Tối 11/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Trường Đào tạo Cán bộ Quản lý Doanh nghiệp (CBAM) và Hội đồng Thi đua khen thưởng trung ương tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập-phát triển”, trao cúp Thánh Gióng cho các doanh nhân tiêu biểu.
Lễ phát động phong trào thi đua có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đại diện các bộ, ngành trung ương và đại diện các tỉnh thành phố.
Ngoài ra, chương trình còn có sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Nước AquaOne, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS), Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola Việt Nam, Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman ( VOI), Công ty Cổ phần Việt Hương, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam...
Chương trình lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập-phát triển” và trao cúp Thánh Gióng cho các doanh nhân tiêu biểu được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình - ảnh trong bài H. Lực. |
Yêu cầu "3 đồng hành - 5 giải pháp"
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong thời kỳ đổi mới cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trở thành nhân tố tích cực trong xây dựng và phát triển đất nước.
“Doanh nghiệp là một phần quan trọng tạo ra của cải xã hội, tạo ra việc làm và sự thịnh vượng của quốc gia. Có nhiều nước trên thế giới có những doanh nghiệp lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho cả quốc gia. Việt Nam chúng ta cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp doanh nhân tiêu biểu đại diện cho quốc gia”, Thủ tướng đánh giá.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập-phát triển”. |
Hiện nước ta có hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Riêng 9 tháng đầu năm 2016 đã có thêm 91.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Đây là tín hiệu rất đáng mừng thấy được chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đã từng bước đi vào cuộc sống tạo được niềm tin cho nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2020, cả nước có trên 1 triệu doanh nghiệp và không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng tăng lên mạnh mẽ.
“Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới đòi hỏi nền kinh tế phải có bước nhảy vọt để nâng cao sức cạnh tranh để hội nhập thành công, phát triển bền vững. Chính phủ luôn quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới nguồn nhân lực không thể tiếp tục tư duy và cách làm cũ, không thể phát triển dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ “nuôi dưỡng”, hỗ trợ doanh nghiệp Việt có năng lực cạnh trên thị trường quốc tế, hình thành được các sản phẩm, các thương hiệu Việt mang tầm khu vực và thế giới, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị và mạng phân phối hoạt động.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu cảm ơn Thủ tướng. |
Để thực hiện hóa chủ trương, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện 3 đồng hành và 5 hỗ trợ. 3 đồng hành gồm: Đồng hành cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; Đồng hành trong hoàn thiện thể chế, pháp luật trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thuế, đất đai, xây dựng, tín dụng đầu tư… đảm bảo công khai minh bạch; Đồng hành xây dựng tốt cơ chế đối thoại thông qua ý kiến doanh nghiệp nhất là khi tiếp xúc doanh nghiệp.
“Tiếng nói doanh nghiệp sẽ được Thủ tướng Chính phủ lắng nghe thường xuyên”, Thủ tướng khẳng định.
Năm hỗ trợ là: Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động; hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Thay mặt các địa phương, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội hứa với Thủ tướng sẽ thực hiện 3 đồng hành 5 chủ trương theo phát động của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp. |
Tiếp lửa cho chương trình cải cách
Đáp lại nhắn nhủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng và Chính phủ với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, với 3 đồng hành và 5 hỗ trợ Thủ tướng đưa ra sẽ là phong trào tiếp lửa cho chương trình cải cách quyết liệt của Chính phủ theo Nghị quyết 35.
Đại diện cho các tỉnh, thành phố thực hiện chỉ đạo phát động của Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành với cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nội nói riêng và tại các tỉnh thành nói chung.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện Hà Nội đã cắt giảm thời gian giải quyết với 114 thủ tục hành chính, thời gian giảm từ 1 – 33 ngày, cắt giảm 40% thủ tục hành chính về đầu, thực hiện giải quyết thủ tục đầu tư qua mạng trong 2 ngày làm việc.
Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhận cúp Thánh Gióng từ Thủ tướng. |
“Thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện 3 đồng hành, 5 hỗ trợ do Thủ tướng vừa phát động đồng thời thực hiện đồng thời 5 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm: Triển khai có hiệu quả nội dung cam kết trong chương trình Hà Nội 2016 hợp tác đầu tư và phát triển; Thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp; Tăng cường khuyến khích tinh thần khởi nghiệp; Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp sau khởi nghiệp; Tiếp tục thực hiện đồng bộ cải cách theo quy định các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng tại lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập - phát triển, thay mặt Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và chủ tịch VCCI trao hoa và cúp Thánh Gióng cho 100 doanh nhân tiêu biểu cả nước.
15 doanh nhân tiêu biểu đầu tiên nhận cúp, hoa từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. |
Trước đó, VCCI tổ chức Diễn đàn doanh nhân Việt Nam 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam vươn tới chuẩn mực toàn cầu”. Diễn đàn là nơi các diễn giả đại diện doanh nghiệp chia sẻ và giải đáp vấn đề chuẩn quốc tế mà doanh nghiệp Việt cần đạt được để hòa chung vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trao đổi tại Diễn đàn doanh nhân Việt Nam 2016, bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sông Đuống cho rằng, để hội nhập tốt, doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin, kiến thức về pháp lý và trình độ tri thức.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bây giờ là cần nâng cao trình độ tri thức của mình. Khi hội nhập phải hiểu rõ về Luật kinh doanh của thế giới để tránh phạm phải những sai lầm, nhất là tránh vì không hiểu biết mà cứ đi theo cách làm ngẫu hứng thì doanh nghiệp sẽ phải trả giá rất đắt.
Tại diễn đàn, ông Sanket Ray – Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam chia sẻ bí quyết thành công của doanh nghiệp này là sự sáng tạo của tất cả cán bộ người lao động dựa vào 5 thành phần chính gồm: Khách hàng; Sự kết nối; Quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu môi trường – chính sách thuế ở quốc gia vùng lãnh thổ; Đầu tư vào nguồn nhân lực và cuối cùng là đóng góp ủng hộ cộng đồng.
Trong khi đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của khai thác và chia sẻ dữ liệu, ông Allan Bruce Butler - Tổng Giám đốc công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit nhấn mạnh khai thác dữ liệu lớn là việc không thể thiếu của doanh nghiệp hiện nay nó sẽ làm tăng khách hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng cũng có cơ hội phát triển.
Chia sẻ vấn đề khởi nghiệp trong doanh nghiệp, ông Nguyễn Phi Long – Giám đốc đầu tư Quỹ đầu tư Việt Nam Oman Investment (VOI) cho rằng, hàng ngày hàng giờ có hàng loạt ý tưởng kinh doanh ra đời đi cùng với đó là những mô hình kinh doanh khác trở nên lỗi thời và bị loại ra khỏi môi trường xã hội.
Bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Đuống trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2016. |
Với ông Nguyễn Quốc Trường - Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, khi hội nhập doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều cơ hội và cũng có nhiều thách thức đối với mỗi một doanh nhân Việt Nam.
Tác động hội nhập sẽ ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp, để vượt qua thách thức đó mỗi doanh nhân mỗi người Việt Nam phải tự nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình. Với Nhựa Tiền Phong, bí quyết để đón sóng hội nhập chính là dựa trên uy tín gấn 60 năm, chia sẻ thành công với đối tác và chăm lo tốt nhất đến đời sống người lao động.
Tại Lễ trao cúp Thánh Gióng cho các doanh nhân tiêu biểu, Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Trường , Cty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và Ngân hàng Vietcombank - hai đơn vị đoạt giải - bày tỏ nguyện vọng: Mong muốn tiếng nói của doanh nghiệp được Chính phủ lắng nghe thường xuyên, đồng hành xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân; hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó chú trọng mở rộng thị trường, đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, nâng cao năng suất lao động;
Hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh, bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Bài đang được đọc nhiều:
>>> Lý lịch đáng sợ của tên cướp kéo lê cô gái trên phố Sài Gòn
>>> Những vụ trộm hài hước nhất Việt Nam
>>> Cận cảnh công việc gìn giữ “linh hồn” cho Thương xá TAX
>>> Cận cảnh bệnh viện Nhi lớn nhất miền Nam sắp khánh thành
>>> Cận cảnh tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
>>> Cãi nhau với gã đầu trọc, nam thanh niên bị đâm chết
>>> Vợ người lái xe xích lô chở tôn bật khóc đón chồng tại ngoại
>>> Ảnh: Chậu hoa vỡ nhếch nhác trong hầm chui tiền tỉ ở Hà Nội
>>> Ảnh: Khám phá tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP HCM
>>> Chuyện lạ đời: Hà Nội trồng cây xanh dưới gầm đường sắt trên cao