“Thủ phạm” gây giật điện khi sạc điện thoại

(Kiến Thức) - Sự việc một nữ tiếp viên hàng không Trung Quốc bị điện giật chết trong khi nghe điện thoại đang sạc pin khiến dư luận lo ngại vì trước đó ở nước ta cũng có những tai nạn giật điện từ điện thoại đang sạc pin.

“Thủ phạm” gây giật điện khi sạc điện thoại
Giật do cách điện không đảm bảo
Giải thích về cơ chế của sạc pin điện thoại, Phùng Anh Tuấn, Viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, về mặt nguyên tắc, sạc điện thoại phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như hiệu suất, kích thước. Bên cạnh đó, yêu cầu về an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Một trong những chỉ tiêu an toàn là cách ly về điện giữa hai phần đầu vào điện áp cao (220V) và phần đầu ra điện áp thấp (5V). "Sạc điện thoại bao hàm cả thiết bị chuyển đồi nguồn điện từ 220V xuống 5V. Thiết bị này chính là phần hộp lớn nhất nằm phần đầu vào của sạc".  
TS Phùng Anh Tuấn cho biết, sạc điện thoại cần có các tiêu chuẩn cụ thể như tiêu chuẩn cách điện giữa đầu ra với đầu vào được quy định tùy theo hệ thống tiêu chuẩn của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, đó là tiêu chuẩn TCVN-7447 (tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364). Tiêu chuẩn chống cháy nổ cũng là một tiêu chuẩn cần đạt. Về chống cháy nổ phải đạt tiêu chuẩn UL-94 (Hoa Kỳ).  
Tuy nhiên, những chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn nêu trên không được đảm bảo với những thiết bị sạc pin trôi nổi, "hàng lô", hàng rởm bán nhan nhản trên thị trường. "Mặc dù điện áp đầu ra có thể thấp, tức 5V, nhưng nếu không đảm bảo yêu cầu an toàn cách ly giữa phần đầu vào và đầu ra của điện áp, khi xảy ra hư hỏng cách điện bên trong, phần đầu ra có thể sẽ được nối thông điện với phần đầu vào. Nói cách khác, nếu xảy ra hư hỏng cách điện bên trong, điện áp đầu ra sẽ chính là điện áp nguồn 220V. Lúc này không những gây cháy điện điện thoại do điện áp cao mà cũng gây giật nếu người dùng chạm vào điện thoại", TS Phùng Anh Tuấn nhấn mạnh. 
Không nên vừa nghe điện thoại vừa sạcpin.
Không nên vừa nghe điện thoại vừa sạcpin. 
Mua hàng chính hãng, không dễ
Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay thiết bị sạc pin cho điện thoại thông minh, nhất là iPhone được bày bán tràn lan, thậm chí để mua hàng chính hãng không phải dễ. Cùng một chiếc sạc điện thoại Iphone 4 nhưng tại Nhật Cường Mobile được bán với giá 350.000đ, trong khi tại chợ giời chúng tôi chỉ mua với giá 50.000đ, hay tại một số địa chỉ khác có giá từ 200.000 - 250.000đ. Theo nhân viên bán hàng của Nhật Cường Mobile sạc 350.000đ là hàng Trung Quốc loại 1, bảo hành 1 tháng. Còn hàng tại thị trường có giá mấy chục nghìn đồng là hàng loại kém chất lượng. Nhưng khi chúng tôi hỏi mua sạc điện thoại iPhone 4 hàng chính hãng, nhân viên này cho rằng: Cửa hàng không có và cũng không biết nơi nào bán.
TS Phạm Hồng Thịnh, Bộ môn Kỹ thuật điện cao áp và Vật liệu điện, Viện điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, sử dụng sạc pin không chính hãng không chỉ có nguy cơ về cháy nổ do chập điện mà nguy cơ về sạc không đủ điện áp khiến pin chạy không tốt. Điều này cũng đồng nghĩa nguồn điện không tương thích với đặc tính kỹ thuật của pin nên có thể tiếp dẫn đến việc nóng máy, hỏng các chi tiết khác của điện thoại hay gây cháy nổ máy khi sử dụng.  
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc sử dụng các phụ kiện thay thế không rõ nguồn gốc, việc vừa sạc điện thoại vừa nghe gọi là thói xấu cần loại bỏ. Khi sử dụng cần sạc đầy pin sau đó rút ra mới dùng để nghe gọi, nhắn tin... Khi sạc pin cũng cần để nơi thoáng mát, tránh để trên các vật liệu có thể ủ hơi nóng như đệm, chăn... Khi các thiết bị bị hỏng cần thay thế bằng hàng chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ, có bảo hành. Tránh lạm dụng các thiết bị hỗ trợ như sạc pin gắn liền với máy...    
Khảo sát nhỏ trong phạm vi 20 người cho thấy 100% trong số này cho biết họ thường xuyên có thói quen vừa sạc điện thoại vừa nghe gọi. Thậm chí, có người vừa sạc điện thoại vừa chơi điện tử, vào mạng internet... khiến máy nóng nhưng người dùng không quan tâm nhiều. Hay có những người tay ướt vẫn cầm điện thoại đang sạc để nói chuyện... 

Làm gì khi điện thoại “dính” nước?

Làm gì khi điện thoại “dính” nước?

Máy giặt, bồn cầu, đồ uống hay thời tiết ẩm ướt là những thứ có thể làm ướt chiếc điện thoại của bạn. Nếu lỡ tay làm rơi chiếc điện thoại của mình vào nước, bạn đừng hoảng sợ mà hãy làm theo các bước dưới đây và chiếc điện thoại của bạn có thể sẽ được "cứu sống".

Điều cần làm

Tuy việc tháo rời các linh kiện sẽ giúp làm khô điện thoại hiệu quả hơn, nhưng điều này sẽ khiến chiếc điện thoại dính nước của bạn không còn được bảo hành. Để có thể tháo rời điện thoại, bạn sẽ phải dùng đến các dụng cụ chuyên dụng; và nếu không cẩn thận, bạn sẽ làm hư chiếc điện thoại của mình. Vì thế, bạn không nên tháo máy của mình ra mà hãy làm theo các bước sau:

1. Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy điện thoại ra khỏi nước ngay lập tức. Bởi để điện thoại càng lâu trong nước sẽ càng làm tăng nguy cơ bị hư hỏng.

2. Đừng thử xem điện thoại của bạn có còn hoạt động không và cũng đừng bấm bất kì nút nào. Bởi làm như vậy sẽ càng khiến cho nước thấm sâu hơn vào máy.

3. Điều tiếp theo bạn phải làm trong mọi trường hợp là ngay lập tức tháo pin ra khỏi máy để ngắt nguồn điện, tránh làm chập cháy các linh kiện.

4. Nếu điện thoại của bạn thuộc loại pin gắn liền vào máy, ví dụ như iPhone hay Nokia Lumia thì bạn không thể tháo pin ra được. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro và bấm một vài nút để kiểm tra xem liệu điện thoại của bạn còn hoạt động không. Nếu còn hoạt động, bạn phải nhanh chóng tắt nguồn điện thoại. Bạn cần phải rất cẩn thận khi xử lý trường hợp này.

5. Gỡ bỏ các thiết bị ngoại vi hay phụ kiện điện thoại, ví dụ như ốp điện thoại.

6. Tháo thẻ SIM và thẻ nhớ ra, để hở các cổng kết nối hoặc nắp lưng để điện thoại nhanh khô hơn.

7. Dùng khăn giấy lau khô các bộ phận của điện thoại (kể cả phần bên ngoài). Khi thực hiện bước này, bạn cần hết sức cẩn thận để không làm nước chảy vào các khe hở của điện thoại.

8. Ngày cả khi mọi bộ phân đã được lau khô thì vẫn còn một chút hơi nước đọng lại trong máy. Vì thế, bạn cần phải loại bỏ hết hơi nước trước khi bật điện thoại lên. Một cách khắc phục thường dùng nhất là vùi điện thoại của bạn trong gạo khô. Các vật liệu hút nước như gạo có đặc tính hút ẩm giúp hấp thu hơi nước.

Sử dụng gạo để hút ẩm
Sử dụng gạo để hút ẩm

Những sự thật ít biết về điện thoại di động

(Kiến Thức) - Bạn có biết vì sao mỗi tin nhắn văn bản chỉ có 160 kí tự? Ai là người đầu tiên gửi hình ảnh bằng một chiếc điện thoại di động? Chiếc điện thoại nào bán chạy nhất thế giới? Tất cả đều sẽ có lời giải đáp...

Những sự thật ít biết về điện thoại di động
Tin nhắn văn bản. Philippine là nước đứng đầu thế giới về số lượng tin nhắn văn bản với 1,4 tỉ tin nhắn/ngày. Kể từ cuối thập kỉ 90 và đầu những năm 2000, Philippine được coi là "trung tâm tin nhắn của thế giới" bởi tại đất nước này gửi tin nhắn văn bản được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi các nhà mạng nhận ra sự phổ biến của dịch vụ này. Hiện tại, mỗi tin nhắn văn bản gửi đi tại Philippine tốn khoảng 1 peso (khoảng 500 VNĐ).
Tin nhắn văn bản. Philippine là nước đứng đầu thế giới về số lượng tin nhắn văn bản với 1,4 tỉ tin nhắn/ngày. Kể từ cuối thập kỉ 90 và đầu những năm 2000, Philippine được coi là "trung tâm tin nhắn của thế giới" bởi tại đất nước này gửi tin nhắn văn bản được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi các nhà mạng nhận ra sự phổ biến của dịch vụ này. Hiện tại, mỗi tin nhắn văn bản gửi đi tại Philippine tốn khoảng 1 peso (khoảng 500 VNĐ). 

Khám phá “ngọn núi của Chúa” kỳ lạ

(Kiến Thức) - Nằm ở Arusha, Tanzania, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai uy nghi cao 2.890m tại thung lũng Rift tại Đông Phi. Những người dân Maasai bản địa gọi Ol Doinyo Lengai là "ngọn núi của Chúa". 

Khám phá “ngọn núi của Chúa” kỳ lạ
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới