Thiết kế tiêm kích chết yểu của Trung Quốc (3): J-13, J-14

(Kiến Thức) - Trung Quốc thậm chí đã có tham vọng phát triển tiêm kích “nhái” mẫu MiG 1.44 Nga để tạo thành mẫu J-14 nhưng tiếp tục thất bại.

J-13
J-13 cùng là định danh của tiêm kích do Tổng công ty Hàng không Thẩm Dương (SAC) và Tổng công ty Thành Đô (CAC) phát triển vào 2 thời điểm khác nhau, không liên quan tới nhau.
Mẫu J-13 do Viện 601 (thuộc Thẩm Dương) nghiên cứu phát triển từ năm 1971 nhằm thay thế cho mẫu tiêm kích hạng nhẹ J-6 lỗi thời. Chiếc máy bay được mô tả có các cửa hút không khí bên thân – rất giống với chiếc Mirage F1 của người Pháp.
Cuối những năm 1980 dự án tiếp tục được triển khai mặc dù các yêu cầu hoạt động đã tăng lên để phù hợp đối đầu với máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 của Nga và F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, dự án J-13 đã bị hủy bỏ khi chưa có mẫu thử nghiệm sau sự thành công của tiêm kích J-10 vào đầu những năm 1990.
Ảnh đồ họa J-13.
 Ảnh đồ họa J-13.
Còn dự án J-13 của Tổng công ty Thành Đô được thực hiện từ những năm 1990 nhằm phát triển mẫu tiêm kích thế hệ 4.
Chiếc máy bay mới – dự kiến được đặt tên là J-X có thể sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy (turbofan) WS-10A thiết kế bởi Công ty Thẩm Dương trong suốt quá trình thử nghiệm và phát triển.
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, các động cơ WS-10 đã hoàn thành cuộc thử nghiệm trên không với một chiếc máy bay chiến đấu Su-27SK (NATO gọi là Flanker-B). Những động cơ WS-10A được lên kế hoạch để trang bị cho các máy bay chiến đấu J-10A của PLAAF.
Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu về những kĩ thuật điều khiển nâng cao để lực lượng không quân có thể đưa chiếc J-10A (động cơ WS-10A) và máy bay J-X vào chiến đấu kịp thời ( J-X được trang bị động cơ có kiểm soát lực đẩy vector giúp cải thiện khả năng cơ động của máy bay).
J-14
Tiêm kích J-14 được thiết kế bởi Tập đoàn Hàng không Thành Đô, được cho là một thiết kế máy bay 2 động cơ dựa trên chiếc J-10. Dự án dường như đã bị hủy bỏ, thay bằng việc nâng cấp các máy bay J-11 lên chuẩn J-11B (sao chép thiết kế Su-27SK của Nga). Các chi tiết về chương trình này đều không được xác nhận.
Năm 2006, trên tạp chí Kỹ thuật Quân sự cho biết,Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mới, trong các chương trình khác nhau được gọi là XXJ, JX, hoặc J -XX như nguồn tin tình báo phương Tây. Dường như J-14 chính là kết quả của một trong các chương trình nghiên cứu này.
Tuy nhiên, báo cáo không chỉ rõ được mối liên hệ giữa dự án J-14 với các mẫu J-12 và J-13. Cấu hình tổng thể của máy bay có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của thiết kế J-10. Tuy nhiên, trong khi J-10 có nhiều liên hệ với tiêm kích IAI Lavi của Isarel, thì J-14 lại có nhiều điểm đặc trưng của thiết kế tiêm kích tàng hình tối mật MiG-1.44 của Nga. J-14 đã được thiết kế lại một chút để làm giảm khả năng bộc lộ trước sóng radar đối phương.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tại Triển lãm Quốc tế Hàng không và Không gian vũ trụ lần thứ 8, được tổ chức tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông từ 16-21/11/2010, đã xác nhận việc nghiên cứu phát triển các máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ thứ 4 Jian J-14 vào năm 2014, và sau đó các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Jian J-20 sẽ thống trị bầu trời vào năm 2018.
Cả hai máy bay chiến đấu thế hệ mới đều đang được phát triển bởi Viện 601 (Tổng công ty Thẩm Dương) và Viện 611 (Tổng công ty Thành Đô) của, và Nhà máy 132 của Thành Đô là nhà thầu công nghiệp hàng đầu.
J-14 sẽ có hai động cơ, khác với J-10A chỉ có một động cơ (140 chiếc J-10A đang hoạt động), và sẽ có cặp cánh mở rộng và cấu trúc đuôi đứng đôi. Động cơ cho J-14 là loại động cơ phản lực WS-10G (lực đẩy tối đa 147kN) được phát triển bởi Tập đoàn Động cơ Hàng không Liming (LAMC).
Trong khi đó, J-20 sẽ sử dụng hai động cơ WS-10G cải tiến, có lực đẩy tối đa 155kN. Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, Tướng He Weirong cũng đã xác nhận sự tồn tại của cả hai dự án máy bay chiến đấu J-14 và J-20. Thiết kế J- 20 sẽ được đặc trưng bởi khả năng ba điểm: tính năng tàng hình, sức cơ động cao và khả năng cất cánh đường băng ngắn.
Vào đầu năm 2009 có báo cáo rằng các máy bay chiến đấu J-14 dường như đã bị từ chối, để tập trung vào thiết kế J-13 của Thành Đô, một thiết kế thực tế hơn, được phát triển từ mẫu máy bay Flanker.

“Xới tung” kho chiến đấu cơ của Trung Quốc

Trong kho máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc gồm cả máy bay do nước này tự sản xuất và một phần nhỏ nhập khẩu từ Nga. Trong ảnh là đội hình tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 J-10 do nước này tự sản xuất, hiện có khoảng 200 chiếc J-10 hoạt động.
Trong kho máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc gồm cả máy bay do nước này tự sản xuất và một phần nhỏ nhập khẩu từ Nga. Trong ảnh là đội hình tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 J-10 do nước này tự sản xuất, hiện có khoảng 200 chiếc J-10 hoạt động. 

Trong 200 chiếc gồm 3 biến thể: chiến đấu một chỗ ngồi J-10A, huấn luyện 2 chỗ ngồi J-10S và biến thể cải tiến mạnh J-10B (hay gọi là Super-10).
Trong 200 chiếc gồm 3 biến thể: chiến đấu một chỗ ngồi J-10A, huấn luyện 2 chỗ ngồi J-10S và biến thể cải tiến mạnh J-10B (hay gọi là Super-10). 

Không quân Trung Quốc còn có 76 chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKK/MK2 nhập khẩu từ Nga, giai đoạn 2000-2003. Trong ảnh là biến thể Su-30MKK của Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc còn có 76 chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKK/MK2 nhập khẩu từ Nga, giai đoạn 2000-2003. Trong ảnh là biến thể Su-30MKK của Trung Quốc. 

Biến thể Su-30MK2 trang bị cho không quân hải quân Trung Quốc, tối ưu cho nhiệm vụ chiến đấu trên biển.
Biến thể Su-30MK2 trang bị cho không quân hải quân Trung Quốc, tối ưu cho nhiệm vụ chiến đấu trên biển.

Trước đó, năm 1995 Trung Quốc đã ký hợp đồng mua các tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân lạc hậu. Hiện nay, nước này duy trì khoảng 76 chiếc Su-27SK/UBK.
Trước đó, năm 1995 Trung Quốc đã ký hợp đồng mua các tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân lạc hậu. Hiện nay, nước này duy trì khoảng 76 chiếc Su-27SK/UBK. 

Sau khi nhập khẩu một số lượng lớn Su-27SK, Trung Quốc đã mua thành công bản quyền sản xuất Su-27SK trong nước với tên gọi J-11. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích J-11A được Tập đoàn Thẩm Dương sản xuất theo giấy phép của Sukhoi (Nga).
Sau khi nhập khẩu một số lượng lớn Su-27SK, Trung Quốc đã mua thành công bản quyền sản xuất Su-27SK trong nước với tên gọi J-11. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích J-11A được Tập đoàn Thẩm Dương sản xuất theo giấy phép của Sukhoi (Nga). 
Từ việc hợp tác sản xuất, Trung Quốc đã sao chép thành công Su-27SK và tự cải tiến nó thành biến thể J-11B với linh kiện nội địa 100%.
Từ việc hợp tác sản xuất, Trung Quốc đã sao chép thành công Su-27SK và tự cải tiến nó thành biến thể J-11B với linh kiện nội địa 100%.

Hiện nay, toàn bộ số J-11A và J-11B vào khoảng 140 chiếc, tương lai số lượng này có thể còn tăng thêm.
Hiện nay, toàn bộ số J-11A và J-11B vào khoảng 140 chiếc, tương lai số lượng này có thể còn tăng thêm.

Dựa trên nền tảng J-11B, cùng với việc mua được nguyên mẫu T-10K-3 (của tiêm kích hạm Su-33), Trung Quốc đã chế tạo thành công tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh (số lượng hiện có 16 chiếc).
Dựa trên nền tảng J-11B, cùng với việc mua được nguyên mẫu T-10K-3 (của tiêm kích hạm Su-33), Trung Quốc đã chế tạo thành công tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh (số lượng hiện có 16 chiếc). 

Năm 2004, Trung Quốc đã đưa vào phục vụ tiêm kích – bom thế hệ mới JH-7 (số lượng hiện có khoảng 70 chiếc).
Năm 2004, Trung Quốc đã đưa vào phục vụ tiêm kích – bom thế hệ mới JH-7 (số lượng hiện có khoảng 70 chiếc). 

Tương lai, số lượng JH-7 sẽ còn tăng thêm nữa để thay thế hoàn toàn các máy bay tiêm kích - bom Q-5 đã lạc hậu. Trong ảnh là các loại vũ khí (bom, rocket) mà JH-7 có thể mang.
Tương lai, số lượng JH-7 sẽ còn tăng thêm nữa để thay thế hoàn toàn các máy bay tiêm kích - bom Q-5 đã lạc hậu. Trong ảnh là các loại vũ khí (bom, rocket) mà JH-7 có thể mang.

Bên cạnh đội hình chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hiện đại, chiếm hơn nửa trong kho máy bay Trung Quốc là những chiến đấu cơ thế hệ cũ. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II chiếm số lượng lớn nhất Không quân Trung Quốc (khoảng 360-390 chiếc).
Bên cạnh đội hình chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hiện đại, chiếm hơn nửa trong kho máy bay Trung Quốc là những chiến đấu cơ thế hệ cũ. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II chiếm số lượng lớn nhất Không quân Trung Quốc (khoảng 360-390 chiếc). 

J-8II ra đời từ những năm 1980, được cho là sản phẩm “sao chép” tiêm kích đánh chặn MiG-23 của Liên Xô.
J-8II ra đời từ những năm 1980, được cho là sản phẩm “sao chép” tiêm kích đánh chặn MiG-23 của Liên Xô. 

Nhiều thứ 2 trong Không quân Trung Quốc là các máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7, khoảng 350 chiếc.
Nhiều thứ 2 trong Không quân Trung Quốc là các máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7, khoảng 350 chiếc. 

Tiêm kích đánh chặn J-7 là sản phẩm sao chép từ mẫu máy bay “huyền thoại” MiG-21 của Liên Xô. Đây cũng là thiết kế máy bay chiến đấu xuất khẩu thành công nhất của Trung Quốc.
Tiêm kích đánh chặn J-7 là sản phẩm sao chép từ mẫu máy bay “huyền thoại” MiG-21 của Liên Xô. Đây cũng là thiết kế máy bay chiến đấu xuất khẩu thành công nhất của Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc đang duy trì khoảng 130 chiếc tiêm kích - bom Q-5 được sản xuất từ những năm 1970.
 Không quân Trung Quốc đang duy trì khoảng 130 chiếc tiêm kích - bom Q-5 được sản xuất từ những năm 1970. 

Tiêm kích bom Q-5 được cải tiến dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích đánh chặn J-6, tốc độ cận âm, tải trọng vũ khí thấp. Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách thay thế toàn bộ máy bay Q-5.
Tiêm kích bom Q-5 được cải tiến dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích đánh chặn J-6, tốc độ cận âm, tải trọng vũ khí thấp. Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách thay thế toàn bộ máy bay Q-5. 

Loại máy bay chiến đấu lỗi thời cuối cùng trong kho máy bay Trung Quốc là máy bay ném bom H-6 (số lượng 120 chiếc). Đây cũng là “át chủ bài” trong Không quân ném bom chiến lược Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, nước này đã mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 từ Nga để phát triển máy bay ném bom mới thay thế H-6.
Loại máy bay chiến đấu lỗi thời cuối cùng trong kho máy bay Trung Quốc là máy bay ném bom H-6 (số lượng 120 chiếc). Đây cũng là “át chủ bài” trong Không quân ném bom chiến lược Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, nước này đã mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 từ Nga để phát triển máy bay ném bom mới thay thế H-6. 


Tận mắt kho máy bay trinh sát không người lái của Trung Quốc

Chương trình phát triển máy bay không người lái của Trung Quốc được triển khai ngay từ những năm 1960. Cuối những năm 1970, họ đã đưa vào phục vụ mẫu máy bay không người lái điều khiển bằng sóng ô tuyến Changkong 1 do Viện thiết kế Nam Kinh chế tạo.
Chương trình phát triển máy bay không người lái của Trung Quốc được triển khai ngay từ những năm 1960. Cuối những năm 1970, họ đã đưa vào phục vụ mẫu máy bay không người lái điều khiển bằng sóng ô tuyến Changkong 1 do Viện thiết kế Nam Kinh chế tạo. 

Năm 1994, Trung Quốc đã mua một số lượng nhỏ UAV “cảm tử” Harpy của Israel. Loại UAV này được thiết kế cho nhiệm vụ phát hiện, tấn công và phá hủy radar đối phương.
Năm 1994, Trung Quốc đã mua một số lượng nhỏ UAV “cảm tử” Harpy của Israel. Loại UAV này được thiết kế cho nhiệm vụ phát hiện, tấn công và phá hủy radar đối phương. 

Xe bệ phóng hệ thống máy bay không người lái “cảm tử” Harpy trang bị trong Quân đội Trung Quốc.
Xe bệ phóng hệ thống máy bay không người lái “cảm tử” Harpy trang bị trong Quân đội Trung Quốc. 

Hệ thống máy bay trinh sát không người lái ASN-104 do Công ty công nghệ Tây An thiết kế sản xuất từ đầu những năm 1980. ASN-104 có tầm bay 300km, tốc độ 250km, hoạt động liên tục trên không 2 tiếng.
Hệ thống máy bay trinh sát không người lái ASN-104 do Công ty công nghệ Tây An thiết kế sản xuất từ đầu những năm 1980. ASN-104 có tầm bay 300km, tốc độ 250km, hoạt động liên tục trên không 2 tiếng. 

Máy bay trinh sát không người lái chiến thuật tầm xa ASN-209 của Trung Quốc đang rời bệ phóng.
Máy bay trinh sát không người lái chiến thuật tầm xa ASN-209 của Trung Quốc đang rời bệ phóng.

Máy bay trinh sát không người lái chiến thuật BZK-006 trong cuộc duyệt binh năm 2009 của Quân đội Trung Quốc. BZK-006 có khả năng hoạt động liên tục 12 tiếng.
Máy bay trinh sát không người lái chiến thuật BZK-006 trong cuộc duyệt binh năm 2009 của Quân đội Trung Quốc. BZK-006 có khả năng hoạt động liên tục 12 tiếng. 
Máy bay trinh sát không người lái tầm xa BZK-007 được giới thiệu lần đầu trong triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Hiện nay, BZK-007 được cho là hoạt động trong Lục quân và Hải quân Trung Quốc. Máy bay có tải trọng 70kg (mang khí tài trinh sát) và tốc độ tối đa đạt 240km/h.
Máy bay trinh sát không người lái tầm xa BZK-007 được giới thiệu lần đầu trong triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Hiện nay, BZK-007 được cho là hoạt động trong Lục quân và Hải quân Trung Quốc. Máy bay có tải trọng 70kg (mang khí tài trinh sát) và tốc độ tối đa đạt 240km/h. 

Máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ T-1 trang bị cho các đơn vị bộ binh Trung Quốc.
Máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ T-1 trang bị cho các đơn vị bộ binh Trung Quốc.

Ngoài những thiết kế UAV đã được vào hoạt động, Trung Quốc còn nhiều loại khác đang trong quá trình thử nghiệm hoặc thiết kế. Trong ảnh là máy bay không người lái Sky Wing, được coi là bản “sao chép thu nhỏ” thiết kế RQ-4 Global Hawk của Mỹ.
Ngoài những thiết kế UAV đã được vào hoạt động, Trung Quốc còn nhiều loại khác đang trong quá trình thử nghiệm hoặc thiết kế. Trong ảnh là máy bay không người lái Sky Wing, được coi là bản “sao chép thu nhỏ” thiết kế RQ-4 Global Hawk của Mỹ. 

Máy bay trinh sát không người lái tầm xa HQ-4 Xianglong với thiết kế cánh “kết hợp độc đáo giữa cánh xuôi với cánh ngược” đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Máy bay trinh sát không người lái tầm xa HQ-4 Xianglong với thiết kế cánh “kết hợp độc đáo giữa cánh xuôi với cánh ngược” đang trong giai đoạn thử nghiệm. 

Máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu Wing Loong giới thiệu tại triển lãm Chu Hải 2012. Wing Loong do Tập đoàn Thành Đô thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát và tấn công mục tiêu mặt đất. Máy bay dài 14m, nặng hơn 1 tấn, trần bay 5.300m, tầm bay 4.000km. Wing Loong có khả năng mang được tên lửa và bom hàng không có điều khiển.
Máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu Wing Loong giới thiệu tại triển lãm Chu Hải 2012. Wing Loong do Tập đoàn Thành Đô thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát và tấn công mục tiêu mặt đất. Máy bay dài 14m, nặng hơn 1 tấn, trần bay 5.300m, tầm bay 4.000km. Wing Loong có khả năng mang được tên lửa và bom hàng không có điều khiển.

Bên cạnh các loại UAV đã “ra ngoài đời thực”, Trung Quốc còn có một số mẫu UAV đang ở dạng “mô hình triển lãm”. Trong ảnh là máy bay không người lái trinh sát/vũ trang CH-3.
Bên cạnh các loại UAV đã “ra ngoài đời thực”, Trung Quốc còn có một số mẫu UAV đang ở dạng “mô hình triển lãm”. Trong ảnh là máy bay không người lái trinh sát/vũ trang CH-3. 

Mẫu UAV tàng hình có tên gọi là Dark Sowrd.
Mẫu UAV tàng hình có tên gọi là Dark Sowrd. 

Mô hình máy bay không người lái chiến đấu WJ-600.
Mô hình máy bay không người lái chiến đấu WJ-600. 

Mô hình máy bay không người lái tàng hình với kiểu cánh ngược Combat Eagle.
Mô hình máy bay không người lái tàng hình với kiểu cánh ngược Combat Eagle. 

Trung Quốc đã tự cải tiến một số thiết kế máy bay chiến đấu có người lái thành máy bay không người lái phục vụ cho huấn luyện phòng không và đánh cảm tử khi cần. Trong ảnh là máy bay không người lái J-7.
Trung Quốc đã tự cải tiến một số thiết kế máy bay chiến đấu có người lái thành máy bay không người lái phục vụ cho huấn luyện phòng không và đánh cảm tử khi cần. Trong ảnh là máy bay không người lái J-7. 

Máy bay không người lái “cảm tử” J-6.
Máy bay không người lái “cảm tử” J-6. 


Tin mới