Thủ tướng chấn chỉnh phòng dịch vì Tiền Giang chuyển “xanh” sang “đỏ”

Ngày 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chỉ đạo chấn chỉnh công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang. 

Thủ tướng chấn chỉnh phòng dịch vì Tiền Giang chuyển “xanh” sang “đỏ”
Tại cuộc họp trực tuyến, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp phòng chống dịch, nhất là ở cấp cơ sở, cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30/9; đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi.
Khẩn trương chấn chỉnh
Thủ tướng Chính phủ liên tục có các cuộc làm việc trực tuyến với các địa phương, kiểm tra đột xuất các xã, phường, thị trấn về công tác phòng chống dịch theo các Công điện 1099 và 1022 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó, trên phạm vi cả nước, công tác phòng chống dịch đã có chuyển biến tích cực, tình hình dịch cơ bản đang từng bước được kiểm soát. Tại một số địa phương có số mắc cao trong cộng đồng, tỉ lệ mắc mới, số ca tử vong trong tuần đã giảm nhiều so với tuần trước đó (Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 26,5%, Long An giảm 3%), đặc biệt, số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%.
Tuy nhiên, tại hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, nhiều xã, phường, thị trấn lại chuyển từ “xanh”, “cam” thành “đỏ”, đây là điều đáng lo ngại. Do đó, Thủ tướng muốn nghe 2 địa phương này trình bày về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch, phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó, điều chỉnh các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch cho hiệu quả.
Thu tuong chan chinh phong dich vi Tien Giang chuyen “xanh” sang “do”
 Thủ tướng họp trực tuyến phòng chống COVID-19.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo các tỉnh và một số phường tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang) và Mỹ Tho (Tiền Giang): Số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Thứ hai, chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày? Điều này rất quan trọng vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch. Thứ ba, tại những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các Công điện của Thủ tướng hay chưa?
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình thừa nhận còn những hạn chế trong phòng chống dịch, nhất là trong thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội chưa nghiêm túc, “chặt ngoài nhưng lỏng trong”. Tỉnh đã phát hiện, chấn chỉnh, có biện pháp khắc phục, ông Bình cho biết. Tỉnh cũng mới chỉ triển khai các tổ y tế, chưa lập các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn. Việc trả kết quả xét nghiệm PCR có lúc chậm.
Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để lãnh đạo, chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa” - Thủ tướng lưu ý các địa phương.
Với Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, ngoài các câu hỏi nêu trên, Thủ tướng hỏi kỹ về số ca tử vong trên địa bàn. Ông Vĩnh nêu một số lý do khiến có nhiều ca tử vong, như số bệnh nhân chuyển nặng chiếm tỉ lệ lớn, trong khi số lượng máy thở hạn chế, đặc biệt là khi chưa hoàn thiện được bệnh viện dã chiến và Trung tâm Hồi sức COVID-19 (ICU). Những ngày gần đây, sau khi các bệnh viện dã chiến và ICU đi vào hoạt động, công tác sàng lọc tại tầng 1 và tầng 2 tốt hơn, trang thiết bị và đội ngũ y tế đầy đủ hơn, thì số ca tử vong giảm.
Thủ tướng hỏi thêm, Tiền Giang có 37 xã, phường, thị trấn nguy cơ cao và rất cao, đã triển khai trạm y tế lưu động tại các địa bàn này chưa?
Nghe Chủ tịch Tiền Giang cho biết tỉnh đã có 2 xã triển khai điều trị F0 tại nhà, Thủ tướng nhấn mạnh: Điều trị tại nhà và lập trạm y tế lưu động là 2 việc khác nhau. “Người dân phải được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở thì mới có thể phân loại, điều trị ca bệnh sớm, giảm số ca tăng nặng, giảm tử vong. Nếu xã, phường, thị trấn nào cũng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên thì chắc chắn hệ thống y tế sẽ quá tải” - Thủ tướng lưu ý và cho biết “thực sự sốt ruột” với tình hình Tiền Giang chuyển từ “xanh” sang “đỏ”.
Thủ tướng bày tỏ chưa hài lòng vì trong quá trình thực hiện, một số lãnh đạo địa phương, nhất là ở cơ sở vẫn chưa nắm chắc tình hình, không đưa ra được mục tiêu, giải pháp cụ thể; nhận thức chưa đầy đủ để thực hiện xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng, chống dịch…; đây là nguyên nhân khiến giãn cách kéo dài mà không đạt mục tiêu.
Phải kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho biết, công tác phòng chống dịch thời gian qua vừa tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Vừa qua, tùy tình hình và diễn biến dịch, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia đã làm việc trực tuyến với toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, hoặc với 23 địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách, hoặc với TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam…
Thủ tướng đánh giá, qua gần 2 tháng thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, Kiên Giang và Tiền Giang đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, kết quả chưa được như mong muốn và dự báo tình hình có thể phức tạp hơn.
Về nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ, qua kiểm tra cho thấy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số nơi chưa nắm chắc, chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp; việc nắm tình hình và dự báo tình hình chưa sát; tổ chức thực hiện bị động, lúng túng, không chặt chẽ, chưa khoa học, chưa phù hợp diễn biến dịch bệnh tại địa phương; còn có những bất cập trong quản lý cách ly, di chuyển, điều trị…
Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng nhấn mạnh, các chủ trương, giải pháp đã tương đối đầy đủ, được nêu rất rõ tại các văn bản của Trung ương, nhất là các Công điện 1099 và 1102 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, giải pháp đã có, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung.
Theo đó, trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải nắm thật chắc các chủ trương, biện pháp về phòng chống dịch, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả tới cấp huyện, cấp xã và tới người dân. Phải tăng cường giám sát, kiểm tra; tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, cấp dưới kịp thời báo cáo, đề xuất cấp trên. Tăng cường tương tác qua lại giữa các cấp để phát hiện, điều chỉnh kịp thời những yếu kém, khó khăn, bất cập. Thủ tướng nhắc lại và yêu cầu phải thực hiện thật tốt các phương thức lãnh đạo của Đảng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia - rà soát, thống nhất các biểu mẫu báo cáo để bảo đảm gọn, rõ, đơn giản, sát thực tế, dễ hiểu, dễ nghe, dễ làm, dễ giám sát, dễ kiểm tra, dễ đánh giá.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thống nhất, tích hợp các nền tảng, ứng dụng (app) phục vụ phòng chống dịch (tiêm vắc xin, sổ sức khỏe, xét nghiệm…) để người dân chỉ phải sử dụng 1 app, bảo đảm thuận tiện nhất. Thủ tướng đề nghị hoàn thành nhiệm vụ này trong tuần.
Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và từng huyện, xã đang thực hiện giãn cách phải đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng về thời gian kết thúc giãn cách và các tiêu chí cần đạt để kiểm soát dịch bệnh, các giải pháp để đạt mục tiêu. Trên cơ sở thực hiện nghiêm các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế, việc tổ chức thực hiện có thể phân tán, phân cấp tới tận thôn, bản, tổ dân phố… tùy tình hình cụ thể. Cùng với đó là các biện pháp bảo vệ vùng xanh, phát triển kinh tế-xã hội tại những nơi an toàn…
“Phải kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, cố gắng chậm nhất là ngày 30/9” - Thủ tướng yêu cầu.
Việc kiểm soát, ngăn chặn lây lan phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mỗi địa phương có chiến lược xét nghiệm phù hợp tình hình. Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của virus, nhanh chóng phát hiện, phong tỏa nguồn lây, phân loại, chăm sóc, điều trị F0 phù hợp, hiệu quả, tập trung điều trị những ca bệnh nặng, có bệnh nền, phụ nữ có thai, người cao tuổi, những người có nguy cơ cao… Những nơi giãn cách và tăng cường giãn cách phải xây dựng ngay trạm y tế lưu động để người dân tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở, những nơi chưa thực hiện giãn cách cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để triển khai ngay khi cần. Tăng cường lực lượng y tế, nếu thiếu phải báo cáo ngay. Siết chặt kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài.
Làm thật tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh, an dân; tăng cường thông tin - tuyên truyền để người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, hướng dẫn về chăm sóc, điều trị người bệnh… theo hướng đơn giản, dễ hiểu, từ ngữ giản dị để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”.
Thủ tướng nhấn mạnh, ý thức của người dân trong phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng, vì vậy phải tuyên truyền, vận động để người dân chủ động tự bảo vệ mình, không bị nhiễm dịch bệnh; khi có vắc xin thì tích cực tham gia tiêm chủng, “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”; thực hiện nghiêm 5K; người dân có thể được hướng dẫn tự xét nghiệm, tự điều trị khi cần thiết, kết hợp đông y và tây y, cổ truyền và hiện đại trong điều trị…
Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Kiên Giang và Tiền Giang. Về các đề xuất của địa phương, Thủ tướng giao Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương lân cận hỗ trợ, nhất là cấp xã, về y tế, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội… Các tỉnh có thể báo cáo, đề xuất với Tổ công tác hoặc báo cáo, đề xuất trực tiếp các Bộ trưởng để xử lý theo nhiệm vụ được phân công.
Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi, nhất là trong mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm…, các cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu sai phạm phải kịp thời phát hiện, vào cuộc kiểm tra, xử lý ngay.
“Rất mong các tỉnh, các huyện, các xã đánh giá lại, phát huy những việc làm tốt, rút kinh nghiệm những việc chưa làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để làm tốt hơn. Chủ trương, biện pháp đã đầy đủ, tôi nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện thật tốt từ tỉnh tới huyện, xã và thôn, ấp, tổ dân phố…, các bộ ngành phối hợp, giúp đỡ để 2 tỉnh thực hiện được mục tiêu của mình trong phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân”- Thủ tướng phát biểu.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19

Nguồn: VTV

“Hô biến” xe bán hàng rong thành xe xét nghiệm lưu động

Trước những khó khăn, các địa phương đã nảy ra nhiều sáng kiến vượt khó hiệu quả. Những chiếc xe cá viên chiên đã được “hô biến” thành xe xét nghiệm lưu động, đến tận nhà dân lấy mẫu; vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại hiệu quả cho chiến dịch bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng…

 “Hô biến” xe bán hàng rong thành xe xét nghiệm lưu động
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong
Những ngày này, tại khu vực phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt xuất hiện những hình ảnh rất ngộ nghĩnh. Những cán bộ y tế mặc đồ bảo hộ, đạp xe cá viên chiên, nhưng không phải đi bán, mà là đi lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. 
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-2
Ông Phạm Thành Út (59 tuổi, ngụ khu vực Tân Lợi 2, phường Tân Hưng,) cho biết: Chiếc xe này xuất hiện từ mấy ngày qua, khiến bà con ai cũng thích thú. Lúc đầu tui còn tưởng là người ta đi bán thiệt, khi chạy ra coi thì thấy là xe xét nghiệm. Hỏi ra mới biết, chính quyền địa phương cho tận dụng những chiếc xe này đi xét nghiệm cho dân”. 
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-3
Theo ghi nhận của PV, chiếc xe cá viên chiên “phiên bản đặc biệt” này đã được cải tạo rất độc đáo. Nếu ngày thường, các ngăn tủ dùng để chứa các xâu cá viên, bò viên, xúc xích…, thì bây giờ, chiếc tủ kia lại chứa đầy các dụng cụ y tế. 
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-4
Anh Nguyễn Toàn Vẹn, một người dân địa phương cho biết: “Hiện nay, người dân rất ngại đi lấy mẫu ở nơi đông người, vì sợ lây nhiễm chéo. Bây giờ có chiếc xe này đến tận nhà ai cũng rất an tâm, cán bộ làm việc thì rất tận tụy. Sáng kiến này vô cùng độc đáo, được bà con rất ủng hộ”.
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-5
 Ngoài ra, nơi để bếp gas thành nơi để các mẫu test; các ngăn kéo thì chứa khẩu trang, găng tay. Còn người bán hàng được thay thế bằng nhân viên y tế, thực khách giờ đây là những người dân chờ lấy mẫu.
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-6
Thỉnh thoảng, những chiếc xe lưu động len lỏi vào những con đường ở thôn quê, nhân viên y tế cất tiếng rao hài hước: “Xét nghiệm lưu động đây, mại vô, mại vô”. Nghe vậy, người dân trong nhà cũng đáp lại “Bán cho tui xâu cá viên, với xâu xúc xích đi chú ơi!”, rồi ai nấy đều bật cười. Cách pha trò đó đã tạo nên bầu không khí vui tươi thoải mái, khiến cho người dân không còn ngán ngại việc xét nghiệm.
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-7

Thỉnh thoảng, những chiếc xe lưu động len lỏi vào những con đường ở thôn quê, nhân viên y tế cất tiếng rao hài hước: “Xét nghiệm lưu động đây, mại vô, mại vô”. Nghe vậy, người dân trong nhà cũng đáp lại “Bán cho tui xâu cá viên, với xâu xúc xích đi chú ơi!”, rồi ai nấy đều bật cười. Cách pha trò đó đã tạo nên bầu không khí vui tươi thoải mái, khiến cho người dân không còn ngán ngại việc xét nghiệm.  

“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-8
 Theo ông Tiên, nhận thấy ở phường cũng có nhiều người bán cá viên chiên bằng xe đẩy, lại đang trong lúc nghỉ bán vì giãn cách xã hội, nên phường có ý tưởng tận dụng các phương tiện này để làm xe xét nghiệm lưu động. Khi đến vận động thì được bà con ủng hộ hết mình và cho mượn các xe bán cá viên chiên, sau đó, phường cải tạo lại làm nhiệm vụ.  
“Ho bien” xe ban hang rong thanh xe xet nghiem luu dong-Hinh-9
“Ngoài tuyến đường chính của phường được bê tông hoá, còn có những tuyến đường nhỏ đất đá lởm chởm thì phương tiện này có bánh xe lớn nên rất thuận tiện trong di chuyển so với các loại xe bánh nhỏ. Vừa đẩy, vừa đạp được rất khoẻ cho các anh em”, ông Tiên nói. 

Thanh Hóa: Tuyến đê hơn 100 tỉ đồng lại bị nứt toác

Tuyến đê tả sông Mã có chiều dài 7 km (đoạn qua huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được đầu tư hơn 100 tỉ đồng lại xuất hiện nhiều vết nứt, vỡ mặt đê. Sự việc khiến nhiều người dân sinh sống dọc tuyến đê cảm thấy bất an, đặc biệt trong mùa mưa bão năm nay.

Thanh Hóa: Tuyến đê hơn 100 tỉ đồng lại bị nứt toác
Thanh Hoa: Tuyen de hon 100 ti dong lai bi nut toac

Năm 2019, dù đang trong thời gian bảo hành, tuy nhiên, tuyến đê tả sông Mã (chiều dài 7km với tổng vốn đầu tư 107 tỉ đồng) chạy qua địa bàn 3 xã Hoằng Tân, Hoằng Châu và Hoằng Phong (của huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã bị nứt toác, ngay sau đó, đơn vị thi công đã cho sửa chữa lại những đoạn đê bị nứt. (Ảnh chụp tháng 7/2019).

Thanh Hoa: Tuyen de hon 100 ti dong lai bi nut toac-Hinh-2
 Đặc biệt có đoạn dài cả trăm mét (qua xã Hoằng Phong), đơn vị thi công đã phải bóc bỏ lớp bê tông trên mặt, để đổ lại lớp bê tông mới. (Ảnh chụp tháng 7/2019)

Dân hỏi - Thành phố trả lời: Phó Chủ tịch TP HCM lên "ghế nóng"

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình sẽ giải đáp thắc mắc về kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9 vào lúc 20h tối 13/9, trong chương trình livestream Dân hỏi - Thành phố trả lời.

Dân hỏi - Thành phố trả lời: Phó Chủ tịch TP HCM lên "ghế nóng"
Ngày 13/9, Trung tâm Báo chí TP HCM cho biết trong Chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" phát sóng lúc 20h tối nay, sẽ có sự tham dự của ông Lê Hòa Bình - Phó Chủ tịch UBND TP HCM.
Ông Bình sẽ giải đáp thắc mắc về kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.