Thế hệ vắc xin mới rẻ hơn, chống được nhiều biến thể hơn

Các hãng dược dự kiến ra mắt các loại vắc xin hiệu quả, thuận tiện hơn cho người dùng như có thể uống, xịt vào mũi, không cần bảo quản trong tủ lạnh.

Thế hệ vắc xin mới rẻ hơn, chống được nhiều biến thể hơn

Vắc xin Covid-19 được đánh giá là một trong những loại vắc xin tốt nhất từng được tạo ra. Loại dược phẩm này có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19, giảm nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong.

Các hãng đang thử nghiệm những loại vắc xin không cần giữ lạnh, không cần tiêm 2 mũi, có ít tác dụng phụ hơn, không cần kim tiêm để dễ dàng cung cấp tới các vùng nông thôn và các nước đang phát triển.

Công ty Altimmune đang nghiên cứu loại vắc xin không cần tiêm 

Tuy nhiên, hiện chưa có loại vắc xin Covid-19 thế hệ thứ hai nào sẵn sàng, các nước phải chờ ít nhất cho tới mùa thu này.

Các chuyên gia cho biết, 8 tỷ cư dân của Trái đất sẽ cần một hoặc hai liều vắc xin nên có rất nhiều cơ hội cho các loại vắc xin khác nhau.

Dược sĩ và quan chức trong lĩnh vực y tế công cộng John Grabenstein bày tỏ vắc xin có thể chống lại những biến thể khác nhau và các bệnh về đường hô hấp lý tưởng nhất là khoảng 10 năm trở lên giữa các lần tiêm.

Các cải tiến của thế hệ vắc xin thứ 2

Cả vắc xin của Moderna và Pfizer-BioNTech đều dựa trên công nghệ RNA thông tin (Mrna). Một công ty của Đức, CureVac, bắt đầu nghiên cứu mRNA nhiều năm trước, đang cố gắng tạo bước nhảy vọt và cho ra mắt vắc xin mới vào cuối năm nay.

Mariola Fotin-Mleczek, Giám đốc công nghệ của Công ty CureVac, cho biết, phiên bản thứ hai của vắc xin CureVac có liều lượng thấp hơn nhưng sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch cao hơn. Ngoài ra, vắc xin này sẽ không gặp phải các vấn đề về bảo quản lạnh như những vắc xin mRNA khác.

Vắc xin của CureVac hướng tới các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Liều lượng thấp sẽ giúp giá vắc xin tương đối rẻ và không đòi hỏi nhiều yêu cầu về bảo quản, dễ dàng phân phối.

Không cần kim tiêm

Một số công ty đang nghiên cứu loại vắc xin không cần sử dụng kim tiêm. Thay vào đó, họ sẽ dùng giải pháp xịt vắc xin vào mũi.

Virus SARS-CoV-2 lan truyền qua các giọt bắn xâm nhập vào cơ thể qua mũi, đi vào đường hô hấp. Nếu vắc xin tạo ra khả năng miễn dịch niêm mạc sẽ ngăn ngừa được virus.

Vắc xin được đưa qua đường mũi có khả năng giảm các tác dụng phụ khi tiêm vào bắp tay như sốt và đau nhức cơ bắp. Trong thử nghiệm vắc xin cúm qua đường mũi, các tác dụng phụ nhẹ đến mức không có sự khác biệt giữa vắc xin hoạt tính và giả dược nước muối.

Vắc xin dạng hít với các tác dụng phụ hạn chế sẽ thích hợp với trẻ nhỏ.

Hãng dược phẩm Altimmune cũng tính tới một loại vắc xin không cần làm lạnh, giúp việc phân phối dễ dàng, không cần chuyên gia y tế được đào tạo chuyên sâu.

Công ty dự kiến sẽ công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn đầu vào tháng 6. Nếu mọi việc suôn sẻ, họ sẽ nộp đơn xin phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vào đầu năm tới. Altimmune đang thử nghiệm hình thức tiêm cả một và hai liều.

Trong khi đó, Công ty ImmunityBio có trụ sở ở California (Mỹ) đang thử bốn kiểu vắc xin khác nhau - tiêm, nhỏ dưới lưỡi, uống thuốc và xịt mũi. Có thể sau khi tiêm, mọi người sẽ được xịt mũi để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng lây lan virus qua đường hô hấp.

Hai nhân viên y tế Mỹ phải cấp cứu sau tiêm vắc-xin COVID-19

Hai nhân viên y tế làm cùng bệnh viện ở bang Alaska, Mỹ đã có các phản ứng đáng lo ngại chỉ vài phút sau khi được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 do Pfizer phối hợp với BioNTech bào chế.

Hai nhân viên y tế Mỹ phải cấp cứu sau tiêm vắc-xin COVID-19

Tuy nhiên, các quan chức y tế Mỹ cho biết, những trường hợp trên sẽ không cản trở kế hoạch tiêm đại trà vắc-xin COVID-19 cho người dân nước này. Họ khẳng định luôn minh bạch thông tin về các vụ việc hy hữu như vậy.

Nhân viên y tế đang tiêm vắc-xin COVID-19 cho một người dân Mỹ. Ảnh: Reuters

Nữ bác sĩ 2 lần hoãn cưới được chọn tiêm đầu tiên

Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân là người được chọn tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên tại TP.HCM vào sáng 8/3 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
 

Nữ bác sĩ 2 lần hoãn cưới được chọn tiêm đầu tiên
"Khi nghe tin được tiêm vắc xin Covid-19, tôi mơ mọi người đều được tiêm và ước rằng cuộc sống sẽ quay trở lại bình thường như trước, được đi học, đi làm, đi du lịch mà không còn nỗi lo sợ về dịch bệnh", bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM), chia sẻ.
Nu bac si 2 lan hoan cuoi duoc chon tiem dau tien
 Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Bản tin 6h sáng ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Đến nay đã có 33.891 người trên cả nước tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Có thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 21/3/2021

Theo thông tin tử Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tính đến 16 giờ ngày 21/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.