Tính đến thời điểm này, có 154 phiếu gửi đến các thành viên chính phủ, trong đó có 6 phiếu chất vấn Thủ tướng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2013. |
Dưới đây là toàn văn bài báo cáo của Thủ tướng về tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm 2013.
Về xử lí nợ xấu: Chính phủ đã tập trung đồng bộ các giải pháp, xử lí được trên 101.000 tỷ đồng nợ xấu, tốc độ nợ xấu tăng chậm lại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn nhiều so với quy định. Tuy nhiên, thị trường bất động sản phục hồi chậm, chưa có cơ chế hiệu quả. Thời gian tới, sẽ tập trung đồng bộ các giải pháp, nhất là cơ cấu lại nợ vay, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, phát huy vai trò của công ty quản lý tài sản… phấn đấu hết 2015 sẽ xử lý hết số nợ xấu hiện nay, đưa hệ thống ngân hang phát triển lành mạnh, an toàn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo nợ công an toàn, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới, tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư công, khắc phục đầu tư lãng phí, rà soát nguồn vốn đầu tư ODA, các khoản vay được Nhà nước bảo lãnh, tập trung đầu tư các công trình, dự án có sức lan tỏa lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư xã hội, đảm bảo theo kế hoạch, quy hoạch.
Hiện trên 101.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý. |
Về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế đối với DNNN, quy định rõ việc phân công, phân cấp, vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách tại DNNN.
Về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đã có chính sách thu hút mạnh đầu tư sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở địa bàn nông thôn, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu địa bàn nông thôn, tăng cường nguồn nhân lực ở nông thôn. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn đầu tư, kêu gọi đầu tư từ mọi nguồn lực cho tam nông. Trong giai đoạn 2009 - 2014, 750.000 tỷ đồng đã được đầu tư cho nông thôn, trong đó Nhà nước chiếm hơn 51,7% ; tăng hơn 2,6 lần so với 5 năm trước. Dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tính đến tháng 10/2013 là khoảng 800.000 tỷ đồng.
Về an toàn hồ chứa nước: Chính phủ đã tăng cường kiểm tra quy định an toàn, trách nhiệm chủ đầu tư trong duy trì bảo dưỡng các hồ thủy điện. Đối với hồ thủy lợi, đã đầu tư sữa chữa 500 hồ, còn 317 hồ. Năm 2014 – 2015 sẽ rà soát, bố trí vốn sửa chữa những hồ có nguy cơ cao. Cùng với việc sửa chữa, nâng cấp hồ chứa, ban hành những quy định về xây dựng thực hiện hồ chứa và liên hồ chưa. 20 hồ thuộc 5 lưu vực sông được phê duyệt, năm 2014 hoàn thành phê quyệt liên hồ chứa với 41 hồ thuộc 6 lưu vực sông. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa.
Về tình hình kinh tế - xã hội: từ đầu năm đến nay, tình hình chung chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng tăng 5,54%, sản xuất công nghiệp phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 5,5%, doanh thu dịch vụ tăng 12,57%, nông lâm nghiệp và thủy sản ổn định, đã có 6,8 triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam - tăng 12% , có hơn 12,6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,2%, nhiều việc làm mới được tạo ra, chất lượng an sinh xã hội được nâng cao. Vốn ODA tăng 14,1 %, vốn giải ngân tăng 13% so với cùng kỳ.
Về tình hình thiên tai, bão lũ: 50 năm qua trung bình mỗi năm có 7,5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Từ đầu năm có 12 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, chúng ta đã chỉ đạo tốt việc khắc phục, giảm nhẹ hậu quả, chỉ đạo rà soát bổ sung chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Trung bình mỗi năm nước ta có 7,5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. |
Kết quả nêu trên là cơ sở để chúng ta hoàn thành kế hoạch 2013 và chuẩn bị triển khai nhiệm vụ kế hoạch 2014, kiên định thực hiện các giải pháp đã đề ra, chủ động cung ứng cung – cầu, không để biến động lớn về thị trường, giá cả.
Về lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế: Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đề ra: kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trước mắt và trong trung hạn, chủ trương tăng trưởng hợp lý, bền vững, tập trung chỉ đạo điều hành hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ…