Thế khó của tiêm kích F-16 trong tay Ukraine

Thế khó của tiêm kích F-16 trong tay Ukraine

Nếu chiến đấu cơ F-16 của Mỹ xuất hiện ở chiến trường Ukraine, nó sẽ làm những nhiệm vụ gì và những thách thức gì đang chờ đợi?

Ngay sau khi có thông tin về việc Mỹ 'bật đèn xanh' chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine, tờ CNN đã có bài viết nêu lên một loạt các vấn đề của loại chiến đấu cơ này, nếu chúng có mặt tại chiến trường Ukraine. Đầu tiên, về mặt khí động học, F-16 kém khả năng hơn MiG-29 hoặc Su-27. Tuy nhiên  chiến đấu cơ F-16 được ví là “ngựa thồ” vũ khí, tầm hoạt động và khả năng mang vũ khí tấn công chiều sâu của nó, có thể khiến Nga gặp nhiều rủi ro hơn.
Ngay sau khi có thông tin về việc Mỹ 'bật đèn xanh' chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine, tờ CNN đã có bài viết nêu lên một loạt các vấn đề của loại chiến đấu cơ này, nếu chúng có mặt tại chiến trường Ukraine. Đầu tiên, về mặt khí động học, F-16 kém khả năng hơn MiG-29 hoặc Su-27. Tuy nhiên chiến đấu cơ F-16 được ví là “ngựa thồ” vũ khí, tầm hoạt động và khả năng mang vũ khí tấn công chiều sâu của nó, có thể khiến Nga gặp nhiều rủi ro hơn.
Máy bay chiến đấu F-16 có nhiều cảm biến quang điện và radar tiên tiến, có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa và vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác rất khó đánh chặn, như bom lượn hay tên lửa hành trình.
Máy bay chiến đấu F-16 có nhiều cảm biến quang điện và radar tiên tiến, có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa và vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác rất khó đánh chặn, như bom lượn hay tên lửa hành trình.
Điều quan trọng nhất, đó là Ukraine có thể tích hợp liên kết dữ liệu của F-16 với mạng lưới phòng không của họ, bao gồm nhiều hệ thống tên lửa và radar trên mặt đất, trạm quan sát mặt đất, UAV và có thể là các thiết bị trên không khác như máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS của NATO.
Điều quan trọng nhất, đó là Ukraine có thể tích hợp liên kết dữ liệu của F-16 với mạng lưới phòng không của họ, bao gồm nhiều hệ thống tên lửa và radar trên mặt đất, trạm quan sát mặt đất, UAV và có thể là các thiết bị trên không khác như máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS của NATO.
Loại tiêm kích F-16 mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, nhiều khả năng là biến thể MLU, đã được các đồng minh NATO như Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan loại khỏi biên chế chiến đấu.
Loại tiêm kích F-16 mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, nhiều khả năng là biến thể MLU, đã được các đồng minh NATO như Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan loại khỏi biên chế chiến đấu.
Biến thể F-16 MLU trang bị radar AN/APG-66 nâng cấp với bộ xử lý tín hiệu mới, công suất đầu ra cao hơn và độ tin cậy được cải thiện. Radar có thể phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu ở cự ly lên tới 150 km. Phạm vi phát hiện mục tiêu khi bị gây nhiễu là 83 km.
Biến thể F-16 MLU trang bị radar AN/APG-66 nâng cấp với bộ xử lý tín hiệu mới, công suất đầu ra cao hơn và độ tin cậy được cải thiện. Radar có thể phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu ở cự ly lên tới 150 km. Phạm vi phát hiện mục tiêu khi bị gây nhiễu là 83 km.
F-16 MLU có thể mang tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) AIM-120. Nhưng không rõ, phiên bản này có thể sử dụng phiên bản AIM-120D hay không; khi AIM-120D có tính năng tìm kiếm chủ động và tầm bắn ước tính từ 120 km đến 160 km.
F-16 MLU có thể mang tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) AIM-120. Nhưng không rõ, phiên bản này có thể sử dụng phiên bản AIM-120D hay không; khi AIM-120D có tính năng tìm kiếm chủ động và tầm bắn ước tính từ 120 km đến 160 km.
Về vũ khí không đối đất chính xác của F-16 bao gồm tên lửa HARM để tấn công radar, bom lượn JASSM-ER và AGM-65B Maverick, tên lửa dẫn đường bằng quang điện hoặc hồng ngoại có thể tấn công các mục tiêu mặt đất. Nhưng không chắc F-16 có thể mang tên lửa Storm Shadow, do trọng lượng quá nặng.
Về vũ khí không đối đất chính xác của F-16 bao gồm tên lửa HARM để tấn công radar, bom lượn JASSM-ER và AGM-65B Maverick, tên lửa dẫn đường bằng quang điện hoặc hồng ngoại có thể tấn công các mục tiêu mặt đất. Nhưng không chắc F-16 có thể mang tên lửa Storm Shadow, do trọng lượng quá nặng.
Về điểm hạn chế, trước hết F-16 là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, với bán kính chiến đấu hạn chế là 550 km; nếu mang nhiều vũ khí với nhiệm vụ tấn công mặt đất, khả năng hoạt động của F-16 sẽ rất ngắn.
Về điểm hạn chế, trước hết F-16 là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, với bán kính chiến đấu hạn chế là 550 km; nếu mang nhiều vũ khí với nhiệm vụ tấn công mặt đất, khả năng hoạt động của F-16 sẽ rất ngắn.
Không giống như các máy bay chiến đấu thời Liên Xô, chẳng hạn như MiG-29, Su-24, Su-25 và Su-27 có trong biên chế của Không quân Ukraine; F-16 sẽ yêu cầu các cơ sở hạ tầng đặc biệt để bảo dưỡng và bảo quản hệ thống điện tử và vũ khí của nó.
Không giống như các máy bay chiến đấu thời Liên Xô, chẳng hạn như MiG-29, Su-24, Su-25 và Su-27 có trong biên chế của Không quân Ukraine; F-16 sẽ yêu cầu các cơ sở hạ tầng đặc biệt để bảo dưỡng và bảo quản hệ thống điện tử và vũ khí của nó.
Tính đến chi phí cao và thời gian liên quan đến việc xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ, thì số lượng căn cứ có khả năng hỗ trợ các hoạt động của F-16 ở Ukraine sẽ rất hạn chế. Ngoài ra, các sân bay cho F-16 sẽ phải bố trí ở miền trung hoặc miền tây Ukraine, để hạn chế các cuộc tấn công bằng UAV tự sát và tên lửa của Nga.
Tính đến chi phí cao và thời gian liên quan đến việc xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ, thì số lượng căn cứ có khả năng hỗ trợ các hoạt động của F-16 ở Ukraine sẽ rất hạn chế. Ngoài ra, các sân bay cho F-16 sẽ phải bố trí ở miền trung hoặc miền tây Ukraine, để hạn chế các cuộc tấn công bằng UAV tự sát và tên lửa của Nga.
Những cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ F-16 hoạt động sẽ là một điểm dễ bị phát hiện và phá hủy. Sẽ không khó để Nga phát hiện và tổ chức tấn công vào các cơ sở hỗ trợ, ngay cả khi chúng được xây dựng dưới lòng đất; vì khi đó, Nga có thể sử dụng tên lửa Kinzhal và Iskander-M để tấn công.
Những cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ F-16 hoạt động sẽ là một điểm dễ bị phát hiện và phá hủy. Sẽ không khó để Nga phát hiện và tổ chức tấn công vào các cơ sở hỗ trợ, ngay cả khi chúng được xây dựng dưới lòng đất; vì khi đó, Nga có thể sử dụng tên lửa Kinzhal và Iskander-M để tấn công.
Nếu Ukraine sử dụng F-16 như một nền tảng để chiếm ưu thế trên không. Trong vai trò này, những chiếc F-16 sẽ bay tuần tra chiến đấu ở độ cao trung bình gần chiến tuyến, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa, tầm trung và tầm ngắn.
Nếu Ukraine sử dụng F-16 như một nền tảng để chiếm ưu thế trên không. Trong vai trò này, những chiếc F-16 sẽ bay tuần tra chiến đấu ở độ cao trung bình gần chiến tuyến, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa, tầm trung và tầm ngắn.
Tuy nhiên lúc này, đối thủ của F-16 là các máy bay chiến đấu của Nga như Su-35S và Su-30SM, hiện đang thực hiện các cuộc tuần tra chiếm ưu thế trên không, cũng được trang bị các loại vũ khí tương tự. Đây là mối đe dọa thường trực với F-16.
Tuy nhiên lúc này, đối thủ của F-16 là các máy bay chiến đấu của Nga như Su-35S và Su-30SM, hiện đang thực hiện các cuộc tuần tra chiếm ưu thế trên không, cũng được trang bị các loại vũ khí tương tự. Đây là mối đe dọa thường trực với F-16.
Nhiệm vụ của những chiếc F-16 của Ukraine khi tuần tra chiếm ưu thế trên không, trước hết là ngăn chặn các máy bay tấn công mặt đất của Nga bay thấp như cường kích Su-25, trực thăng Mi-28, Ka-52 và Mi-8.
Nhiệm vụ của những chiếc F-16 của Ukraine khi tuần tra chiếm ưu thế trên không, trước hết là ngăn chặn các máy bay tấn công mặt đất của Nga bay thấp như cường kích Su-25, trực thăng Mi-28, Ka-52 và Mi-8.
Thứ hai là đẩy lùi các máy bay ném bom chiến đấu Nga ra xa khu vực chiến tuyến, nhất là loại tiêm kích bom Su-34, đang rất thành công khi sử dụng bom lượn tấn công vào các kho chứa và điểm tập kết của Ukraine, cách mặt trận từ 50-60 km.
Thứ hai là đẩy lùi các máy bay ném bom chiến đấu Nga ra xa khu vực chiến tuyến, nhất là loại tiêm kích bom Su-34, đang rất thành công khi sử dụng bom lượn tấn công vào các kho chứa và điểm tập kết của Ukraine, cách mặt trận từ 50-60 km.
Thứ ba là đẩy các máy bay chiến đấu của Nga đang bay tuần tra chiếm ưu thế trên không ra xa khỏi mặt trận, bằng cách sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120D. Như vậy sẽ cho phép Không quân Ukraine hỗ trợ hiệu quả hơn cho các lực lượng mặt đất của Ukraine.
Thứ ba là đẩy các máy bay chiến đấu của Nga đang bay tuần tra chiếm ưu thế trên không ra xa khỏi mặt trận, bằng cách sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120D. Như vậy sẽ cho phép Không quân Ukraine hỗ trợ hiệu quả hơn cho các lực lượng mặt đất của Ukraine.
Nhưng theo các chuyên gia, không chắc những chiếc F-16 của Ukraine bay tuần tra chiếm ưu thế trên không sẽ hiệu quả như các máy bay chiến đấu có nhiệm vụ tương tự của Nga, do khả năng chế áp phòng không của Ukraine rất yếu.
Nhưng theo các chuyên gia, không chắc những chiếc F-16 của Ukraine bay tuần tra chiếm ưu thế trên không sẽ hiệu quả như các máy bay chiến đấu có nhiệm vụ tương tự của Nga, do khả năng chế áp phòng không của Ukraine rất yếu.
Khi bay ở độ cao trung bình, những chiếc F-16 của Ukraine sẽ phải cách khu vực chiến đấu ít nhất 250 km để tránh bị hệ thống S-400 của Nga bắn hạ, với tên lửa có tầm bắn đến 400 km (có khả năng Nga sẽ tăng cường S-400 đến mặt trận, nếu Ukraine nhận F-16).
Khi bay ở độ cao trung bình, những chiếc F-16 của Ukraine sẽ phải cách khu vực chiến đấu ít nhất 250 km để tránh bị hệ thống S-400 của Nga bắn hạ, với tên lửa có tầm bắn đến 400 km (có khả năng Nga sẽ tăng cường S-400 đến mặt trận, nếu Ukraine nhận F-16).
Ngược lại, các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Nga chỉ cần cách chiến tuyến 50 km để tránh bị bắn hạ bởi tầm bắn 150 km của các hệ thống S-300 của Ukraine (các hệ thống S-300 hiện cũng đã hết đạn hoặc bị Nga phá hủy nhiều).
Ngược lại, các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Nga chỉ cần cách chiến tuyến 50 km để tránh bị bắn hạ bởi tầm bắn 150 km của các hệ thống S-300 của Ukraine (các hệ thống S-300 hiện cũng đã hết đạn hoặc bị Nga phá hủy nhiều).
Một mối đe dọa nữa với F-16 đó là những máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga. Nếu Ukraine triển khai tiêm kích F-16, nhiều khả năng Su-57 sẽ được giao vai trò tác chiến tích cực hơn làm nhiệm vụ đánh chặn và chắc chắn Su-57 sẽ có lợi thế đáng kể so với F-16.
Một mối đe dọa nữa với F-16 đó là những máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga. Nếu Ukraine triển khai tiêm kích F-16, nhiều khả năng Su-57 sẽ được giao vai trò tác chiến tích cực hơn làm nhiệm vụ đánh chặn và chắc chắn Su-57 sẽ có lợi thế đáng kể so với F-16.
Radar mặt đất của Nga sẽ có thể chỉ điểm mục tiêu cho máy bay chiến đấu Su-57 trong phạm vi tối đa (200 km) và trong cự ly này, Su-57 có thể tiêu diệt F-16 bằng tên lửa tầm xa RVV-BD, hoặc bằng tên lửa tầm trung (110 km), khi đó phi công F-16 không hiểu ai đã tấn công mình. Ảnh: CNN, Pinterest, Aviation.
Radar mặt đất của Nga sẽ có thể chỉ điểm mục tiêu cho máy bay chiến đấu Su-57 trong phạm vi tối đa (200 km) và trong cự ly này, Su-57 có thể tiêu diệt F-16 bằng tên lửa tầm xa RVV-BD, hoặc bằng tên lửa tầm trung (110 km), khi đó phi công F-16 không hiểu ai đã tấn công mình. Ảnh: CNN, Pinterest, Aviation.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.