Thông tin thú vị về vỏ bọc băng giá ngoài Hệ mặt trời

(Kiến Thức) - Một lớp vỏ băng giá khổng lồ gọi là Đám mây Oort được cho là bao vây quanh Hệ mặt trời. Nó có thể chứa hàng tỉ, thậm chí hàng nghìn tỷ vật thể trong đó, rất bí ẩn.

Thông tin thú vị về vỏ bọc băng giá ngoài Hệ mặt trời

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), có khoảng 2 nghìn tỷ đối tượng trong Đám mây Oort chủ yếu bao gồm các ion amoniac, mê-tan, nước và nhiều hành tinh, vật thể khác nhau.

Thong tin thu vi ve vo boc bang gia ngoai He mat troi
Nguồn ảnh: Space. 

Đám mây này được hình thành từ những ngày đầu của Hệ Mặt trời. Trong khi lực hấp dẫn thu hút các hạt bụi nhỏ và băng giá khác lại với nhau, thì các thiên thể lớn hơn tương tác lực hấp dẫn từ các hành tinh khác, chủ yếu là  từ những hành tinh khí khổng lồ như Mộc tinh.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Dân số của đám mây Oort luôn ở trạng thái không đổi. Chỉ là có một số đối tượng thường xuyên ra khỏi hệ thống thông qua tương tác với các hành tinh láng giềng và ngôi sao khác, trước khi chúng trở lại hệ thống trong khoảng vài ngàn, vài triệu năm tới.

Bí ẩn mây hình con mắt khổng lồ hiện rõ ở Anh

(Kiến Thức) - Một đám mây hình con mắt khổng lồ được phát hiện ở Anh nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Bí ẩn mây hình con mắt khổng lồ hiện rõ ở Anh
Đám mây hình con mắt khổng lồ được phát hiện vào buổi chiều ngày 5/5/2017 ngay trên bầu trời xám xịt của thành phố Yorkshire, nước Anh do một nhân chứng địa phương tình cờ chụp lại.
Khối mây có hình đôi mắt kỳ lạ, có kết cấu hoàn chỉnh, ngoài ra còn có cả hình ảnh giống như chân mày.

Bí ẩn đám mây hình ống cuộn trên bầu trời Cumbria

(Kiến Thức) - Một đám mây hình ống cuộn kỳ lạ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Cumbria khiến nhiều người kinh ngạc.

Bí ẩn đám mây hình ống cuộn trên bầu trời Cumbria

Đám mây hình ống cuộn kỳ lạ được phát hiện vào ngày 5/5/2017 ngay trên bầu trời Carlisle, Cumbria.

Đám mây trắng xóa hình ống cuộn đột nhiên xuất hiện trên bầu trời trong xanh.

Bi an dam may hinh ong cuon tren bau troi Cumbria
Nguồn ảnh: Dailymail.

Thêm bí ẩn về ‘hệ Mặt trời thứ hai’ được giải mã

Các nhà thiên văn học vừa khám phá thêm một điều bí mật về Trappist-1, hệ thống hành tinh được xem là hệ Mặt trời thứ hai trong vũ trụ.

Thêm bí ẩn về ‘hệ Mặt trời thứ hai’ được giải mã
Trappist-1 bao gồm 7 hành tinh có kích cỡ tương đồng với Trái đất. Qua quan sát quỹ đạo của hành tinh Trappist-1h nằm ở vị trí xa nhất, nhóm nghiên cứu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hành tinh này mất 19 ngày để quay một vòng quanh ngôi sao chủ yếu ớt của nó.
Them bi an ve ‘he Mat troi thu hai’ duoc giai ma
7 hành tinh thuộc Trappist-1. 
Phát hiện mới này gợi ý về khả năng Trappist-1h quá lạnh lẽo để tồn tại sự sống như chúng ta vẫn trông đợi. Mặt khác, nó cũng củng cố giả thuyết 7 hành tinh trong Trappist-1 đều quay quanh sao chủ trong một liên kết trọng lực chặt chẽ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới