Thời cơ mới, vận hội mới để Petrovietnam phát triển

Trải qua 49 năm xây dựng và trưởng thành, TĐ Dầu Việt Nam (Petrovietnam) đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.

Ra đời ngay sau khi đất nước thống nhất, từ dự cảm thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bộn bề khó khăn, thiếu thốn do đất nước bị bao vây, cấm vận, bằng ý chí, nghị lực phi thường, những người làm dầu khí đã đi từ “không đến có”; từ vị trí “người làm thuê”, “người học việc”, nay đã làm chủ cơ bản các công nghệ tiên tiến nhất của ngành dầu khí thế giới.
“Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình” là “bộ mã gen” của cán bộ, người lao động Petrovietnam, đang là động lực, là hành trang cho thế hệ hôm nay vững bước đi lên.
Thoi co moi, van hoi moi de Petrovietnam phat trien
 Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1&2
Ngành Dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, ngày càng khẳng định là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt của đất nước mà Petrovietnam giữ vai trò trụ cột, bảo đảm 4 chữ “An” quan trọng của đất nước, đó là: an ninh năng lượng quốc gia; an ninh lương thực quốc gia; an ninh kinh tế đất nước; an ninh chủ quyền quốc gia trên biển.
Petrovietnam đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao; hình thành nên đội ngũ gần 60.000 người lao động có năng lực chuyên môn cao, cùng tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, phức tạp của ngành và vươn ra thế giới.
Với sự phát triển đồng bộ của chuỗi công nghiệp dầu khí, Petrovietnam đã trở thành nòng cốt, hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Nghi Sơn - Thanh Hóa... Sự đầu tư đồng bộ này đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu về năng lượng, phân bón của cả nước. Các dự án như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau… vẫn đang hoạt động hết sức hiệu quả, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và từng vùng, địa phương nơi có dự án vận hành. Những dự án công trình mang tầm cỡ khu vực là minh chứng rõ nét cho trình độ, năng lực của cán bộ, kỹ sư dầu khí Việt Nam, là tiền đề quan trọng để Petrovietnam đẩy mạnh việc xuất khẩu dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.
Trên phương diện tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam rất hiệu quả. Petrovietnam là doanh nghiệp Nhà nước đóng góp lớn nhất cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với quy mô tài sản hợp nhất của Petrovietnam tại thời điểm 31/12/2023 là hơn 1,0 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 43 tỉ USD, vốn chủ sở hữu cùng thời điểm là 532 nghìn tỉ đồng, tương đương 22,6 tỉ USD. Từ năm 1986-2023, tổng doanh thu của toàn Petrovietnam đạt trên 524 tỉ USD, tương đương với 10-13% GDP đất nước; nộp ngân sách toàn Petrovietnam trên 129 tỉ USD, giai đoạn từ 2010 trở về trước đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách cả nước, giai đoạn 2011-2015 đóng góp 20-25%, giai đoạn 2016 đến nay do sự phát triển của các ngành kinh tế khác của đất nước, Petrovietnam luôn đóng góp 9-10% tổng thu ngân sách cả nước.
Là doanh nghiệp đầu tàu của nền kinh tế, giữ vai trò then chốt, nền tảng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, Petrovietnam luôn ý thức kết quả hoạt động của Tập đoàn có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vậy nên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, thách thức đến đâu, tập thể lãnh đạo, người lao động dầu khí luôn giữ vững niềm tin, bình tĩnh vượt khó, chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Việc Petrovietnam vững vàng vượt “khủng hoảng kép”, lấy lại đà tăng trưởng, liên tiếp lập kỷ lục trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2023 là minh chứng rõ nét cho điều đó.
Tại Petrovietnam, trong công tác quản trị, điều hành, quan điểm, tinh thần này luôn được Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh là không thể đi lùi, buộc phải đi ngang hoặc đi lên. Không có giới hạn đối với mục tiêu tăng trưởng, dư địa thị trường còn lớn, Petrovietnam không thỏa mãn với những gì đã có, hài lòng với đóng góp của mình cho đất nước. Đó cũng là bản chất của lớp lớp các thế hệ người lao động dầu khí, là khát vọng chinh phục, khát vọng vượt thử thách, khát vọng cống hiến với sứ mệnh “Tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”.
Chặng đường sắp tới, trước những kỳ vọng lớn lao được Đảng, Nhà nước đặt ra đối với sự phát triển của Tập đoàn, và trước vận hội mới, thời cơ mới Petrovietnam đang hướng tới và quyết tâm xây dựng, phát triển Tập đoàn trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia hàng đầu đất nước, có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; giữ vai trò nòng cốt, chủ lực, đầu tàu, có tiềm lực mạnh về tài chính và trình độ khoa học tiên tiến; có sức cạnh tranh cao, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu đó, Tập đoàn đã xây dựng Chương trình Kế hoạch hành động của Đảng ủy Tập đoàn thực hiện Kết luận số 76-KL/TW. Theo đó, để thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, Petrovietnam phải nhận diện, xác định tác động từ môi trường thế giới và khu vực, những khó khăn, thách thức, đánh giá nguồn lực, từ đó, xác định mục tiêu phát triển, định hướng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã được Bộ Chính trị phê duyệt.
Các văn bản, chủ trương, định hướng chiến lược phát triển, đồng thời với hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tạo điều kiện cho Petrovietnam phát triển chính là cơ hội, điểm tựa để Petrovietnam vượt qua những khó khăn, để tự tin thực hiện mục tiêu phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia có năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Petrovietnam đã xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả ngay, gồm:
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền để xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững ngành dầu khí mà chủ lực là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
Hoàn thiện hạ tầng ngành dầu khí theo hướng đồng bộ, thông minh, đạt trình độ tiên tiến khu vực ASEAN, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và xu thế chuyển dịch năng lượng;
Nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp toàn Petrovietnam;
Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển, quản trị tốt danh mục dự án đầu tư;
Xây dựng chiến lược phát triển và Đề án cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, bảo đảm mục tiêu tiếp tục giữ vững thị phần lĩnh vực dầu khí truyền thống với chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở rộng lĩnh vực hoạt động thông qua tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
Thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
Tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Với những kết quả, thành tựu đã đạt được trong suốt chặng đường gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, với bản lĩnh, trí tuệ đã được tôi rèn, cộng với những phẩm chất quý báu của người dầu khí được khái quát qua hệ giá trị cốt lõi “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình”.

Petrovietnam hỗ trợ Sơn La và Điện Biên khắc phục hậu quả mưa lũ

Tuần qua, đoàn công tác của TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã đến thăm hỏi, trao tặng hỗ trợ cho người dân và chính quyền địa phương tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên khắc phục hậu quả sau mưa lũ, sạt lở đất.

Đồng cảm và chia sẻ với những mất mát, tổn thất của tỉnh Sơn La, đoàn công tác Petrovietnam đã trao tặng 1,5 tỷ đồng đến UB MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La và đến thăm hỏi, chia buồn với các gia đình có người thân bị mất, các gia đình bị thiệt hại tài sản trong đợt mưa lũ vừa qua, mong rằng số tiền Petrovietnam hỗ trợ sẽ phần nào giúp bà con nhân dân nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống. Cũng trong dịp này, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã hỗ trợ tỉnh Sơn La 300 triệu đồng để khắc phục hậu quả mưa bão.
Tiếp đó, với sự hỗ trợ của UB MTTQ Việt Nam huyện Thuận Châu, đoàn công tác của Petrovietnam đã trực tiếp đến xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La để thăm, tặng quà những gia đình bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra.

Lan tỏa và phát triển Văn hóa Petrovietnam đến cộng đồng và xã hội

Tuần qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Văn hoá Dầu khí lần thứ XV năm 2024.

Tuần lễ Văn hoá Dầu khí (Tuần lễ VHDK) là sự kiện văn hóa được tổ chức thường niên vào dịp kỷ niệm ngày Thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (03/9/1975), mang truyền thống đặc trưng, bản sắc riêng của Petrovietnam. Chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ VHDK đem lại không khí văn hóa vui tươi, phấn khởi, gắn kết, nghĩa tình, thắp sáng ngọn lửa khát vọng của người lao động Dầu khí.
Lan toa va phat trien Van hoa Petrovietnam den cong dong va xa hoi
Cán bộ công nhân viên, người lao động Dầu khí biểu diễn tiết mục văn nghệ mở màn Lễ khai mạc.
Thay mặt lãnh đạo Petrovietnam, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn ghi nhận và đánh giá cao việc tổ chức Tuần lễ Văn hoá Dầu khí lần thứ XV diễn ra vào một thời điểm nhiều ý nghĩa đối với đất nước nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng. Đồng chí Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: Trong thời gian qua, cùng với các tổ chức chính trị khác, Tập đoàn và CĐ DKVN đã tổ chức rất nhiều hoạt động, sự kiện, đem giá trị Văn hóa Petrovietnam thể hiện trên các công trình, nhà máy, dự án. Đội ngũ người lao động Dầu khí, với trách nhiệm của mình đã lan tỏa giá trị “nghĩa tình” của Văn hóa Petrovietnam đến với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội trên cả nước.

MC Phan Anh bị hiểu lầm vì bài đăng cũ bị cắt ghép

Một chia sẻ năm 2018 của MC Phan Anh vừa bị cắt ghép vào thời điểm bão Yagi.

MC Phan Anh vừa cho biết, bài đăng cũ của anh liên quan đến trận mưa lớn diễn ra năm 2018 đã bị cắt ghép gây hiểu lầm. Nam MC bày tỏ, ban đầu, anh rất bức xúc nhưng sau đó bình tâm lại, không còn trách người cắt ghép.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.
BSR và hành trình khẳng định giá trị

BSR và hành trình khẳng định giá trị

Ngày 12/12/2024, HOSE đã chính thức chấp thuận cho đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu BSR, tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của Công ty.
BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

Tuần qua, tuyến xe hành chính tuyến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và ngược lại, được đưa vào vận hành phục vụ người lao động Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.