Thủ tướng chỉ đạo '5 tăng, 5 giảm' trong điều hành tiền tệ

"Năm giảm" được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra là: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau".

Giảm lãi suất, giảm thủ tục hành chính

Sáng 14/3, kết luận Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát định hướng chỉ đạo, điều hành bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá".

Cụ thể, Thủ tướng nêu "5 tăng" gồm: Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng'>ngân hàng">ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thu tuong chi dao '5 tang, 5 giam' trong dieu hanh tien te

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

"Năm giảm" được Thủ tướng chỉ ra là: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…

"Năm tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Với định hướng trên, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, gắn với bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng.

Với các tổ chức tín dụng, Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" và "cùng thắng". Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ; rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các thông tư hướng dẫn; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các bộ, ngành và địa phương triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 01 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

Thu tuong chi dao '5 tang, 5 giam' trong dieu hanh tien te-Hinh-2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng (TCTD) và an ninh tài chính, tiền tệ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đề xuất sửa đổi Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, người dân, doanh nghiệp. Ưu tiên nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; tập trung ngăn chặn nạn “tín dụng đen”…

Với tinh thần "Non cao cũng có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi"; "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", Thủ tướng mong muốn và tin tưởng các chủ thể liên quan tiếp tục phát huy kết quả đạt được, vượt qua khó khăn thách thức, luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

10 năm tới, nhiều người Việt vẫn giàu lên từ bất động sản

Số người giàu từ bất động sản chiếm tỷ lệ lớn tại Việt Nam, theo các chuyên gia, là hiện tượng thường thấy ở các quốc gia đang phát triển.

Giàu lên nhờ bất động sản

CNBC mới đây dẫn báo cáo của Công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth (Nam Phi) và Hãng cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners (Thụy Sĩ) cho thấy, Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản đột biến nhất thế giới, lên đến 125% trong 10 năm tới. Theo thông tin đưa ra, Việt Nam hiện có 19.400 triệu phú có tài sản hơn 1 triệu USD và 58 người có tổng tài sản từ 100 triệu USD trở lên. Andrew Amoils, nhà phân tích của New World Wealth đánh giá, 125% là tốc độ tăng nhanh nhất so với bất kỳ

NSƯT Quế Hằng, mỹ nhân Hà thành: Tình yêu đến sau hôn nhân

NSƯT Quế Hằng chia sẻ, tình yêu đến sau hôn nhân. Chồng chiều chị, có lúc còn "chiều hơi quá". 40 năm họ sống hạnh phúc bên nhau vô cùng viên mãn.

Quế Hằng tên đầy đủ là Phạm Quế Hằng, là một nữ diễn viên trưởng thành từ lớp đào tạo nghề diễn đầu tiên tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Chị là người bạn cùng khóa với các nghệ sĩ Lan Hương, Đỗ Kỷ, Quốc Khánh, Phú Đôn, Trung Anh... là thế hệ nghệ sĩ đã thành danh với những vai diễn ấn tượng.

Chị đã có hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, tuy nhiên, chị lại được công chúng biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực điện ảnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...