quê tại trung tâm Metro Thăng Long, Hà Nội.

Đi chợ quê trong… siêu thị

“Chợ quê không chỉ tạo nên những nét đặc trưng của mỗi cộng đồng dân cư, mà còn được coi là nơi bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, chợ truyền thống đã, đang tồn tại một số điểm yếu như công tác quản lý lỏng lẻo, không kiểm soát được hàng giả, hàng nhái, an toàn vệ sinh thực phẩm và đôi lúc gây cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị,” Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc vùng miền Bắc, Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam phát biểu.

 
“Bằng hình thức tái hiện lại chợ quê, chúng tôi mong muốn đưa một nét không gian truyền thống quen thuộc trong một không gian mua sắm hiện đại,” Ông Toàn cho biết.

Tăng thuế túi nilon hôm nay để tránh hậu họa trăm năm

Bộ Tài chính đang đề xuất tăng mức thuế đối với túi nilon trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường, trong đó thuế đối với túi nilon tăng từ 40.000 đồng/kg lên 200.000 đồng/kg.

Tăng thuế túi nilon hôm nay để tránh hậu họa trăm năm
Mức đề xuất tăng của Bộ Tài chính với mức tăng tương đương 5 lần. Như vậy sẽ có mức thuế thấp nhất 400 đồng/túi và cao nhất lên đến 2.000 đồng/túi.
Mức này so với nhiều quốc gia, lãnh thổ, khu vực vẫn là thấp: Anh có mức thuế là 15cent/túi, tương đương 4.500 đồng/túi; hay Iceland cũng có mức thuế tương đương – 4.500 đồng/túi…

Cả làng ban đêm kéo ra đồng để làm việc "hốt bạc" này

Vào mùa gặt, ban đêm, những người dân các xã ven đô Hà Nội chẳng mấy ai ở nhà, tất cả ra đồng “quay” châu chấu.

Cả làng ban đêm kéo ra đồng để làm việc "hốt bạc" này
Mời quý độc giả xem Video: Làng săn châu chấu tại Hà Nội. Nguồn: VTV1:
Đồ nghề gồm một bộ đèn chiếu sáng gắn lên đầu, một sợi dây thừng vài chục mét, trên dây thừng buộc các túi nilon cách nhau 20 - 30cm, một chiếc vợt dài gần 2m. Công việc bắt đầu từ 16 giờ hàng ngày, trước tiên hai người sẽ cầm hai đầu dây đi từ đầu đến cuối ruộng, lùa châu chấu trên cả cánh đồng cho bay tập trung vào một khoảnh nhỏ. Sau đó chờ mặt trời lặn, châu chấu bay chậm, thấp, lúc này họ mới dùng vợt “càn quét”. Sở dĩ gọi là “quay” châu chấu là do động tác dùng cái vợt, vung tay với động tác quay tròn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.