Thêm 1 vụ án Điều tra viên vi phạm nghiêm trọng quy định tố tụng

(Kiến Thức) - Theo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND cấp cao tại Hà Nội, bản án phúc thẩm số 238/2018/HSPT có nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng của cơ quan điều tra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

Thêm 1 vụ án Điều tra viên vi phạm nghiêm trọng quy định tố tụng
Điều tra viên vi phạm quy định tố tụng nghiêm trọng
Theo công văn số 05/BC-VKS-VC1 của VKS cấp cao tại Hà Nội gửi báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm liên quan đến vụ án Hoàng Văn Tiến và đồng bọn bị Tòa án ND tỉnh Quảng Ninh xét xử theo bản án sơ thẩm (số 144/2016/HSST ngày 30/12/2016) và bản án phúc thẩm số 238/2018/HSPT do Tòa án cấp cao tại Hà Nội xét xử ngày 19/8/2018. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa, VKSND cấp cao tại Hà Nội nhận thấy vụ án có nhiều dấu hiệu vi phạm quy định tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra nên đã đề nghị hủy một phần bản án để điều tra lại.
Cụ thể, trong báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm nêu: “Ngày 24/12/2013, chị Nguyễn Thị Hà phát hiện và tố cáo Điều tra viên (ĐTV) Dương Văn Bình sử dụng chiếc xe ô tô của gia đình chị bị thu giữ để làm phương tiện đi lại cá nhân… Ngày 20/11/2014, VKSND tỉnh Quảng Ninh có thông báo trả lời đơn số 2862 với nội dung Điều tra viên Bình có vi phạm về sử dụng xe tang vật và đã được xử lý bằng hình thức khiển trách.”
Them 1 vu an Dieu tra vien vi pham nghiem trong quy dinh to tung
 Điều tra viên (ĐTV) Dương Văn Bình sử dụng chiếc xe ô tô của gia đình bị cáo để làm phương tiện đi lại cá nhân… sau đó bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Mặc dù Điều tra viên Bình vi phạm như trên, bị cáo Thắng tố cáo và đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng CQĐT CA tỉnh Quảng Ninh vẫn để Bình điều tra đến khi kết thúc vụ án. “Và Bình đã lấy rất nhiều bản cung là chứng cứ để kết tội bị cáo Thắng” - đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm nêu.
Ngoài ra, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm còn chỉ ra những vấn đề cần làm rõ như: “2. Khi bắt Thắng, ĐTV Bình đã lập thành nhiều biên bản thu giữ tài sản trong đó có biên bản lập hồi 12h ngày 13/6/2013, với nội dung Thắng tự nguyện nộp xe ô tô cho CQĐT trước khi Thắng bị bắt 2 tiếng đồng hồ; 3. Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì Tiến, Hằng, Toàn, Đức, Thảo, Bắc và nhiều người trong vụ án khai rằng bị ĐTV đánh đập, bức cung nhục hình, đồng thời mặc cả sẽ không bị tử hình và ép ký vào các bản cung đã được đánh sẵn, sau đó mới cho người chứng kiến ký sau.”
Theo VKSND cấp cao tại Hà Nội, lời khai của các bị cáo là có cơ sở để xem xét vì rất nhiều biên bản hỏi cung có thời gian hỏi cung rất ngắn chỉ 1 tiếng 30 phút mà ĐTV vừa hỏi cung vừa đánh máy ghi lại lời khai được 15 mặt giấy khổ A4, điều này nếu thực nghiệm là phi lý, không tưởng.
Xét thấy đây là vụ án truy xét, phức tạp, chứng cứ kết tội các bị cáo chỉ duy nhất dựa vào lời khai của các bị cáo khai nhận tại CQĐT. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án thể hiện việc CQĐT CA tỉnh Quảng Ninh đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc không thay đổi ĐTV Dương Văn Bình khi Bình bị phát hiện và tố cáo về hành vi thu giữ tài sản khi bắt Thắng không lập biên bản và việc sử dụng xe ô tô là tang vật vụ án để làm phương tiện cá nhân mà Bình vẫn tiếp tục điều tra, thu thập chứng cứ buộc tội đối với Thắng. Trong đó, có nhiều bản cung có nội dung gò ép chứng cứ cho phù hợp hồ sơ.
VKSND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, với những vi phạm trên, CQĐT CA tỉnh Quảng Ninh phải căn cứ vào khoản 3 điều 42, điều 44 BLTTHS 2003 để thay đổi ĐTV (nhằm xem xét những vi phạm do BLTTHS quy định đối với ĐTV) nhưng vẫn để Bình điều tra cho đến khi kết thúc hồ sơ vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Song song với việc không thay đổi ĐTV, CQĐT chỉ kỷ luật Bình ở mức độ khiển trách là “giơ cao đánh khẽ” chưa tương xứng với vi phạm.
Vì vậy, tại phiên tòa phúc thẩm, VKSND cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị hủy một phần bản án để điều tra lại đối với hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Toàn Thắng. Tuy nhiên, HĐXXPT không chấp nhận và tuyên y án sơ thẩm.
Để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự đúng quy định của pháp luật, VKSND cấp cao tại Hà Nội đã báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao xem xét quyết định giám đốc thẩm.
Có hay không kháng nghị giám đốc thẩm bị “ỉm”?
Mặc dù VKSND cấp cao tại Hà Nội đã có văn bản báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án từ tháng 6/2018, thế nhưng đến nay dường như sự việc đang đi vào “quên lãng”. Trao đổi với PV, luật sư Giáp Văn Điệp (người bào chữa cho bị cáo bị cáo Nguyễn Toàn Thắng) cho biết: “Vừa qua, sau phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên y án tử hình trong khi Hội đồng Thẩm phán tối cao (HĐTPTC) và cơ quan điều tra đều thừa nhận có những vi phạm tố tụng trong điều tra vụ án khiến dư luận xôn xao, thậm chí là phẫn nộ.
Nhiều ý kiến cho rằng, đó là bản án không thuyết phục khi kết tội chỉ dựa vào lời khai nhân chứng, các bằng chứng cũng không thuyết phục để kết tội Hồ Duy Hải.
Từ vụ án Hồ Duy Hải đối chiếu sang vụ án trên có thể thấy nhiều điểm tương đồng. Đáng nói, VKSND cấp cao tại Hà Nội đã báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao xem xét quyết định giám đốc thẩm thế nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi.”
Luật sư Điệp nêu dẫn chứng, ngay cả trong báo cáo của VKSND cấp cao tại Hà Nội cũng nêu rõ: Tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hoàng Văn Tiến, bị cáo Trần Thu Hằng cũng kêu oan cho Nguyễn Toàn Thắng và nhiều người khác trong vụ án. Các bị cáo khai nhận, vì nghi ngờ Thắng lấy tiền chạy án của Hằng mà vợ chồng Tiến, Hằng đã khai không đúng nhằm vu oan cho Thắng.
Them 1 vu an Dieu tra vien vi pham nghiem trong quy dinh to tung-Hinh-2
 Luật sư Giáp Văn Điệp.
Cũng trong báo cáo của VKSND cấp cao tại Hà Nội, về chứng cứ kết tội Thắng mua bán 2 lần, mỗi lần 300 bánh heroin chỉ dựa vào lời khai của Tiến, Hằng, Việt, Toàn… và các lời khai rất mâu thuẫn, chưa phù hợp thực tế. Ngoài ra, không có chứng cứ nào khác, ngay cả danh sách điện thoại, xác minh xe ô tô, nhân chứng chưa được thu thập đầy đủ.
Từ những căn cứ trên và theo báo cáo của VKSND cấp cao tại Hà Nội đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, luật sư Điệp cho rằng VKSND tối cao, Tòa án ND tối cao cần sớm xem xét đề nghị trên để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự được đúng pháp luật.
Luật sư Điệp cho biết thêm, ngoài đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND cấp cao tại Hà Nội (ngày 19/4/2018) thì ngày 14/5/2020, luật sư cũng đã gửi kiến nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, đến nay gia đình và luật sư cũng chưa nhận được bất cứ phản hồi hay thông báo gì về đề nghị kháng nghị.

Tóm tắt vụ án

Ngày 28/12/2012, Hoàng Văn Tiến (trú tại Bắc Giang) bị công an Quảng Ninh bắt tạm giam về hành vi buôn bán ma túy. Mở rộng điều tra, ngày 27/2/2013, công an bắt Trần Thu Hằng SN 1978, trú tại Bắc Giang (Tiến và Hằng là tình nhân và có 01 con chung). Trong quá trình điều tra thì Tiến, Hằng có khai đã bán ma túy cho Nguyễn Toàn Thắng (SN 1975, trú tại Bắc Giang) hai lần (lần 1 vào khoảng tháng 6/2011, lần 2 khoảng giữa tháng 9/2011). Hàng vận chuyển từ Sơn La về Bắc Giang bán cho Thắng với với số lượng là 600 bánh heroin. Từ lời khai của Tiến và Hằng, ngày 13/6/2013, Thắng bị bắt, sau khi khởi tố bị can Thắng, công an tỉnh Quảng Ninh đã khám nhà Thắng nhưng không thu được ma túy.

Sau đó, tại phiên tòa phúc thẩm, Tiến và Hằng lại kêu oan cho Nguyễn Toàn Thắng. Cụ thể, Tiến khai tại tòa là trong thời gian Tiến bị truy nã thì Tiến đã gặp Hằng và bàn bạc với Hằng về việc nếu Tiến bị bắt thì sẽ khai ra một số người trong đó có Thắng để trả thù do Thắng đã lấy tiền chạy án trong vụ án mà Công an Bắc Giang đã bắt Hằng cũng về tội mua bán ma túy.

Tại biên bản hỏi cung ngày 19/8/2013, Tiến khai đã tố cáo Hoàng Văn Bắc (trú tại Bắc Giang, tức Bắc Đích là anh đồng hao với Thắng cũng là bị cáo trong cùng vụ án): “Tôi biết anh em của anh Bắc là Nguyễn Toàn Thắng (tức Thắng Can) quan hệ rộng nên sẽ lo được án cho Hằng (BL1042)”. Tuy nhiên sau đó, Hằng vẫn bị bắt nên đã tố cáo Bắc. Do Bắc nói với Hằng rằng đã đưa tiền cho Thắng để chạy án, nếu đòi thì đi đòi Thắng nên Hằng khai đã bán ma túy cho Thắng.

Thông qua lời khai của Tiến và Hằng đến ngày 13/6/2013, Thắng bị khởi tố và bị bắt tạm giam từ đó đến nay. Kể từ khi bị bắt Thắng đã kêu oan ngay từ bản cung đầu tiên, và liên tục kêu oan từ đó đến nay.

Tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hoàng Văn Tiến, bị cáo Trần Thu Hằng cũng kêu oan cho Nguyễn Toàn Thắng và nhiều người khác trong vụ án. Các bị cáo khai nhận, vì nghi ngờ Thắng lấy tiền chạy án của Hằng mà vợ chồng Tiến, Hằng đã khai không đúng nhằm vu oan cho Thắng.

Trong vụ án này có quá nhiều lỗi tố tụng, do đó trong phiên tòa phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng có quan điểm là hủy một phần bản án liên quan đến Nguyễn Toàn Thắng để điều tra, xét xử lại theo theo quy định. Tuy nhiên việc đề nghị của Luật sư, Kiểm sát viên và bị cáo đã không được HĐXX chấp nhận. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiếp tục gửi báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Vi phạm tố tụng để kéo dài vụ án

(Kiến Thức) - “Trong vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ cơ quan điều tra có hành vi vi phạm tố tụng để kéo dài thời gian giải quyết vụ án”- Luật sư Hoàng Long Hà– Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói.

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Vi phạm tố tụng để kéo dài vụ án
Liên quan đến vụ chìm ca nô ở biển Cần Giờ (TP HCM) từng xôn xao dư luận. Cuối tháng 8/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra- Công an TP HCM đã kết thúc điều tra bổ sung vụ án chìm ca nô xảy ra vào tháng 8/2013. So với bản kết luận điều tra lần đầu, kết luận điều tra bổ sung của PC44 gần như không có gì mới.
Hai bị can gồm ông Vũ Văn Đảo (SN 1968, quê Hải Phòng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc) và ông Đinh Văn Quyết (SN 1980, quê Nam Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu- Maria) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.

VKSND Tối cao: Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường

(Kiến Thức) - Kết luật giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

VKSND Tối cao: Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường
Theo Báo Công Lý, trong kháng nghị của VKSND Tối cao đặt vấn đề: dấu vân tay thu được tại hiện trường có phải của Hồ Duy Hải? Tại bút lục 53 nêu rõ Bản kết luật giám định số 158/KL-P21 ngày 11/4/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

Xét xử giám đốc thẩm Hồ Duy Hải: Y án tử hình

(Kiến Thức) - Chiều 8/5, Hội đồng Thẩm phán do Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa đã công bố quyết định giám đốc thẩm đối với vụ án Giết người và Cướp tài sản liên quan đến tử tù Hồ Duy Hải (sinh năm 1985, quê Long An).

Xét xử giám đốc thẩm Hồ Duy Hải: Y án tử hình
Hội đồng thẩm phán tuyên y án tử hình
Cuối giờ chiều 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao công bố quyết định giám đốc thẩm, kết luận bác kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.