Thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng gặp nhiều khó khăn

Theo đoàn công tác, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn.

Thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng gặp nhiều khó khăn
Ngày 15.5, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) do ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính T.Ư, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng - làm Trưởng đoàn - đã công bố kết luận kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, từ năm 2013 đến tháng 9.2018, tổng số tiền các tổ chức tín dụng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là trên 62.000 tỉ đồng, 18,52 triệu USD (chiếm 81,91% trong tổng số tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của toàn quốc 5 năm là 76 nghìn tỉ đồng).
Các tổ chức tín dụng đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Thi hành án dân sự thu hồi được 10 nghìn tỉ đồng (đạt 17,26%), 10,09 triệu USD (đạt 54,48%).
Thu hoi tai san that thoat trong cac vu an tham nhung gap nhieu kho khan
Ông Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN 
Theo đoàn kiểm tra, đối với các tài sản được Tòa án giao để bảo đảm thi hành án, các tổ chức tín dụng đã tổ chức, quản lý, khai thác, xử lý có hiệu quả.
Về cơ bản, các tổ chức tín dụng tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài sản tiền gửi.
Tuy vậy, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài từ trước năm 2013 đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm; một số tổ chức tín dụng chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản, nên tỉ lệ thu hồi đạt thấp…
Ông Phan Đình Trạc lưu ý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần coi công tác phối hợp xử lý tài sản, thất thoát là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Phối hợp tốt trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án và công tác thu hồi tài sản… để phục vụ cho các vụ án liên quan trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

Chống tham nhũng: Những cánh cửa đã mở

Bước sang những ngày đầu tiên của tháng Tám, dồn dập những sự kiện pháp lý nóng hổi với trọng điểm là việc chống tham nhũng.

Chống tham nhũng: Những cánh cửa đã mở
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương sơ kết 6 tháng đầu năm với những đánh giá tích cực, làm chuyển biến tình hình trong lĩnh vực này, Tổng Bí thư khái quát: “Khi lò đã nóng thì củi tươi cũng cháy!”.

Chống tham nhũng: Vẫn còn thói “hy sinh đời bố, củng cố đời con”

Ngày 10/8 PV có cuộc trao đổi với Cục trưởng Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt về công tác kê khai, giám sát thu hồi tài sản tham nhũng của cán bộ.

Chống tham nhũng: Vẫn còn thói “hy sinh đời bố, củng cố đời con”
Người đứng đầu chưa làm hết trách nhiệm

Công bố dự thảo báo cáo kiểm tra phòng chống tham nhũng tại TPHCM

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng.

Công bố dự thảo báo cáo kiểm tra phòng chống tham nhũng tại TPHCM
Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra - Ảnh: VGP
 Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra - Ảnh: VGP
Theo Chinhphu.vn, ngày 27-5, tại Thành ủy TP.HCM, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo, lấy ý kiến trực tiếp về dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại TPHCM năm 2017.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.