Thu hồi văn bản về 12 thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19

Bộ Y tế cho biết, một số nội dung trong công văn 5944 liệt kê danh sách những loại thuốc y học cổ truyền giúp phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 chưa phù hợp nên đã thu hồi công văn này.

Thu hồi văn bản về 12 thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19
Ngày 26/7, Bộ Y tế vừa ra văn bản số 5967/BYT - YDCT để thu hồi công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.
Trong công văn thu hồi do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ, do một số nội dung trong công văn 5944 chưa phù hợp.
Trước đó, ngay khi được ban hành, công văn 5944 của Bộ Y tế đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng, văn bản thiếu tính khoa học, “thiên vị” một số doanh nghiệp.
Thu hoi van ban ve 12 thuoc co truyen ho tro dieu tri COVID-19
Ảnh: Lao động 
Theo văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được ban hành kèm theo công văn 5944, có nội dung liệt kê danh sách 12 loại thuốc cổ truyền, sản phẩm phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19 như viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương), Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất), Imboot...
Hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.
Tại công văn ban hành ngày 24/7, Bộ Y tế đề nghị, các đơn vị căn cứ vào thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu ban hành kèm công văn này để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Từ đó hỗ trợ cho các người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Đáng chú ý, trong danh mục 26 sản phẩm có cả những sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Chỉ 5 ngày trước khi có công văn 5944, một sản phẩm bảo vệ sức khỏe trong danh mục này đã tăng giá trên các trang thương mại điện tử lên 1 triệu đồng/hộp, trong khi giá trước đây là 100.000 - 250.000 đồng/hộp.
Trước đó, một số ý kiến cho rằng, công văn 5944/BYT-YDCT do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký không nhắc đến 12 sản phẩm trên mà chỉ đề nghị các bệnh viện, cơ sở y tế cân nhắc sử dụng các sản phẩm y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19.
Trong khi đó, văn bản đính kèm nội dung: “Hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu trong phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19” ghi chi tiết 12 loại thuốc (trong đó có Hoạt huyết Nhất Nhất), bên dưới có ghi tên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhưng chữ ký để trống.
Ngay sau khi công văn 5944 được ban hành khiến nhiều người phản ứng, chiều 25/7, giải thích với báo giới, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà đó chỉ là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch.
"Các đơn vị sản xuất các sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành Y tế và một số tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy thuốc tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly" - PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh nói.
Thu hoi van ban ve 12 thuoc co truyen ho tro dieu tri COVID-19-Hinh-2
 Công văn thu hồi văn bản 5944 của Bộ Y tế.
Theo ông Thịnh, căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng. Đối với nhóm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị có thể đồng thời sử dụng 2-3 loại, kết hợp uống thuốc dạng sắc trên cơ sở các bài thuốc được đề cập trong hướng dẫn kèm Công văn 5944/BYT-YDCT. Điều đó có nghĩa là không phải bệnh nhân COVID-19 nào cũng giống nhau, mà từng bệnh nhân, tùy từng tình trạng, mức độ bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Nói về sản phẩm thuốc hoạt huyết (phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, mất thăng bằng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay...) được đưa vào danh mục 12 thuốc nêu trên, trong khi COVID-19 là bệnh do SARS-CoV-2, lây qua đường hô hấp, ông Thịnh giải thích: "Sản phẩm hoạt huyết không phải là thuốc điều trị COVID-19 mà là sản phẩm trong danh sách đơn vị tài trợ, nên chúng tôi hướng dẫn sử dụng".
Tương tự, sản phẩm Kovir (hướng dẫn phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hòa miễn dịch các bệnh lý do virus), ông Thịnh cho rằng, tất cả các sản phẩm đều đang trong giai đoạn nghiên cứu. "Hiện Bộ Y tế không công bố sản phẩm có tác dụng dự phòng, điều trị ca nhiễm SARS-CoV-2".
"Thuốc khi sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ, vì thuốc bao giờ cũng có 2 mặt: lợi và hại. 12 thuốc, sản phẩm y học cổ truyền ban hành cùng công văn nêu trên không phải là danh mục sản phẩm cho đấu thầu thuốc dự phòng, điều trị COVID-19. Người dân cần hiểu đúng, không nên đổ xô đi mua"- ông Thịnh nói.
Tuy nhiên, giải thích trên không được dư luận đồng tình. Bởi trong danh mục kèm hướng dẫn được ghi rõ là “Phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19” khi dư luận lên tiếng phản ứng lại nói rằng: “sản phẩm tài trợ nên đưa vào danh mục”.
Mới đây, sau khi Bộ Y tế thu hồi công văn 5944, trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh nói rằng: “Sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến công văn 5944/BYT-YHTC, chúng tôi đã rà soát lại nội dung. Với vai trò là cơ quan tham mưu, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền nhận thấy đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục thu hồi công văn theo đúng quy định”.

12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 được Bộ Y tế nêu rõ trong hướng dẫn sử dụng thuốc gồm: Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên, Siro Dưỡng âm bổ phế, Bạch địa căn, Siro Viêm họng (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an); Viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương);Siro Ngân kiều (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng); Hạnh tô (Bệnh viện YHCT Trung ương); Vệ khí khang (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng); Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất); Imboot; Xuyên tâm liên.

>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội giãn cách xã hội chống Covid-19, dịch vụ nào được phép hoạt động?

Nguồn: Thanh Niên.

Viettel, Vinaphone, Mobifone mở gói cước hỗ trợ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19

(Kiến Thức) - Các doanh nghiệp viễn thông di động Viettel, Vinaphone, Mobifone đã xây dựng và triển khai các gói cước Covid, theo đó với mỗi gói cước được đăng ký/gia hạn thành công, doanh nghiệp sẽ trích ra 5.000 đồng để ủng hộ vào Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19.

Viettel, Vinaphone, Mobifone mở gói cước hỗ trợ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, làn sóng mới của Covid với các ca nhiễm chủng virus mới từ Anh và Ấn Độ, có tốc độ lây lan nhanh đặc biệt đang tàn phá nặng nề các nước láng giềng và trong khu vực, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vắc xin” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế.
Để kìm chế dịch bệnh hiệu quả, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu sớm tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để chiến thắng đại dịch COVID-19.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?

Sống chung với dịch COVID-19 là ý kiến của nhiều người sau gần 2 năm Việt Nam chống chọi lại đại dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sống chung với đại dịch, chúng ta phải đảm bảo được điều kiện phủ sóng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?
Làn sóng dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Số lượng ca mắc mới ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 11.794 ca (tính đến 6h sáng 26/6). Nhiều tỉnh, thành có số lượng ca mắc mới lớn như TP HCM 2.958 ca, Bắc Giang 5.530, Bắc Ninh 1.599.
“Đã đến lúc, chúng ta cần phải sống chung với dịch COVID-19” – là ý kiến được đưa ra sau gần 2 năm cả nước chống chọi cùng đại dịch.

Tối 16/7: TPHCM thêm 1.349 ca mắc COVID-19, trong ngày cả nước 3.336 ca

Tối  16/7, theo  bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế, có thêm 1.898 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM có 1.349 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 trong ngày hôm nay là 3.336.

Tối 16/7: TPHCM thêm 1.349 ca mắc COVID-19, trong ngày cả nước 3.336 ca
Toi 16/7: TPHCM them 1.349 ca mac COVID-19, trong ngay ca nuoc 3.336 ca
 
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.