Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng trực tiếp tham gia xây dựng luật

Theo người đứng đầu Chính phủ, các bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, ưu tiên bố trí nhân lực, kinh phí cho công tác này.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng trực tiếp tham gia xây dựng luật

Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11, thảo luận về các đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao dịch điện tử.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ xác định dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phục vụ ba khâu đột phá chiến lược.

Trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, theo Thủ tướng, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm của các cấp, ngành, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.

Thu tuong yeu cau cac bo truong truc tiep tham gia xay dung luat

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Ảnh: VGP.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế phân bổ nguồn lực bảo đảm công khai, minh bạch và tăng cường kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thiết kế chính sách, pháp luật, Thủ tướng lưu ý việc giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, đẩy mạnh hợp tác công tư…

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ưu tiên bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này; đồng thời, phối hợp chặt với các bộ trưởng khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót vấn đề, để khoảng trống pháp lý giữa các luật.

Song song với việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, Thủ tướng cho rằng cần nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo quan điểm người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể của mọi chính sách.

Thủ tướng lưu ý đánh giá kỹ tác động của các đề xuất chính sách mới, chú trọng việc lấy ý kiến đối tượng tác động và chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện chính sách sát thực tiễn, phù hợp với tình hình đất nước. Ông cũng nêu định hướng cho từng đề nghị xây dựng luật cụ thể.

Về đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Thủ tướng quán triệt khắc phục bất cập, hạn chế, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm... liên quan tới giá; trong đó, chú ý công cụ bình ổn giá, không bỏ qua an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thu tuong yeu cau cac bo truong truc tiep tham gia xay dung luat-Hinh-2

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP.

Về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Thủ tướng nhắc đến nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ rủi ro, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia khám chữa bệnh cho người dân…

Về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tổng kết việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động; phân tích kỹ tác động chính sách với đối tượng điều chỉnh để hoàn thiện chính sách phù hợp tình hình thực tiễn.

Với đề nghị xây dựng Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi), Thủ tướng quán triệt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống rửa tiền, góp phần phòng chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, thất thoát tài sản…

Dấu ấn của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính tại “Việt Nam thu nhỏ“

Quảng Ninh được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”. Dấu ấn về kinh tế, xã hội và tư duy đột phá là điều mà nhiều người nhớ về ông Phạm Minh Chính khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Dấu ấn của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính tại “Việt Nam thu nhỏ“
Dau an cua tan Thu tuong Pham Minh Chinh tai “Viet Nam thu nho“
 
Từ 12 năm trước, khi còn là Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng tác giả Vương Quân Hoàng - một nhà nghiên cứu kinh tế - xuất bản cuốn sách “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”. Cuốn sách được lưu trữ ở nhiều thư viện lớn trên thế giới như Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Anh Quốc, Thư viện Quốc gia Australia, Đại học Havard, Đại học Cornel, Đại học Michigan…

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP.HCM

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Công ty sản xuất vắc xin Nano Covax. Chiều cùng ngày, Thủ tướng làm việc với lãnh đạo TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP.HCM
Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, đơn vị sản xuất vắc xin Nano Covax - vắc xin của Việt Nam. Đây cũng là nơi đầu tiên Thủ tướng đến thăm trong chuyến làm việc tại TP.HCM.

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp toàn diện để chuyển sang trạng thái mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đợt dịch thứ tư đã gây hậu quả nghiêm trọng về KTXH, sức khỏe và đời sống nhân dân. Vì vậy, thời gian tới đây, các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp được thực hiện phải rất toàn diện, hiệu quả và kịp thời.

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp toàn diện để chuyển sang trạng thái mới
Sáng 17/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng chống dịch trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay.
“Nhân dân nhìn thấy mà tin”

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.