Thờ Phật Thích Ca

Việc thờ phụng chư vị Phật hay Bồ-tát nào là tùy vào nhân duyên của mỗi người.

Thờ Phật Thích Ca
HỎI: Nhà tôi từ trước đến nay thờ Phật A Di Đà và Bồ-tát Quán Thế Âm, hiện những pho tượng này đã cũ. Sau thời gian dài tìm hiểu và tu học theo Phật pháp, tôi nhận ra mình có nhân duyên với Đức Phật Thích Ca. Để tỏ lòng tôn kính và luôn được Ngài soi sáng, nay tôi muốn thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về thờ. Kính hỏi quý Báo, việc thỉnh tượng Phật Thích Ca thay thế những pho tượng cũ có được không? Và nếu không có vấn đề gì thì nghi lễ an vị Phật thế nào?
(NHUẬN HƯỚNG, thuongnguyen505@yahoo.com.vn)
ĐÁP: Bạn Nhuận Hướng thân mến!
Việc thờ phụng chư vị Phật hay Bồ-tát nào là tùy vào nhân duyên của mỗi người. Có người thờ Phật Thích Ca, có người thờ Phật Di Đà, thờ Phật Dược Sư, thờ Bồ-tát Quán Thế Âm v.v… Tất nhiên, mỗi vị Phật hay Bồ-tát đều có một hạnh nguyện riêng nhưng thờ bất cứ một vị Phật hay Bồ-tát nào cũng đồng nghĩa với việc thờ vô lượng chư Phật, chư Đại Bồ-tát trong mười phương, ba đời.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Hiện bạn có nhân duyên với Phật Thích Ca thì hãy phụng thờ Ngài. Sau khi thỉnh tượng Phật mới về, bạn nên mời ít nhất một vị Tăng (Ni) đến nhà làm lễ an vị Phật. Còn các pho tượng cũ, bạn có thể gửi lên chùa (hầu như chùa nào cũng tiếp nhận), nếu ở TP.HCM bạn hãy gửi tượng về Trung tâm Tịnh Hóa (Siêu thị Pháp Hoa, chùa Phổ Quang, 64/3 Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM - ĐT: 083.845.1828 - Email: trungtamtinhhoa@gmail.com) để bảo quản hay tùy duyên tịnh hóa.
Chúc các bạn tinh tấn!

Cách nhận ra tôn tượng Phật Thích Ca và A Di Đà

Cách nhận ra tôn tượng Phật Thích Ca và A Di Đà
(Kienthuc.net.vn) - Trong các chùa hiện nay thường thờ các tôn tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà bên cạnh các vị Bồ Tát, A La Hán… Tuy nhiên rất nhiều người vẫn không phân biệt được đâu là Tôn tượng A Di Đà, đâu là Phật Thích Ca.

Nhiều người không phân biệt được đâu là Tôn tượng Phật Thích Ca, đâu là A Di Đà
Nhiều người không phân biệt được đâu là Tôn tượng Phật Thích Ca, đâu là A Di Đà
Nói về điều này, thầy Thích Phước Thái cho rằng: việc phân biệt sự khác biệt giữa hai tôn tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà qua một vài đặc điểm của biểu tướng như sau:
Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chánh điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà nầy.
Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tánh) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. 
Từ nét mặt cho đến hình tướng nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết thì tương đối giống nhau.
Tôn tượng đức Thich Ca Mầu-Ni được thờ ở giữa, bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn-Giả, bên hữu là tượng A-Nan-Đà tôn giả, là hai đại đệ tử của Đức Thích-Ca khi ngài còn ở thế-gian
Tôn tượng đức Thich Ca Mầu-Ni được thờ ở giữa, bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn-Giả, bên hữu là tượng A-Nan-Đà tôn giả, là hai đại đệ tử của Đức Thích-Ca khi ngài còn ở thế-gian
Nhiều chùa còn thờ cả tôn tượng Phật Thích Ca nhập diệt và sơ sinh
Nhiều chùa còn thờ cả tôn tượng Phật Thích Ca nhập diệt và sơ sinh
Như ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư, và mặc ca sa (y)… Đó là một vài nét biểu tướng của Phật Thích Ca. Ngoài ra, các chùa còn có thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh tay chỉ thiên tay chỉ địa.
Còn về phía Tôn tượng đức Phật Di Đà, thông thường, có hai tượng mà chúng ta thường thấy: tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự Phật Thích Ca và tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên rất cao, mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Tượng nầy gọi là tượng Di Đà phóng quang. 
Về tượng đứng, thường bên cạnh Ngài có hai vị đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí. Bồ tát Quán Âm thì đứng bên tay trái và Bồ tát Thế Chí đứng bên tay phải của Ngài. Đây gọi là tượng Tam Thánh. 
Phật A Di Đà ngồi
Phật A Di Đà ngồi
Phật A Di Đà đứng
Phật A Di Đà đứng
Nhiều khi Tôn tượng A Di Đà còn được thờ bên hai vị đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí gọi là tượng Tam Thánh
Nhiều khi Tôn tượng A Di Đà còn được thờ bên hai vị đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí gọi là tượng Tam Thánh
Về tượng nầy, thì rất dễ phân biệt khác với tượng Phật Thích Ca. Còn về tượng ngồi, ta nên lưu ý sự khác biệt giữa hai tôn tượng như sau: Tượng Phật Thích Ca không bao giờ duỗi một cánh tay.
Tượng Phật Thích Ca thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ vạn. Ngược lại, tượng Phật Di Đà có đôi khi người ta tạc tượng Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xoè bàn tay mặt. Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ vạn. Đó là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca.
chùa thờ tôn tượng đức Thich Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen
chùa thờ tôn tượng đức Thich Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen
Ngoài ra có nhiều chùa làm tôn tượng đức Thich Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh-Thứu-Sơn; bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn-Giả, vẻ mặt già, bên hữu là tượng A-Nan-Đà tôn giả, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-Ca khi ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, hình dáng hai người tỳ khưu.
Hoài Lương (ghi lại)
[links()]

Chùa Pháp Môn và xá lợi ngón tay Phật

Chùa Pháp Môn (法门寺) tọa lạc tại thị trấn Pháp Môn, huyện Phú Phong, tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây khoảng 120km về phía Tây.

Chùa Pháp Môn và xá lợi ngón tay Phật
Chùa được coi là "Tổ tiên của các ngôi chùa trong khu vực Quán Trung".

Ngắm lại 7 hoa sen hồng trên kênh Nhiêu Lộc

Cùng ngắm lại 7 hoa sen hồng trên kênh Nhiêu Lộc, TP. Hồ Chí Minh.

Ngắm lại 7 hoa sen hồng trên kênh Nhiêu Lộc
Mùa Phật đản đã qua, nhưng dư âm của Đại lễ, đặc biệt là những điểm mới trong lễ hội văn hóa - tâm linh này vẫn còn trong lòng nhiều người, trong đó có điểm nhấn 7 hoa sen trên kênh Nhiêu Lộc tại TP.HCM vừa được hồi sinh, biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Thế Tôn lúc thị hiện vào cõi nhân gian.
  Mùa Phật đản đã qua, nhưng dư âm của Đại lễ, đặc biệt là những điểm mới trong lễ hội văn hóa - tâm linh này vẫn còn trong lòng nhiều người, trong đó có điểm nhấn 7 hoa sen trên kênh Nhiêu Lộc tại TP.HCM vừa được hồi sinh, biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Thế Tôn lúc thị hiện vào cõi nhân gian.
 

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.