Thống đốc: Ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt để tập trung giảm mạnh lãi suất

(Vietnamdaily) - Thống đốc yêu cầu các ngân hàng cắt giảm các chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.

Ngày 31/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Thống đốc: Ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt để tập trung giảm mạnh lãi suất ảnh 1
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước, thời gian qua NHNN đã triển khai kịp thời các giải pháp chính sách như: điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, giảm đồng thời các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, miễn, giảm phí thanh toán.

Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trong thời gian tới.

Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD)... thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra. 

Theo đó, đ ối với các TCTD,Thống đốc yêu cầu triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị này, Thông báo 35/TB-NHNN ngày 07/02/2020, Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 11/3/2020, Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và các chỉ đạo của NHNN về việc miễn, giảm phí thanh toán.

TCTD chủ động xây dựng các kịch bản kinh doanh chi tiết (bao gồm các kế hoạch kinh doanh dự phòng theo diễn biến của dịch bệnh) nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián đoạn trong mọi tình huống.

Xây dựng giải pháp cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo từng kịch bản diễn biến dịch, phù hợp với các biện pháp chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương; đồng thời, tăng cường cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử.

Các TCTD khẩn trương ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN. Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các TCTD trực tiếp chỉ đạo việc triển khai công tác cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch và chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN về kết quả thực hiện.

Xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.

Tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các TCTD để đảm bảo có sự đồng thuận cao trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là giải pháp giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… 

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ tích cực hơn với các đối tượng, ngành kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp, tạo điều kiện tăng cường tiếp cận tín dụng cho khách hàng; tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, biện pháp khắc phục khi cán bộ bị lây nhiễm dịch, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn.

Những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang thừa tiền

Tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng cao hơn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước liên tục hút ròng tiền khỏi thị trường là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng đang thừa tiền.

Báo cáo số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2020 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy thị trường đang bước đầu chịu những tác động từ dịch Covid-19.

Với hệ thống ngân hàng, ngành được cho là ít bị tác động bởi dịch bệnh thực tế lại chứng kiến những số liệu kém khả quan nhất trong nhiều năm.

Có hay không tin Vietcombank giải chấp 100 triệu cổ phiếu của Chủ tịch Hoà Phát?

(Vietnamdaily) - Mới đây, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã lên tiếng giải đáp về tin đồn Vietcombank bán giải chấp 100 triệu cổ phiếu của Chủ tịch Trần Đình Long.

Phía Hòa Phát cho biết, hợp đồng trung dài hạn giữa Công ty và Vietcombank đã có tài sản đảm bảo. Việc thế chấp 100 triệu cổ phiếu HPG của Chủ tịch Trần Đình Long chỉ là bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay chứ không dùng 100 triệu cổ phiếu này để mua cổ phiếu.

Do đó, Hòa Phát khẳng định không có chuyện Vietcombank bán số cổ phiếu này khi thị giá đi xuống.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.