“Thủ phủ vải Trung Quốc” ở Hà Nội đóng cửa

(Kiến Thức) - Tiểu thương chợ Ninh Hiệp dừng bán hàng, "bao vây" UBND xã, cho con nghỉ học, để phản đối việc lấy trường và bãi xe của chợ xây dựng trung tâm thương mại.

Để phản đối việc các cơ quan chức năng lấy trường học và bãi xe của chợ xây dựng trung tâm thương mại, hàng nghìn tiểu thương kinh doanh ở chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã tạm dừng bán hàng 2 ngày nay và "bao vây" trụ sở xã, đồng thời cho con nghỉ học.
“Thủ phủ vải Trung Quóc” ỏ Hà Nọi dóng của
Các tiểu thương đến trụ sở UBND xã Ninh Hiệp phản đối việc lấy bãi xe và trường.
Sáng nay, các tiểu thương tại chợ Ninh Hiệp vẫn tiếp tục đóng cửa để phản đối việc triển khai dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây dựng trung tâm thương mại.
Một số tiểu thương cho biết, từ sáng qua, họ biết thông tin dự án xây chợ mới được khởi công nên các tiểu thương Chợ Nành (chợ Ninh Hiệp) đồng loạt che bạt, tạm dừng bán hàng hơn 1.000 ki ốt. Họ kéo nhau tới trụ sở UBND xã ở cách đó khoảng 200 m để phản đối.
“Thủ phủ vải Trung Quóc” ỏ Hà Nọi dóng của-Hinh-2
Các tiểu thương tự ý đóng cửa.
Bà Hoàng Thị Vinh (65 tuổi) cho biết: "Mấy ngày trước, có doanh nghiệp đã đưa máy móc về giải phóng mặt bằng, định lấy trường học và bãi đỗ xe của chợ để xây trung tâm thương mại. Dự án chuyển bãi xe và trường học để làm chợ là đi ngược lại lợi ích của người dân. Bởi cả xã đã có 4 chợ và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, chỉ 1.600 sạp hàng ở chợ Nành là kín chỗ còn 3 chợ Phú Điền, Ba Za, Sơn Long đều chưa hết tầng 1, các tầng khác bỏ trống vì dân không thuê".
Lý giải về vấn đề này, một tiểu thương là bà Vinh phân tích: "Cơ quan chức năng tiến hành xây thêm chợ vừa gây lãng phí, vừa xa rời thực tế với người dân".
Ngoài ra, theo bà Vinh, việc xóa bãi xe nằm sát chợ, di chuyển ra địa điểm mới cách chợ hơn 1 km gây khó khăn, tốn kém trong vận chuyển hàng hóa và bất tiện cho khách hàng.
“Thủ phủ vải Trung Quóc” ỏ Hà Nọi dóng của-Hinh-3
Những gian hàng không bóng người qua lại.
Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương còn tỏ ra bức xúc trước chủ trương phá trường cấp hai đạt chuẩn Quốc gia vừa tu sửa năm 2012 để lấy đất xây chợ mới.
"Ngôi trường khang trang như vậy sao lại phải phá đi nhường chỗ cho trung tâm thương mại. Trường mới nằm xa khu dân cư thì con em đi học rất khổ, chúng tôi đưa đón cũng vất vả hơn nhiều", một số tiểu thương kiến nghị. 
Ông Nguyễn Đình Khoan - Hiệu trưởng Tiểu học Ninh Hiệp cho biết: "Vào ngày 7/1, có 19 em nghỉ học. Hôm sau (8/1 -PV) con số này là 168 em. Để các em đến trường học đầy đủ và đúng với chương trình giảng dạy, nhà trường nhiều lần vận động các phụ huynh nhưng đến lúc này vẫn còn 19 em nghỉ học.
Ngoài ra, nhà trường đã cho họp đại diện phụ huynh học sinh của các lớp để động viên, thuyết phục bố mẹ cho con đến trường, tránh ảnh hưởng đến việc học hành của các em. Tuy nhiên, việc này vẫn tái diễn".
“Thủ phủ vải Trung Quóc” ỏ Hà Nọi dóng của-Hinh-4
Khu vực bãi xe chợ Ninh Hiệp.
Ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho rằng, dự án xây dựng hạ tầng ở xã Ninh Hiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố.
Tuy nhiên, sau khi được thành phố chấp thuận đầu tư, đơn vị được giao dự án đã nóng vội phối hợp với Ban quản lý chợ Ninh Hiệp giải phóng mặt bằng không theo trình tự nên gây bức xúc trong nhân dân.
Theo ông Dũng, huyện chưa xây dựng trung tâm thương mại mà chỉ xây khu dịch vụ thương mại, khu giải trí, công viên cây xanh, bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, để tiến tới nâng cấp xã Ninh Hiệp thành thị trấn.
"Chủ trương của huyện là giữ nguyên bãi xe cũ và làm thêm bãi xe mới theo quy hoạch rộng một ha để phục vụ nhu cầu các chợ trong xã. Còn việc di dời trường THCS, huyện đã chỉ đạo tạm dừng và báo cáo thành phố xem xét", ông Dũng nói.
“Thủ phủ vải Trung Quóc” ỏ Hà Nọi dóng của-Hinh-5
Khu đất nằm giữa trường THCS Ninh Hiệp và bãi để xe của chợ Nành.
Bãi đất trống nằm giữa trường Trung học cơ sở Ninh Hiệp và bãi để xe của chợ Nành, được cho là để xây dựng chợ và công viên vui chơi với máy ủi, máy xúc, mấy ngày trước vào để giải phóng mặt bằng đã bị dừng hoạt động.
Tuy nhiên, trả lời báo chí vào chiều qua, ông Nguyễn Bá Khanh, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp khẳng định: "Chúng tôi chỉ biết báo cáo sự việc và đề xuất, kiến nghị chứ không đủ chức năng giải quyết. Đến lúc này, chúng tôi chưa nhận được công văn chỉ đạo từ các cấp về việc này. Điều cần thiết nhất bây giờ là giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu, yên tâm ổn định kinh doanh".
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đồng ý chủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số tiền 180 tỷ đồng (do một đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư). Dự án này xây dựng chợ và khu dịch vụ thương mại tổng hợp trên diện tích khoảng 5.873m2, bãi đỗ xe diện tích khoảng 1 ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

Zone 9 đóng cửa gây tranh luận trong giới trẻ

(Kiến Thức) - Hợp tác xã ăn chơi nổi tiếng Hà Nội đã buộc phải đóng cửa, bên cạnh những ý kiến đồng tình thì không ít bạn trẻ vẫn còn tỏ ra tiếc nuối.

Từ chiều hôm qua, thông tin UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt các hoạt động kinh doanh tai khu Zone 9 trở thành chủ đề tranh luận nóng hổi, đặc biệt là đối các bạn trẻ tại Hà Nội.
Từ chiều hôm qua, thông tin UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt các hoạt động kinh doanh tai khu Zone 9 trở thành chủ đề tranh luận nóng hổi, đặc biệt là đối các bạn trẻ tại Hà Nội. 

Zone 9 “phớt” lệnh đóng cửa do có ai đứng sau?

(Kiến Thức) - UBND TP Hà Nội yêu cầu chấm dứt các hoạt động kinh doanh ở Zone 9 nhưng theo ghi nhận của PV Kiến Thức, khu vực này vẫn hoạt động...

UBND phường Bạch Đằng khất lần báo chí
Ngay sau khi Zone 9 mở cửa trở lại được 2-3 ngày, PV Kiến Thức đã đến UBND phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đặt lịch làm việc tìm câu trả lời cho vấn đề: Tại sao Zone 9 được hoạt động lại? Chính quyền địa phương đã biết chưa? Đây là hoạt động tự phát của những người kinh doanh ở Zone 9 hay có "bảo kê" phía sau?
Các cửa hàng cà phê, quán bar vẫn mở.
Các cửa hàng cà phê, quán bar vẫn mở.
Khi sang UBND phường, PV Kiến Thức đặt lịch làm việc với nhân viên Văn phòng phường sở tại và được hẹn 10h30 ngày hôm sau (tức ngày 25/11 - PV) sẽ làm việc với lãnh đạo UBND phường. Tuy nhiên, đến khoảng 9h ngày 25/11, PV nhận được điện thoại của nhân viên Văn phòng báo rằng, lãnh đạo phường "bận" lên quận họp đột xuất hết rồi, hẹn khi khác, sẽ báo sau.
Tuy nhiên, đến lúc này (hơn 2 tuần), PV Kiến Thức vẫn chưa nhận được hồi âm nào của UBND phường Bạch Đằng.
Trước đó, ông Vương Quốc Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, cũng cho biết: “Chúng tôi sẽ kiến nghị các cấp cho dừng hoạt động kinh doanh tại khu vực này để tránh xảy ra những bất ổn, phức tạp trong quản lý và cũng nhằm tránh những vụ việc xảy ra tương tự".
Theo ông Tiến, quan điểm của quận cũng sẽ xem xét dừng việc kinh doanh tại khu vực này. Phường đang yêu cầu các hộ kinh doanh ở đây tạm dừng kinh doanh. 
Người dân mong Zone 9 ngưng hoạt động
Một ngày sau lệnh cấm hoạt động ở khu vực Zone 9 của UBND TP Hà Nội, theo ghi nhận của PV Kiến Thức ngày 4/12, khu vực ngày vẫn mở cửa như chưa hề có lệnh cấm.
Rất nhiều khách đi ô tô ra vào khu vực Zone 9.
Rất nhiều khách đi ô tô ra vào khu vực Zone 9.
Hiện nơi xảy ra cháy đang được cơ quan chức năng niêm phong để tiếp tục điều tra, phía ngoài có hoa cúc trắng được người dân mang đến viếng nạn nhân xấu số. Lối ra vào khu vực Zone 9 luôn có rất nhiều khách đến vui chơi.

Một số người dân khu vực cho biết, qua các cơ quan báo chí, người dân mới biết UBND TP Hà Nội đã ra lệnh cấm hoạt động ở khu vực Zone 9.

Tuy nhiên, Zone 9 vẫn mở cửa như thường từ 3 tuần nay rồi. Lệnh cấm của UBND TP Hà Nội không biết đến khi nào mới có hiệu lực?

Nơi xảy ra cháy đang bị cơ quan chức năng niêm phong.
Nơi xảy ra cháy đang bị cơ quan chức năng niêm phong.
Lệnh cấm của UBND TP bị "phớt"

Bác Vũ Minh Tùng (50 tuổi, nhà cạnh Zone 9, Hà Nội) cho biết: "Nói là cấm hoạt động ở khu vực Zone 9, nhưng cấm ở đâu chứ, ở đây đâu thấy cấm gì... các hàng quán vẫn hoạt động như chưa có lệnh cấm vậy".

Nhiều khách vào Zone 9.
Nhiều khách vào Zone 9.
Anh Lê Văn Hải (28 tuổi, khách thường hay đến Zone 9 uống cà phê) tâm sự: "Nghe nói có lệnh cấm hoạt động ở khu vực Zone của UBND TP Hà Nội. Sáng nay, tôi đến xem thế nào. Khi đến nơi, tôi vẫn thấy khu vực hoạt động bình thường như chưa hề có lệnh cấm. Chắc có thế lực nào đó đứng sau, bật đèn xanh, nên Zone 9 mới ngang nhiên mở cửa như vậy".
UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 9103/UBND-QHXDGT gửi UBND quận Hai Bà Trưng, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bình An (đơn vị quản lý khu đất tại số 9 Trần Thánh Tông), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới