Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình "Tết sum vầy" tại Nam Định

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc “Tết sum vầy” được tổ chức thành công trong nhiều năm qua, góp phần làm cho mùa xuân thêm ấm áp với người dân, nhất là những hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình "Tết sum vầy" tại Nam Định

Ngày 15/1, tại tỉnh Nam Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân gắn kết” với đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động và nhân dân, trao quà tặng người nghèo và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thu tuong Pham Minh Chinh du chuong trinh

Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý Nam Định phải đa dạng hóa nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công kích hoạt và dẫn dắt đầu tư tư; sớm hoàn thành một số công trình trọng điểm, có tính chiến lược lâu dài, làm động lực quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Nam Định, đã góp phần vào thành tựu chung của cả nước thời gian qua và năm 2022; đặc biệt là thành tích trong giáo dục phổ thông và xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn, là tỉnh nông thôn mới đầu tiên của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ Nam Định là tỉnh có nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, mảnh đất "địa linh nhân kiệt", nổi tiếng với "Hào khí Đông A". Tỉnh nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên gần 1.700 km2, dân số khoảng 2 triệu người, lực lượng lao động chiếm khoảng 60%; có địa hình tương đối bằng phẳng; có chiều dài bờ biển 72 km và hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua; là đầu mối trung chuyển và cửa ngõ giao thông, mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thuận lợi trong kết nối với Hà Nội cũng như các trung tâm kinh tế (cách sân bay Nội Bài 130 km, cách cảng Hải Phòng 100 km).
Tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch với lợi thế bờ biển dài 72 km; lịch sử, văn hóa, kiến trúc đa dạng, phong phú với hơn 1.330 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 90 làng nghề và hơn 100 lễ hội truyền thống, trong đó có Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" đã được UNESCO công nhận. Con người Nam Định là nguồn vốn quý nhất của tỉnh với truyền thống văn hóa, lịch sử, khoa bảng, hiếu học, giàu truyền thống yêu nước cách mạng anh hùng, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ Nam Định phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, đứng thứ 33 cả nước và thứ 9 trong vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra.
Các chỉ số về cải cách hành chính, sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính còn hạn chế (PAR Index xếp thứ 40; SIPAS xếp thứ 51). Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là người lao động. Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh cần phát huy tốt hơn nữa khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ.
"Trước đổi mới, TP. Nam Định và tỉnh Nam Định là trung tâm lớn thứ 3 ở miền Bắc sau Hà Nội, Hải Phòng. Song hiện nay, Nam Định phát triển chậm lại, thấp hơn cả các tỉnh lân cận như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình...", Thủ tướng băn khoăn và chỉ rõ, nút thắt lớn nhất với tỉnh là kết nối giao thông. Liên kết vùng và phát huy lợi thế so sánh còn hạn chế; tỉnh vẫn còn thiếu một con đường chiến lược để kết nối vùng; kết nối hạ tầng khu vực ven biển chưa thuận lợi.
Trên cơ sở phân tích tình hình, đưa ra các quản điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu tỉnh quán triệt, bám sát, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết 68/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ.
Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại. Giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì những vấn đề nguyên tắc nhưng chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp tình hình thực tiễn.
Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; chú trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm hiệu quả để tiếp tục phát huy, nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao, đồng thời khắc phục bằng được các tồn tại, hạn chế, yếu kém. Tập trung cho 3 đột phá chiến lược, làm tốt công tác quy hoạch. Triển khai công việc trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, nhất là trong đầu tư công.
Là địa phương có thế mạnh về phát triển kinh tế biển, du lịch lịch sử, văn hóa - tâm linh, Nam Định phải hết sức chú trọng phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; phát triển văn hóa gắn với du lịch, ngang tầm kinh tế, chính trị.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Giữ vững và phát huy đoàn kết, thống nhất; chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho ý kiến cụ thể về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, đề nghị tỉnh Nam Định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản để tỉnh phát huy được tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển, mà trước hết là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục phòng, chống, kiểm soát tốt dịch bệnh.
Tỉnh tập trung xây dựng, sớm hoàn thành lập quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức quản lý, thực hiện tốt các loại quy hoạch trên địa bàn bảo đảm tích hợp, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Thủ tướng lưu ý, quy hoạch và việc triển khai quy hoạch phải chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, khắc phục được các mâu thuẫn, điểm nghẽn phát triển, chú trọng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển một số lĩnh vực cụ thể như công nghiệp xanh, du lịch, dịch vụ, làng nghề…
Cùng với đó, tỉnh phải đẩy mạnh chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, công nghiệp hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ, thân thiện với môi trường; tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển gắn với đẩy mạnh liên kết vùng đủ mạnh, có tính đột phá để mở rộng, tối ưu hóa nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý Nam Định phải đa dạng hóa nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công kích hoạt và dẫn dắt đầu tư tư; ưu tiên bố trí đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng có sức lan tỏa lớn, tránh dàn trải, sớm hoàn thành một số công trình trọng điểm, có tính chiến lược lâu dài, làm động lực quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường kiểm tra, rà soát lại mức đầu tư các dự án trên địa bàn để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật, tránh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tỉnh muốn phát triển mạnh phải dồn lực, tập trung đầu tư các tuyến đường cao tốc đối ngoại chiến lược, mà cụ thể là kết nối với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến cao tốc Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh… Thủ tướng lưu ý xây dựng các nút giao phù hợp để phát huy hiệu quả của các tuyến cao tốc.
Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả đánh bắt, nuôi trồng gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thân thiện môi trường, ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, từng bước đưa mặt hàng nông sản thực phẩm chế biến thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Thủ tướng cũng yêu cầu Nam Định tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau; hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người yếu thế đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.
Bên cạnh đó, tỉnh phải đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, an ninh các khu công nghiệp; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng cơ quan hành chính các cấp hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Mai Phương Thúy: “Tôi thích một tình yêu mãi mãi...“

 Mai Phương Thúy: “Tôi thích một tình yêu mãi mãi...“

Nếu bỏ đi danh xưng hoa hậu trước tên Mai Phương Thúy, chị nghĩ mọi người sẽ nghĩ gì về mình trước tiên?

Gia đình hiện đại: Thèm một bữa cơm chung

Gia đình hiện đại: Thèm một bữa cơm chung
Muốn ăn cơm chung tới nhà hàng xóm ở

Đến giờ vẫn vậy, mặc dù sống riêng với ba nhưng cứ đến giờ ăn cơm là nhà chị Phạm Hoài Giang (Trường Chinh, Tân Bình, TPHCM) mạnh ai nấy ăn, nếu có dọn ra và mời ba thì ông cũng trả lời, mày cứ ăn đi, khi nào đói tao tự khắc biết ăn.

Theo lời chị Giang, chị sinh ra và lớn lên trong gia đình rất nghèo ở Vũng Tàu, mẹ buôn bán hàng rong cho học sinh, ba chị hằng ngày đi chài cá ngoài biển. Gia đình nghèo nên không sắm phương tiện mà ông chèo bằng thuyền thúng, hôm nào đánh được khá khá cá thì đưa mẹ mang đi bán, hôm nào ít quá thì để cho nhà ăn, những hôm trời mưa bão biển động thì cả nhà nhịn đói. Cái nghèo bủa vây mà nhà tới năm miệng ăn nên ba mẹ chỉ biết làm kiếm gạo, kiếm mắm nuôi con, để cái miệng khỏi bị đói đã là cố gắng lắm rồi, còn con cái nghĩ gì, làm gì cũng không quan trọng. 

Thanh Hóa: Không tổ chức chúc mừng dịp Quốc khánh 2/9

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến vừa ký công văn yêu cầu các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh không tổ chức chúc mừng trong dịp Quốc khánh 2/9.

Thanh Hóa: Không tổ chức chúc mừng dịp Quốc khánh 2/9

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Nội dung công văn nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị 45 – CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân từ tỉnh đến cơ sở không đến chúc mừng các cơ quan đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh mà dành thời gian thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn và tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh đạt kế hoạch đề ra.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.