Thê thảm: Philippines đem tàu chiến cổ nhất đi tập trận

Thê thảm: Philippines đem tàu chiến cổ nhất đi tập trận

(Kiến Thức) - Phải chăng đã hết sự lựa chọn mà Manila lại đưa chiếc tàu chiến cổ nhất thế giới tập trận chung cùng Nhật Bản và Mỹ trên Biển Đông. 

Gần đây Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã bất ngờ triển khai tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo (DDH-183) tới vịnh Subic, Philippines. Trong khuôn khổ chuyến thăm tới đây, JSDF đã tiến hành cuộc tập trận chung với Hải quân Philippines. Trong ảnh, tàu khu trục BRP Rajah Humabon của Hải quân Philippines "sóng đôi" cùng siêu hạm Izumo 183. Nguồn ảnh: Sina
Gần đây Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã bất ngờ triển khai tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo (DDH-183) tới vịnh Subic, Philippines. Trong khuôn khổ chuyến thăm tới đây, JSDF đã tiến hành cuộc tập trận chung với Hải quân Philippines. Trong ảnh, tàu khu trục BRP Rajah Humabon của Hải quân Philippines "sóng đôi" cùng siêu hạm Izumo 183. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh, thủy thủ đoàn tàu Izumo chào từ biệt những người bạn Philippines trên  tàu chiến BRP Rajah Humabon sau khi hoàn tất diễn tập trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh, thủy thủ đoàn tàu Izumo chào từ biệt những người bạn Philippines trên tàu chiến BRP Rajah Humabon sau khi hoàn tất diễn tập trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina
Cận cảnh đội hình tham gia cuộc tập trận, ngoài Nhật Bản và Philippines còn có cả tàu chiến Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Cận cảnh đội hình tham gia cuộc tập trận, ngoài Nhật Bản và Philippines còn có cả tàu chiến Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
JDS Izumo (DDH-183) sừng sững trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina
JDS Izumo (DDH-183) sừng sững trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina
Pháo hạm 127mm trên chiến hạm hộ tống của Nhật Bản khai hỏa. Nguồn ảnh: Sina
Pháo hạm 127mm trên chiến hạm hộ tống của Nhật Bản khai hỏa. Nguồn ảnh: Sina
Điều đáng lưu tâm là trong khi các nước “đồng minh” đều triển khai các chiến hạm hàng đầu thì Hải quân Philippines lại đem tới bộ mặt “ảm đạm” với chiếc tàu chiến được coi là cổ nhất Đông Nam Á, nằm trong top cổ nhất thế giới còn hoạt động. BRP Rajah Humabon (PS-11) vốn là một chiếc tàu chiến của Hải quân Mỹ đóng từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau đó nó được bán tới Nhật Bản năm 1955 và hoạt động tới 1975 thì nghỉ hưu, lúc đó nó mới được chuyển cho Philippines vào năm 1980. Nguồn ảnh: Sina
Điều đáng lưu tâm là trong khi các nước “đồng minh” đều triển khai các chiến hạm hàng đầu thì Hải quân Philippines lại đem tới bộ mặt “ảm đạm” với chiếc tàu chiến được coi là cổ nhất Đông Nam Á, nằm trong top cổ nhất thế giới còn hoạt động. BRP Rajah Humabon (PS-11) vốn là một chiếc tàu chiến của Hải quân Mỹ đóng từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau đó nó được bán tới Nhật Bản năm 1955 và hoạt động tới 1975 thì nghỉ hưu, lúc đó nó mới được chuyển cho Philippines vào năm 1980. Nguồn ảnh: Sina
Trước khi mua các tàu chiến lớp Hamilton của lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG), BRP Rajah Humabon (PS-11) được coi là tàu chiến lớn nhất, là soái hạm của Hải quân Philippines. Nó thuộc lớp khu trục hộ tống Cannon có lượng giãn nước toài tải 1.620 tấn, dài 93m, thủy thủ đoàn 165 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước khi mua các tàu chiến lớp Hamilton của lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG), BRP Rajah Humabon (PS-11) được coi là tàu chiến lớn nhất, là soái hạm của Hải quân Philippines. Nó thuộc lớp khu trục hộ tống Cannon có lượng giãn nước toài tải 1.620 tấn, dài 93m, thủy thủ đoàn 165 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Con tàu được trang bị 2 máy diesel kết hợp với 3 máy phát điện, tốc độ tối đa 21 hải lý/h, dự trữ hành trình 20.000 km với tốc độ trung bình 12 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Con tàu được trang bị 2 máy diesel kết hợp với 3 máy phát điện, tốc độ tối đa 21 hải lý/h, dự trữ hành trình 20.000 km với tốc độ trung bình 12 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, đương nhiên khó đời hỏi gì hơn ở một chiến hạm thời CTTG 2. Con tàu chỉ có 3 khẩu pháo 76mm Mk. 22, 3 khẩu pháo nòng kép 40mm, 6 khẩu pháo 20mm và 4 đại liên 12,7mm. Tất cả đều phải dùng sức người để khai hỏa, ngắm bắn, không có radar dẫn bắn. Nguồn ảnh: Wikipedia. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, đương nhiên khó đời hỏi gì hơn ở một chiến hạm thời CTTG 2. Con tàu chỉ có 3 khẩu pháo 76mm Mk. 22, 3 khẩu pháo nòng kép 40mm, 6 khẩu pháo 20mm và 4 đại liên 12,7mm. Tất cả đều phải dùng sức người để khai hỏa, ngắm bắn, không có radar dẫn bắn. Nguồn ảnh: Wikipedia. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù đã nhiều lần tuyên bố về kế hoạch nghỉ hưu BRP Rajah Humabon (PS-11), thế nhưng tới tận hôm nay con tàu này vẫn chưa một ngày được nghỉ ngơi. Chúng vẫn phải gồng mình chống chịu sóng biển khắc nghiệt phục vụ Hải quân Philippines. Có lẽ khi chúng được nhận “giấy nghỉ hưu”, Rajah Humabon xứng đáng được trở thành tàu bảo tàng nổi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù đã nhiều lần tuyên bố về kế hoạch nghỉ hưu BRP Rajah Humabon (PS-11), thế nhưng tới tận hôm nay con tàu này vẫn chưa một ngày được nghỉ ngơi. Chúng vẫn phải gồng mình chống chịu sóng biển khắc nghiệt phục vụ Hải quân Philippines. Có lẽ khi chúng được nhận “giấy nghỉ hưu”, Rajah Humabon xứng đáng được trở thành tàu bảo tàng nổi. Nguồn ảnh: Wikipedia

GALLERY MỚI NHẤT