Thêm lĩnh vực Khoa học Xã hội trong xét tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu

Giải thưởng Tạ Quang Bửu dự kiến sẽ tổ chức 3 năm/lần, mở rộng thêm lĩnh vực Khoa học xã hội và thay đổi một số tiểu chuẩn xét tặng.

Thêm lĩnh vực Khoa học Xã hội trong xét tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa giới thiệu dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu với nhiều điểm mới.

Thời gian xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu:

Điểm lấy ý kiến thay đổi đáng chú ý đầu tiên là Giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ được tổ chức định kỳ ba năm một lần, thay vì là sự kiện được tổ chức hằng năm như trước đây.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ việc tổ chức giải thưởng hằng năm khó đảm bảo chất lượng, uy tín cho giải thưởng. Bởi mỗi năm Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhận được trung bình khoảng 40 hồ sơ tham dự giải thưởng, các Hội đồng khoa học của NAFOSTED đề cử cho Hội đồng Giải thưởng dưới 10 ứng viên mỗi năm. Thậm chí, năm 2021 không có nhà khoa học nào được trao giải thưởng.

Cũng theo dự thảo, Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới đây sẽ được xem xét trong phạm vi nghiên cứu cơ bản ở 2 nhóm lĩnh vực:

- Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y, dược và Khoa học nông nghiệp.

- Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn.

Như vậy, so với quy chế trước đây của giải thưởng này, dự thảo đã đề xuất mở rộng lĩnh vực xét giải thưởng, bổ sung lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn, thay vì giới hạn chỉ trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật như hiện tại.

Them linh vuc Khoa hoc Xa hoi trong xet tang giai thuong Ta Quang Buu

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa cơ cấu giải thưởng. Cụ thể, tối đa 3 Giải thưởng chính đối với mỗi nhóm lĩnh vực (trước đây chỉ từ 1 đến 3 Giải thưởng); tối đa 2 Giải thưởng (trước đây là 1) dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) đối với mỗi nhóm lĩnh vực.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc thay đổi cơ cấu giải thưởng theo hướng tăng giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ nhằm khuyến khích các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu cơ bản.

Dự kiến tiền thưởng cho nhà khoa học đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu:

- Giải thưởng chính nhận số tiền thưởng tương đương 100 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng.

- Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ nhận số tiền thưởng tương đương 30 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng.

Về tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng, dự kiến sửa đổi như sau:

Chưa được trao tặng Giải thưởng chính Giải thưởng Tạ Quang Bửu trước đó;

Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định;

Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau: được thực hiện tại Việt Nam; đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín không quá 10 năm, tính từ thời điểm bài báo được tạp chí khoa học công bố online đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng; được đăng ký lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; không vi phạm quy định.

Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này đến hết ngày 15/10/2022, thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia tại địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội và qua email: nman@most.gov.vn . 

“Trái ngọt” của tiến sĩ 8X được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu

Trái ngọt của TS. Bùi Minh Tuân, người được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là công trình nghiên cứu xuất sắc về dự báo mưa. Đây là bước tiến mới, cải thiện khả năng dự báo mưa, một vấn đề còn nhiều thách thức ở cả Việt Nam và thế giới.
 

“Trái ngọt” của tiến sĩ 8X được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu
Lấp khoảng trống

PGS.TS Ngô Đức Thành với nghiên cứu xuất sắc được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu

Với kết quả nghiên cứu xuất sắc trong việc mô phỏng các yếu tố mưa và nhiệt độ cực đoan cho khu vực Đông Nam Á, PGS.TS. Ngô Đức Thành, Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hà Nội, đã nhận được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021.

PGS.TS Ngô Đức Thành với nghiên cứu xuất sắc được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu
4 năm, 18 thí nghiệm và đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu

Hai nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

GS.TSKH Ngô Việt Trung và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu là hai nhà khoa học được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Hai nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

GS.TSKH Ngô Việt Trung (1953) đang công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được trao giải với công trình “Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals”, xuất bản trên tạp chí Inventiones Mathematicae năm 2019, thuộc ngành Toán học.

GS Trung là một trong những nhà nghiên cứu Toán học kỳ cựu của Việt Nam. Hướng nghiên cứu chính của ông trong suốt hơn 40 năm qua là đại số giao hoán và ứng dụng trong hình học đại số.

Với công trình “Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals”, đây là lần đầu tiên một công trình toán học do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện được đăng trên tạp chí hàng đầu của toán học thế giới - Inventiones Mathematicae. Công trình này cũng đã giải quyết được một số giả thuyết khó trong chuyên ngành đại số giao hoán của toán học.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu, công tác tại Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, được trao giải với công trình “Tailoring the Hard−Soft Interface with Dynamic Diels-Alder Linkages in Polyurethanes: Toward Superior Mechanical Properties and Healability at Mild Temperature”, xuất bản trên tạp chí Chemistry of Materials năm 2019, thuộc ngành Hóa học.

PGS Lệ Thu được biết tới là nhà khoa học nữ xuất sắc có nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành và tạp chí trong nước có uy tín. Chị từng được trao giải thưởng Nhà khoa học nữ xuất sắc và học bổng nghiên cứu khoa học do Hội đồng khoa học L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học vinh danh.

Công trình giúp chị đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu lần này được coi là bài tiên phong trong xu hướng vật liệu PU composites tự lành, một hướng rất có tiềm năng ở Việt Nam. Công trình được thực hiện hoàn toàn trong nước, với toàn bộ tác giả đều là người Việt.

Hai nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ được trao cho tác giả của các công trình khoa học xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam và công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

Năm 2022, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) đã nhận được 48 hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022. Các hội đồng khoa học đã lựa chọn ra 5 hồ sơ, bao gồm 3 hồ sơ cho giải thưởng chính và 2 hồ sơ cho giải thưởng trẻ, để tiếp tục đánh giá, xét chọn tại Hội đồng giải thưởng.

Đến ngày 23/4, Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022 dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng, GS Nguyễn Hải Nam (Trường ĐH Dược Hà Nội) tiếp tục họp đánh giá, xét chọn trong số 5 hồ sơ này để đề xuất trao giải thưởng.

Tính đến hết năm 2021, qua 8 đợt xét thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 20 nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực; trong đó, có 16 Giải thưởng chính và 4 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ.

Tuy nhiên, riêng năm 2021, không có nhà khoa học nào nhận được giải thưởng này.

Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 dự kiến được tổ chức vào Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới