Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đối thoại trực tiếp với khoảng 200 nông dân tiêu biểu đại diện cho hơn 10,2 triệu hộ hội viên nông dân cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam
Sáng 29/5, tại TP. Sơn La, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững". Hội nghị được tổng thuật trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Đây là lần thứ 4, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam được tổ chức và là Hội nghị đầu tiên trong nhiệm kỳ Chính phủ mới. Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La chủ tổ chức.
Thu tuong Pham Minh Chinh doi thoai voi nong dan Viet Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam tại tỉnh Sơn La. Ảnh VGP. 
Tham dự Hội nghị có hơn 500 đại biểu có mặt trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, trong đó có khoảng 200 nông dân tiêu biểu đại diện cho hơn 10,2 triệu hộ hội viên nông dân cả nước, 29 nông dân tiêu biểu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi và đối thoại với Thủ tướng.
Hội nghị có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các ban Đảng, các ủy ban của Quốc hội; Hội đồng dân tộc của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố tại 62 điểm cầu trên cả nước; lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố của cả nước.
Năm 2021, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 và sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, song ngành nông nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt 2,98%; tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Ngay trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt gần 17,9 tỷ USD, tăng tới 15,6% so với cùng kỳ. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó, có công lao rất lớn của những người nông dân trên cả nước và của những nông dân tiêu biểu trực tiếp tham dự đối thoại lần này.
Đại diện Ban Tổ chức cho biết: Tính đến trước thời điểm diễn ra Hội nghị, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.600 câu hỏi là những đề xuất, kiến nghị, trăn trở gửi tới Thủ tướng Chính phủ, thể hiện sự quan tâm, mong chờ của nông dân đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn hiện đại vì một tầm nhìn đưa nông nghiệp Việt Nam nằm trong những nước dẫn đầu của thế giới.
Các câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của nông dân với Thủ tướng Chính phủ tập trung vào 8 nhóm vấn đề:
1. Nhóm giải pháp nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp sau dịch COVID-19, nhất là tình hình giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...), ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Nông dân mong muốn Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo nhằm bình ổn giá cả vật tư nông nghiệp, giúp nông dân yên tâm sản xuất.
2. Về vấn đề đất đai và cơ chế để những người nông dân, hợp tác xã được giao đất lâu dài, ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, là tình trạng sốt đất, trong đó có sốt đất nông nghiệp ở các địa phương.
3. Nhóm câu hỏi về thúc đẩy chuỗi liên kết giữa nhà nông - doanh nghiệp, đặc biệt phát huy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp.
4. Nhóm câu hỏi về vốn, tín dụng: Trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã tích cực giải ngân, bố trí nguồn vốn cho tam nông. Song theo phản ánh của nhiều nông dân, việc tiếp cận nguồn vốn còn nhiều khó khăn.
5. Nhóm câu hỏi về môi trường ở nông thôn: Nông dân phản ánh, hiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn ngày càng nhức nhối, mong muốn Thủ tướng có giải pháp chỉ đạo để đảm bảo môi trường nông thôn được xanh, sạch.
6. Nhóm câu hỏi về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng hình ảnh người nông dân văn minh; thúc đẩy du lịch nông thôn, đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
7. Nhóm câu hỏi về vấn đề di cư lao động từ nông thôn lên thành phố thành công nhân và giải pháp để ly nông nhưng không ly hương.
8. Các vấn đề, kiến nghị, đề xuất khác như: Tình trạng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng vùng Tây Bắc, phát triển và giữ rừng, công tác KHCN với nghiên cứu giống; khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
Trên cơ sở đối thoại, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định các giải pháp, chỉ đạo ngay tại hội nghị nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh; phát huy sự sáng tạo của nông dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Những nông dân bỗng thành tỷ phú ở vùng dự án sân bay Long Thành

Sau khi được hỗ trợ tái định cư và nhận số tiền bồi thường lớn, người dân ở vùng dự án sân bay Long Thành đua nhau xây những ngôi nhà khang trang.

Những nông dân bỗng thành tỷ phú ở vùng dự án sân bay Long Thành
Về xã giải tỏa trắng

Ông Nguyễn Đức Cư - Trưởng ấp Suối Trầu 2, xã Suối Trầu, huyện Long Thành (Đồng Nai), dẫn phóng viên về vùng giải tỏa mặt bằng phục vụ dự án cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam ngày đầu tháng 3.

Hành trình phá án: Bảo vệ vũ trường lao theo “chân dài” và cái kết đắng

Hưng là bảo vệ và được "chân dài" thuê vận chuyển ma tuý, từ đây cuộc đời thanh niên này trượt dài. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Bảo vệ vũ trường lao theo “chân dài” và cái kết đắng
Hanh trinh pha an: Bao ve vu truong lao theo “chan dai” va cai ket dang

Theo hồ sơ vụ án, khoảng những năm 2005 - 2010 tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp trong giới trẻ ngày càng gia tăng thay vì sử dụng Heroin như trước đây thì các đối tượng nghiện giờ đây đang tìm đến các loại ma túy mới có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và gây ảo giác.

Hanh trinh pha an: Bao ve vu truong lao theo “chan dai” va cai ket dang-Hinh-2

Các đối tượng thường tụ tập ở các vũ trường quán bar, quán karaoke, nhà nghỉ... để tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp mà dân chơi gọi là đi "đập đá". Nhiều tụ điểm ma túy đã bị cơ quan chức năng triệt phá tại huyện Đan Phượng, Hà Nội; huyện Thanh Sơn, Phú Thọ; TP Phủ Lý, Hà Nam; Hải Phòng; Hải Dương; Quảng Ninh; Thanh Hóa; Đồng Nai; TP HCM đã gây xôn xao dư luận. (Ảnh minh họa)

Hành trình phá án: Giải mã vụ xác cô gái có nhiều vết đâm

Tại hiện trường Công an nhận định nạn nhân là nữ, đã tử vong trên thi thể có nhiều vết đâm. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Giải mã vụ xác cô gái có nhiều vết đâm
Hanh trinh pha an: Giai ma vu xac co gai co nhieu vet dam

Theo hồ sơ vụ án, trưa 7/11/2017, Công an tỉnh Thái Nguyên nhận thông tin tại vườn cây thuộc tổ dân phố Đầu Cầu (phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên) có một phụ nữ tử vong. (Ảnh minh họa)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.