Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vắc xin trong nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh “phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vắc xin trong nước. “Trong cái khó ló cái khôn”, “trong nguy có cơ”, bối cảnh hiện nay là cơ hội để phát triển ngành dược Việt Nam. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vắc xin trong nước
Ngày 12/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy công tác này.
Thu tuong Pham Minh Chinh: “Phai ban va lam bang duoc” viec san xuat vac xin trong nuoc
 Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trong phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia đã chỉ đạo quyết liệt, nhân dân hết sức quan tâm việc triển khai chiến lược vaccine. Để có vắc xin tiêm cho người dân nhiều nhất, nhanh nhất có thể, chúng ta thực hiện đồng bộ “kiềng ba chân” gồm mua và nhập khẩu; chuyển giao công nghệ để sản xuất; nghiên cứu, sản xuất trong nước. Trong đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước có vai trò rất quan trọng. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là công việc lớn của đất nước, được người dân rất trông đợi.
Thủ tướng nhấn mạnh “phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vắc xin trong nước. “Trong cái khó ló cái khôn”, “trong nguy có cơ”, bối cảnh hiện nay là cơ hội để phát triển ngành dược Việt Nam, trong đó có việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng COVID-19. Trong thời gian ngắn vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có 5 cuộc họp về vấn đề nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc và các trang thiết bị khác phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, Thủ tướng đã có nhiều chuyến thăm, động viên và kiểm tra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin tại Hà Nội và TP.HCM. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 
Tại cuộc họp, sau khi nghe các ý kiến phát biểu, trong phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, tất các các ý kiến tại cuộc họp đều rất tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện quyết tâm cao phải nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất được vắc xin tại Việt Nam sớm nhất có thể. Các đại biểu cũng thống nhất tinh thần tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
Trên tinh thần "kịp thời, an toàn, hiệu quả", các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất phải vào cuộc hết sức khẩn trương, rút gọn tối đa quy trình, thủ tục hành chính nhưng về mặt chuyên môn, khoa học phải chặt chẽ, đầy đủ hồ sơ, "dục tốc bất đạt". Do đây là lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người, chúng ta "phải có trái tim nóng và cái đầu tỉnh táo, không nóng vội, chần chừ hoặc nóng vội đều không được…".
Thủ tướng nêu rõ, ông luôn luôn sẵn sàng làm việc ngày đêm sớm tối với các cơ quan liên quan nhưng về chuyên môn, khoa học thì dứt khoát phải do các cơ quan chuyên môn, khoa học có thẩm quyền đánh giá. Hai yêu cầu cốt lõi đã được nêu rất rõ trong Nghị quyết 86 là phải bảo đảm tính an toàn và hiệu quả (hiệu quả điều trị của thuốc, hiệu quả bảo vệ của vắc xin dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch của vắc xin).
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ có liên quan, các Hội đồng cùng "xắn tay áo" vào cuộc, hướng dẫn về quy trình, thủ tục để các đơn vị đang tiến hành nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, thuốc và các trang thiết bị, vật tư y tế như kit xét nghiệm… đáp ứng ngay, không để vì thủ tục hành chính mà ách tắc công việc.
Các cơ quan liên quan như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur… tập trung hỗ trợ các cơ quan quản lý, nhà khoa học, các đơn vị nói trên theo tinh thần "chống dịch như chống giặc, ai có gì dùng nấy".
Chính phủ giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo chung về công tác này. Việc phối hợp giữa các bên liên quan phải chặt chẽ, tích cực, hiệu quả, mạnh mẽ hơn dưới sự điều phối, tổ chức của Bộ Y tế.
Bộ Y tế rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt hơn, là đầu mối điều phối, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các nhà nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tham vấn ý kiến, nhận hỗ trợ từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế. Kiện toàn tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế về vắc xin phòng COVID-19, hoàn thiện quy chế hoạt động của Tổ nếu cần thiết và phải hoạt động thật hiệu quả, thực chất. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư về cấp giấy lưu hành thuốc và vắc xin sản xuất trong nước theo tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Bộ Y tế, Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trình kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV sửa đổi quy định về thử nghiệm lâm sàng và thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Điều 87, Điều 89 Luật Dược.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Y tế phối hợp nghiên cứu, quyết định hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền về chính sách ưu đãi cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, thuốc và các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch. Bộ Tư pháp rà soát các thủ tục bảo đảm đúng quy trình, quy định, chặt chẽ nhưng gọn và nhanh...
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Giả vờ ngất vì nhiễm COVID-19 gây náo loạn, hai thanh niên gặp cái kết đắng

Nguồn: RT

Chiêu trò thông chốt COVID-19: Điểm mặt công dân kém ý thức

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã lập chốt kiểm soát người và phương tiện. Tuy nhiên, một số đối tượng ý thức tồi đã dùng mọi chiêu trò để thông chốt kiểm soát dịch COVID-19.

Chiêu trò thông chốt COVID-19: Điểm mặt công dân kém ý thức
Từ giả phiếu kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2
Ngày 10/8, Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ Phan Đình Hải (25 tuổi, ở xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) – kẻ cầm đầu đường dây làm giả phiếu kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Đề nghị khai trừ Đảng nguyên Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu

Trong thời gian đương chức, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để thu lợi bất chính.

Đề nghị khai trừ Đảng nguyên Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu
Ông Hà Công Soan - Nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Mai Châu (Hòa Bình) vừa bị Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Mai Châu đề nghị kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.
De nghi khai tru Dang nguyen Truong phong NN&PTNT huyen Mai Chau
Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu nơi xảy ra sai phạm.

Toàn cảnh vụ sạt lở kè ở Quảng Ninh khiến 3 công nhân thiệt mạng

Thời điểm xảy ra sạt lở, trong lán có 6 người, 2 người kịp thời chạy thoát ra ngoài, 4 người đang ngủ bị đất đá vùi lấp, không kịp chạy thoát. 3 người trong số đó đã thiệt mạng, một người bị thương được đưa đi cấp cứu.

Toàn cảnh vụ sạt lở kè ở Quảng Ninh khiến 3 công nhân thiệt mạng
Toan canh vu sat lo ke o Quang Ninh khien 3 cong nhan thiet mang
 Khoảng 4h sáng ngày 12/8, tại khu dân cư thuộc tổ 8, khu 4 (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã xảy ra sự cố sạt lở kè, vùi lấp 4 người.
Toan canh vu sat lo ke o Quang Ninh khien 3 cong nhan thiet mang-Hinh-2

Khu vực sạt lở bờ kè ở cạnh công trình xây dựng. nhà 8 tầng của gia đình ông Nguyễn Thành Sử (sinh năm 1948, trú tại tổ 8, khu 4, phường Bãi Cháy). 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.