Thiếu tướng Chung nói gì khiến đối tượng khống chế con tin xin hàng?

(Kiến Thức) - Sau 4 lần điện thoại trực tiếp cho đối tượng, Thiếu tướng Chung đã một mình vào phòng, sau 10 phút đã thuyết phục được Bình đầu hàng.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP Hà Nội đã một mình vào tiếp xúc với đối tượng Trần Thanh Bình (28 tuổi, ở TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bắt cóc con tin ở khu tập thể E6, quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa mới xảy ra.
Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng PC45, Công an TP Hà Nội cho biết: "Đây không phải là lần đầu tiên Giám đốc CATP trực tiếp xuống hiện trường giải quyết vụ việc. Trước đây, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã xuống hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết nhiều vụ việc phức tạp”.
Đối tượng Bình tại cơ quan công an.
Đối tượng Bình tại cơ quan công an.
Theo đại tá Giáp, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thiếu tướng Chung đã 4 lần gọi điện thoại thuyết phục đối tượng. Ban đầu, Bình ngoan cố, đưa ra nhiều yêu sách, đòi bao giờ có vợ con đến, nói chuyện xong mới ra đầu thú.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Chung đã phân tích cho Bình hiểu rõ việc chấp hành pháp luật là quan trọng nhất, thuyết phục đối tượng sớm hạ vũ khí, hợp tác với cơ quan CA thì được hưởng khoan hồng cao nhất. Đó cũng là điều kiện để Bình sớm gặp lại vợ con.
Thiếu tướng Chung đã vào phòng, hỏi han về tình hình sức khoẻ, quan hệ gia đình, động viên đối tượng tự nhận thức được về các tội danh mình đang mắc phải. Đối tượng sau đó đã chấp hành và ra đầu thú.
"Việc Giám đốc CATP thuyết phục cũng đơn giản, đánh vào tình cảm con người. Khi đối tượng lên xe, Thiếu tướng Chung tiếp tục nói chuyện, động viên, giúp Bình nguôi đi những bức xúc trong công việc do chỉ được làm bảo vệ...", đại tá Giáp nói.
Đại tá Giáp trao đổi với báo chí tại buổi họp báo ngày 16/9.
Đại tá Giáp trao đổi với báo chí tại buổi họp báo ngày 16/9.
Nói về động cơ gây án của đối tượng Bình, đại tá Dương Văn Giáp cho rằng: “Cần phải có thời gian để điều tra, tập trung làm rõ và kiểm chứng lời khai của đối tượng. Đối tượng Trần Thanh Bình chưa có tiền án tiền sự, không nghiện ngập, không tụ tập rượu chè, gia đình có nhiều người làm công nhân. Bản thân Bình trước đó làm bảo vệ Công ty Kho vận Đá bạc (Quảng Ninh) và mới bỏ việc cách đây 20 ngày.
Trước khi bỏ nhà đi, đối tượng có nợ nần ở địa phương, đã được gia đình trả nợ cho số tiền 110 triệu đồng nhưng vẫn chưa hết. Đối tượng có nói đi để kiếm tiền trả nợ, không ảnh hưởng đến gia đình.
Chiếc xe dẫn gải đối tượng Bình về cơ quan công an.
Chiếc xe dẫn gải đối tượng Bình về cơ quan công an.
Về việc đối tượng đưa ra yêu sách nếu các cơ quan báo chí không gỡ bỏ thông tin về vụ việc thì y sẽ giết hại con tin, đại tá Dương Văn Giáp khẳng định đó là tình tiết chính xác.
"Trong nhà chị Hồng lúc đó có mạng internet, các cháu nhỏ đang sử dụng nên Bình đã truy cập vào các báo điện tử, biết được toàn bộ diễn biến bên ngoài và chủ động gọi điện nói như vậy sẽ làm y mất hết danh dự. Đối tượng yêu cầu các báo phải gỡ bỏ thông tin...". Trước tình huống ấy, cơ quan CA đã liên hệ với một số cơ quan báo chí để tạm dừng cung cấp thông tin về vụ việc.

Những “tử địa” đối với phóng viên, nhà báo năm 2013

(Kiến Thức) - Năm thứ 2 liên tiếp, Syria trở thành đất nước nguy hiểm nhất đối với giới truyền thông với hàng chục phóng viên, nhà báo trên khắp thế giới thiệt mạng tại đây năm ngoái.

Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.

7 người chết cháy: Tang thương ở nhà xác BV Nguyễn Tri Phương

(Kiến Thức) - Thi thể 7 nạn nhân trong một gia đình nằm dọc hành lang nhà xác bệnh viện chờ thủ tục pháp y trong tiếng nấc nghẹn của người thân.

Đến 11h trưa nay (16/9), 7 thi thể nạn nhân cùng một gia đình tử nạn sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng đã được đưa về nhà xác Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (cách hiện trường gần 1km) để cơ quan công an và các đơn vị nghiệp vụ làm thủ tục pháp y giao cho gia đình lo hậu sự.

Người thân của các nạn nhân đau đớn chờ nhận thi thể thân nhân của mình tại nhà xác BV Nguyễn TTri Phương để lo hậu sự.
Người thân của các nạn nhân đau đớn chờ nhận thi thể thân nhân của mình tại nhà xác BV Nguyễn TTri Phương để lo hậu sự. 

Bà Trần Thị Châu Lan (50 tuổi), một trong số những người thân của các nạn nhân bàng hoàng kể lại trong nước mắt: “Căn nhà của chúng tôi được các anh chị em và các cháu sinh sống hàng chục năm qua trong sự yêu thương, hòa thuận đúng truyền thống của người Hoa. Căn nhà rộng hơn 50m2, có 1 tầng gác này là nơi cung cấp sỉ, lẻ vật liệu ngành tóc nên chứa rất nhiều đồ đạc".

Đọc nhiều nhất

Tin mới