Thông tin bất ngờ vụ phao cứu sinh 'biến mất' trên cầu bắc qua sông Hồng

Đại diện Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Hà Nội (đơn vị quản lý 3 cầu Chương Dương, Nhật Tân và Vĩnh Tuy) cho biết đã tạm thu những chiếc phao cứu sinh.

Những phao cứu sinh này không bị mất cắp mà chúng tôi tạm thu lại để làm việc với nhóm tình nguyện. Họ chủ động treo phao lên cầu mà chưa làm việc và chưa có sự thống nhất với đơn vị quản lý. Việc thu này diễn ra ngay sau khi nhóm tình nguyện lắp đặt hôm 15/5", bà Thủy thông tin với phóng viên Dân trí chiều 19/5.
Theo bà Thủy, đơn vị hoàn toàn ủng hộ hoạt động treo phao cứu sinh trên cầu với hi vọng giúp đỡ các nạn nhân đuối nước. Tuy nhiên, nhóm tình nguyện cần làm việc với ban quản lý hay chính quyền địa phương trước khi thực hiện.
"Sau khi thu những chiếc phao cứu sinh, chúng tôi đã mời trưởng nhóm tình nguyện lên làm việc, tuy nhiên người này bận công tác nên lại hẹn vào đầu tuần tới", bà Thủy nói thêm.
Thong tin bat ngo vu phao cuu sinh 'bien mat' tren cau bac qua song Hong
Đại diện đơn vị quản lý cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy cho biết, số phao cứu sinh trên các cây cầu này không phải bị lấy mất mà là do đơn vị tạm thu giữ (Ảnh: Trần Thanh) 
Về việc những chiếc phao cứu sinh có được lắp đặt lại trên các cây cầu hay không? Bà Thủy cho hay: "Đơn vị sẽ thống nhất báo cáo với Sở Giao thông vận tải Hà Nội để cho triển khai thực hiện, bởi đây là việc làm hữu ích".
Trước đó, một lãnh đạo phường của quận Long Biên cho biết đã nắm bắt được hoạt động treo phao cứu sinh trên cầu Long Biên của một nhóm tình nguyện viên.
Theo vị này, việc treo phao trên cầu liên quan mảng văn minh đô thị. Nếu đảm bảo an toàn, có người trực chốt khi có tình huống xấu, rồi thả phao cứu người thì đó là hành động đẹp. "Tuy nhiên, phường cũng cần kiểm tra và xác minh thêm vì nhóm này chưa làm việc với chúng tôi", vị lãnh đạo nói.
Trước đó, ngày 19/5, trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Ngọc Khánh - Chủ nhiệm CLB Bơi Khám phá, nhóm lắp đặt hàng chục chiếc phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội - cho biết, sau gần một tuần lắp đặt phao cứu sinh trên cầu Nhật Tân và cầu Chương Dương thì đến nay nhiều chiếc phao đã "không cánh mà bay".
Theo anh Khánh, việc mất phao là điều có thể xảy ra, thế nhưng các thành viên của nhóm anh luôn hướng đến điều tích cực và hiện dự án treo phao cứu sinh vẫn đang hoạt động có hiệu quả.
Anh Khánh chia sẻ rằng, mọi người phản ứng rất tích cực với những chiếc phao cứu sinh được lắp dọc trên các cây cầu ở Hà Nội trước đó. Về việc mất phao, anh Khánh cho hay: "Mất lần một thì chúng tôi lại lắp lần hai, mất lần hai thì chúng tôi lại lắp lần ba. Tôi nghĩ rằng sau này mọi người sẽ không còn lấy phao nữa, bởi đây là những chiếc phao cứu sinh, giúp những người không may bị đuối nước hay có ý định tự tử".
Nói về dự án lắp đặt phao cứu sinh dọc các cây cầu trên sông Hồng từ Lào Cai đến Thái Bình, anh Khánh cho biết, hiện nhóm đã lắp được khoảng 100 chiếc phao, dự kiến đến cuối tháng 7/2022 sẽ lắp đặt xong toàn bộ.
Thong tin bat ngo vu phao cuu sinh 'bien mat' tren cau bac qua song Hong-Hinh-2
Trước đó trên cầu Nhật Tân, nhóm anh Khánh đã lắp đặt khoảng 6 chiếc phao cứu sinh, tuy nhiên hiện nay trên cầu này cũng không còn cái nào. 
Theo đại diện nhóm lắp đặt phao cứu sinh, mục đích của việc lắp đặt phao này là để gián tiếp giúp những người bị đuối nước, những người muốn cứu người đuối nước có phương tiện để cứu người. Đặc biệt, thời gian này đã vào mùa mưa lũ, có nhiều người không may gặp nạn trên sông và có cả những người mất niềm tin vào cuộc sống, suy nghĩ dại dột...
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Lắp phao cứu sinh trên các cầu bắc qua sông Hồng

Nguồn: VTV24

Tranh luận “nảy lửa” về đề xuất bỏ áo pháo khi đi tàu du lịch

"Mùa hè, mặc áo phao mà ăn uống thì khách vô cùng bức bối, thay vì mặc suốt hành trình thì chỉ cần để áo phao gần bên cạnh” - Chủ tịch Chi hội Vận chuyển du lịch đường thủy nội địa Đà Nẵng ý kiến về đề xuất bỏ áo pháo khi đi tàu du lịch.

Ngày 1/4, Quỹ Xúc tiến Phát triển Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Sở Du lịch TP Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm “Giải pháp khôi phục và phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2021”.
Tranh luan “nay lua” ve de xuat bo ao phao khi di tau du lich

Ông Đặng Hòa với đề nghị thay vì mặc áo phao suốt trên hành trình của tàu thì để áo phao gần bên cạnh. (Ảnh VTC News)

 Đóng góp ý kiến, ông Đặng Hòa, Chủ tịch Chi hội Vận chuyển du lịch đường thủy nội địa Đà Nẵng đề nghị thành phố “cởi trói” cho một số quy định mà theo ông là “không còn phù hợp” như việc bắt buộc du khách phải mặc áo phao khi lên tàu.

CSGT hộ tống 218 tình nguyện viên Lâm Đồng vào TP.HCM chống dịch

CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng CSGT Công an TP.HCM hộ tống 218 tình nguyện viên của tỉnh Lâm Đồng tăng cường vào TP.HCM chống dịch.

CSGT ho tong 218 tinh nguyen vien Lam Dong vao TP.HCM chong dich
 Chiều 25/9, 218 tình nguyện của tỉnh Lâm Đồng tăng cường vào TP.HCM tham gia phòng, chống dịch bệnh đã được CSGT hộ tống đến nơi và sắp xếp lưu trú để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh: Đại úy Nguyễn Xuân Văn, Phó đội trưởng Đội tuần tra dẫn đoàn Công an TP.HCM chào điều lệnh đoàn tình nguyện viên tỉnh Lâm Đồng khi trên cao tốc vào địa phận TP.HCM. Ảnh: TS).
CSGT ho tong 218 tinh nguyen vien Lam Dong vao TP.HCM chong dich-Hinh-2
Thiếu tá Nguyễn Xuân Chung, cán bộ Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, ba cán bộ CSGT Công an tỉnh được phân công dẫn đường đoàn tình nguyện vào TP.HCM. Cũng theo thiếu tá Chung, đoàn gồm 14 xe khách giường nằm chở theo 218 Đoàn viên thanh niên là sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. “Chúng tôi xuất phát từ 10 giờ sáng và đến nơi lúc 17 giờ chiều, nhiệm vụ của 218 tình nguyện viên tăng cường là để lấy mẫu COVID-19 trong cộng đồng”, thiếu tá Chung nói thêm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.