Thủ tướng: "Đến đầu năm 2022, 75 triệu người sẽ được tiêm vaccine"

Thủ tướng cho biết với chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho nhân dân để đạt miễn nhiễm cộng đồng, từ nay đến đầu năm 2022, Việt Nam dự kiến tiêm cho khoảng 75 triệu người.

Thủ tướng: "Đến đầu năm 2022, 75 triệu người sẽ được tiêm vaccine"

Tại lễ phát động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất trong lịch sử diễn ra sáng 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trước diễn biến của dịch bệnh, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh, vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch Covid-19.

Ngay từ khi đại dịch bùng phát, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan đã đề ra các giải pháp phù hợp, linh hoạt, sáng tạo để kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới vừa chống dịch hiệu quả, vừa có tăng trưởng kinh tế dương.

Với tầm nhìn xa và tìm giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm để thực hiện Chiến lược vaccine tập trung nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước để tiêm miễn phí vaccine cho nhân dân.

Thu tuong:

Chiến dịch tiêm chủng triển khai từ nay tới tháng 4/2022 hướng đến mục tiêu mục 70% dân số Việt Nam được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19. Ảnh: Thạch Thảo.

Thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường đàm phán, ngoại giao, huy động tài chính. Sự ra đời của Quỹ vaccine đã nhận được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân ở trong và ngoài nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, với hơn 8.000 tỷ đồng đã ủng hộ.

Thủ tướng cho biết trong nguồn cung vaccine khan hiếm, Việt Nam chống dịch hiệu quả nên không thuộc diện ưu tiên cung cấp vaccine. Nhưng với sự nỗ lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan bộ ngành liên quan, chúng ta đã có cam kết, viện trợ, ký hợp đồng cung ứng trên 100 triệu liều trong năm 2021 và việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước. Đến nay, Việt Nam đã tiêm chủng được khoảng 4 triệu liều vaccine.

Việc sử dụng vaccine trong thời gian qua đã nhận được sự đồng lòng, chia sẻ của nhân dân. Những liều vaccine đầu tiên về Việt Nam được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả.

“Nhiều người chia sẻ mong muốn trong lúc vaccine chưa nhiều hãy dành cho đồng bào ở những nơi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp mà không so bì tính toán. Đó là lý do tại sao những lô vaccine tháng trước đã được tập trung cho công nhân và nhân dân vùng dịch Bắc Ninh và Bắc Giang. Và mấy hôm nay, vaccine được chuyển về tiêm cho nhân dân TP.HCM và một số tỉnh phía Nam”, Thủ tướng cho biết.

Thu tuong:

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối và tiêm chủng khi vaccine về nhiều trong thời gian tới. Ảnh: Thạch Thảo.

Theo người đứng đầu đầu Chính phủ, mục tiêu của Chiến lược vaccine là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng. Để đạt mục tiêu này, chúng ta phải thực hiện được việc có đủ vaccine cho nhân dân từ nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Việc tiêm chủng miễn phí cho nhân dân cũng phải đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả. Thủ tướng đánh giá thời gian qua là giai đoạn khởi đầu, tích lũy những bài học kinh nghiệm để triển khai tiêm chủng diện rộng. Việt Nam dự kiến tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm từ nay đến đầu năm 2022.

Tại lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý Bộ Y tế và các bộ ngành, các địa phương liên quan cần tổ chức tiêm khoa học, đúng quy trình. Thời gian tới khi lượng vaccine về nhiều, các đơn vị cần xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối, tiêm chủng kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và trách nhiệm từ cộng đồng, Thủ tướng đề nghị người dân không chủ quan, sau khi tiêm vaccine cần thực hiện nghiêm túc các chỉ dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.

Nguyên nhân khiến 10 người ở Đức tử vong sau tiêm vaccine COVID-19

Các chuyên gia tại Viện Paul Erich, Đức nhận định, những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech.

Nguyên nhân khiến 10 người ở Đức tử vong sau tiêm vaccine COVID-19

Theo hãng thông tấn Nga Ria Novosti, bà Brigitte Keller-Stanislavsky, người đứng đầu bộ phận Quản lý dược phẩm và an toàn thuốc của Viện Paul Erich, Đức, cho biết chính thức có 9 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine COVID-19. Các chuyên gia đang chờ thêm thông tin từ bang Hạ Saxony về một trường hợp nữa.

Chuyên gia này cho hay dữ liệu phù hợp với tỷ lệ tử vong dự kiến trong chiến dịch tiêm chủng ở nhóm tuổi này. Những người tử vong ở độ tuổi từ 79 đến 93. Trước đó, họ từng mắc các bệnh nghiêm trọng, được ưu tiên tiêm vaccine vì thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm virus gây COVID-19. Khoảng thời gian giữa lần tiêm và thời điểm tử vong dao động từ vài giờ đến 4 ngày.

Nhìn lại những trường hợp tử vong sau tiêm vaccine COVID-19

(Kiến Thức) - Tính đến hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp tử vong sau tiêm vaccine COVID-19. Mặc dù vậy, việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 vẫn đang được tiến hành rộng rãi tại các quốc gia.

Nhìn lại những trường hợp tử vong sau tiêm vaccine COVID-19
Hàn Quốc điều tra 2 người chết sau khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca
Các nhà chức trách Hàn Quốc ngày 3/3 cho biết đang điều tra vụ 2 người tử vong sau tiêm vaccine COVID-19 của Hãng AstraZeneca (Anh) chỉ vài ngày.

Tiêm vaccine COVID-19 cho chủ doanh nghiệp: Sở Y tế Tiền Giang nói gì?

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa giải thích lý do vì sao tiêm vaccine COVID-19 sai đối tượng cho một chủ doanh nghiệp khiến nhiều người bức xúc.

Tiêm vaccine COVID-19 cho chủ doanh nghiệp: Sở Y tế Tiền Giang nói gì?
Sau nhiều lần liên hệ để xác thực thông tin Sở Y tế tỉnh Tiền Giang tiêm vaccine COVID-19 miễn phí sai đối tượng cho một chủ doanh nghiêp trên địa bàn, ngày 18/5, ông Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang mới phản hồi PV VTC News qua điện thoại.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.