Thông tin gây choáng về sao chổi bất thường Hale-Bopp

(Kiến Thức) - Hale-Bopp trở thành sao chổi độc lạ, có hành vi quái đản từng bay gần qua Trái đất. Hale-Bopp có lẽ là một trong những sao chổi được xem nhiều nhất trong lịch sử, sáng gấp hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley.

Thông tin gây choáng về sao chổi bất thường Hale-Bopp

Theo NASA, Hale-Bopp là một sao chổi sáng bất thường từng bay qua Trái đất, đạt khoảng cách tiếp cận gần nhất là vào năm 1997, hoạt động chủ yếu ở khu vực Bắc bán cầu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở một số thời điểm xuất hiện.

Quan trọng hơn, Hale-Bopp có lẽ là một trong những sao chổi được xem nhiều nhất trong lịch sử. Nó sáng gấp hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley cũng phát hiện cùng thời điểm lần đầu tiên, NASA cho biết.

Thong tin gay choang ve sao choi bat thuong Hale-Bopp
Nguồn ảnh: Phys. 

Đáng buồn thay, với niềm tin cực đoan về sự xuất hiện của Hale-Bopp, khoảng 40 người trong một phần của giáo phái "Thiên đàng" ở San Diego đã tự sát hàng loạt khi sao chổi này đến gần Trái đất, vì họ tin rằng, sao chổi này sẽ đưa họ về thiên đàng.

Mời quý vị xem  video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Nhìn ở góc độ khoa học, sao chổi Hale-Bopp phân tán bụi từ trung tâm vể phía đuôi rất nhiều, với lượng bụi, vật chất nhiều gấp 8 lần so với một sao chổi trung bình.

"Hạt nhân sao chổi Hale-Bopp phải là một nơi cực kỳ năng động, giàu năng lượng, giàu vật chất đủ làm phân tán lượng bụi, cung cấp độ sáng rực rỡ cho toàn bộ hệ thống", Harold Weaver, nhà thiên văn học tại Đại học Johns Hopkins nói.

Bí ẩn siêu năng lượng kỳ quái trong sao lùn loại M

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế vừa công bố kết quả phân tích về ASASSN-18di - một dòng siêu năng lượng ánh sáng trắng, mạnh mẽ phát ra trên một ngôi sao lùn loại M, trước đây không được phát hiện.

Bí ẩn siêu năng lượng kỳ quái trong sao lùn loại M
Cho đến nay, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy rất nhiều pháo sáng lớn bắt nguồn từ các ngôi sao lùn mát. Điều này là do các ngôi sao loại M có thể thể hiện mức độ hoạt động từ tính cao.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương

(Kiến Thức) - Những đám mây của sao Thiên Vương bao gồm hydrogen sulfide, có mùi giống như trứng thối, nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích ánh sáng hồng ngoại của hành tinh băng khổng lồ này đã chỉ ra.

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Thiên vương tinh cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của NASA bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.

Bí ẩn đằng sau những cú va chạm trên sao chổi 67P

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy rằng sao chổi 67P bị phá hủy do tác động mạnh mẽ khiến nhiều vật liệu bay hơn. Kèm theo đó, có những mảnh chuyển động chậm nối với nhau để tạo ra hai thùy riêng biệt.

Bí ẩn đằng sau những cú va chạm trên sao chổi 67P
Khi tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đến thăm sao chổi 67P vào năm 2014, đầu dò nhìn thấy hai thùy đặc thù của 67P.
Hình dạng này không phải là duy nhất khi hơn một nửa số sao chổi được quan sát bởi tàu vũ trụ có hình dạng hai thùy, bao gồm sao chổi 103P / Hartley 2 và 19P / Borrelly.

Đọc nhiều nhất

Tin mới