Thiên thạch ALH84001 và sự sống từ sao Hỏa?

Bạn đã từng nghe nói đến thiên thạch có tên ALH84001, hay từng nghe giả thiết sao Hỏa từng có sự sống? Bài viết này sẽ nói chi tiết hơn những thông tin này.

Thiên thạch ALH84001 và sự sống từ sao Hỏa?

Lần gần đây nhất khi đề cập đến sao Hỏa có thể bạn từng nghe nói tới xe tự hành Curiosity của NASA tiếp đất và bắt đầu thám hiểm trên sao Hỏa. Mục tiêu của Curiosity là tìm kiếm môi trường thích hợp cho sự sống trên hành tinh này. Gần đây, nhà vật lý lí thuyết danh tiếng Lawrence Krauss phát biểu rằng ông sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu chúng ta thật sự tìm thấy bằng chứng của sự sống trên sao Hỏa. Krauss nói có khả năng sự sống trên sao Hỏa đã "lây nhiễm" sang Trái đất thời sơ khai trong lịch sử của hành tinh chúng ta, gây ra sự sống mà chúng ta biết ngày nay.

Thiên thạch ALH84001.
 Thiên thạch ALH84001.

Trong bài phát biểu của mình Krauss còn đề cập đến chi tiết khoa học phát hiện ra các thiên thạch sao Hỏa ở Nam Cực, và các vi khuẩn chắc chắn (có thể) sống sót sau chuyến hành trình tám tháng trong một tảng đá. Mặc dù Krauss không nói rõ những thiên thạch nào ở Nam Cực mà ông đang nói tới, nhưng có khả năng nhất là ông đang nói tới ALH84001, thiên thạch được tìm thấy vào năm 1984.

Tảng thiên thạch này đã gây chú ý hồi năm 1996 khi các nhà khoa học, đứng đầu là David McKay thuộc cơ quan NASA, cho công bố một bài báo trên tạp chí Science nói rằng đã có bằng chứng cho thiên thạch trên có biểu hiện “sự sống dạng vi khuẩn nguyên thủy” từ sao Hỏa. Đặc biệt, họ đã sử dụng một kính hiển vi điện tử công suất cao và tìm thấy những dạng thức mà theo họ là phù hợp với cái gây ra bởi sự sống dạng vi khuẩn.

Tuyên bố của đội này đã vấp phải sự hoài nghi khoa học. Allan Treiman thuộc Viện nghiên cứu Mặt trăng và Hành tinh học phát biểu rằng cho dù thiên thạch đó thật sự thể hiện bằng chứng của sự sống, thì tảng đá đó có khả năng bị lây nhiễm bởi sự sống ở Nam Cực hoặc bởi quá trình xử lí thiên thạch sau khi nó được tìm thấy. John Bradley, một phó giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia, đưa sự hoài nghi của ông tiến thêm bước nữa: “Thật không may, có quá nhiều dấu hiệu trong bản ghi hóa thạch trên Trái đất này, và có khả năng trên sao Hỏa nữa, trông rất giống với các dấu hiệu vi khuẩn. Nhưng chúng không phải là độc nhất với các quá trình do vi khuẩn”, ông phát biểu trên một trang tin của NASA.

NASA đã thăm lại mẫu thiên thạch hồi năm 2009 với trang thiết bị tiên tiến hơn và cho rằng sự sống là lời giải thích hợp lí nhất cho những dạng thức đó. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Geochimica et Cosmochimica Acta, các tác giả đã bác bỏ những giả thuyết khác về sóng xung kích hay nhiệt ảnh hưởng đến thiên thạch, dựa trên những thí nghiệm của họ.

Sẽ còn cần rất nhiều thời gian để chứng minh sao Hỏa có sự sống hay không, và Thiên thạch ALH84001 vẫn là một “đầu mối quan trọng” trong việc nghiên cứu này.

Thiên thạch khổng lồ sẽ va chạm Trái Đất vào tháng 2 tới?

Một thiên thạch khổng lồ sẽ va chạm với Trái Đất trong tháng 2 này và phá hủy những thành phố bởi những cơn sóng thần, một nhà thiên văn học tuyên bố.

Thiên thạch khổng lồ sẽ va chạm Trái Đất vào tháng 2 tới?
Theo tờ Express, hiện Cơ quan Hàng không – Không gian Mỹ (NASA) đang theo dõi một vật thể mang tên WF9 đang bay về phía Trái Đất. Theo NASA, thiên thạch khổng lồ này có thể là sao chổi hoặc một tiểu hành tinh, sẽ bay ngang qua Trái Đất, cách khoảng 32 triệu dặm vào ngày 25/2.

Khoảnh khắc thiên thạch cháy phừng phừng lao xuống Trái đất

Một thiên thạch bốc cháy phừng phừng khi đi qua bầu khí quyển đã lao xuống vùng Trung Tây nước Mỹ vào khoảng 1h27’ sáng 6/2.

Khoảnh khắc thiên thạch cháy phừng phừng lao xuống Trái đất
Theo Fox, Hiệp hội Thiên thạch Mỹ đã nhận được hơn 185 báo cáo về sự kiện một thiên thạch xuất hiện trên bầu trời Wisconsin vào lúc 1h27’ sáng 6/2.

Điểm mặt những thiên thạch “khủng” từng tàn phá Trái đất

Giống như những kẻ tị nạn trên đường chạy trốn khỏi các hệ mặt trời xa xôi, các thiên thạch lao xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và rơi xuống hành tinh của chúng ta.

Điểm mặt những thiên thạch “khủng” từng tàn phá Trái đất
Thường thì những quả cầu lửa gồm kim loại và đất đá này sẽ bốc cháy ngùn ngụt và rất nhiều trong số chúng sẽ không “sống sót” qua cuộc va chạm với bề mặt Trái đất. Số ít thiên thạch trụ lại được sẽ bắt đầu cuộc sống định cư ở miền đất mới, chống chịu với sự bào mòn của thời gian và khí hậu qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới