Thế hệ trẻ Mỹ ngại sinh con vì quá tốn kém

Một khảo sát mới của tờ The New York Times cho thấy tài chính là lý do chính khiến thế hệ trẻ không muốn sinh con hay sinh ít hơn mong muốn.

Thế hệ trẻ Mỹ ngại sinh con vì quá tốn kém
 
Theo khảo sát trên 1.858 người thế hệ trẻ, gồm nam giới và nữ giới từ 20 - 45 tuổi, một trong những lý do chính khiến người Mỹ sinh ít con hơn, thậm chí không sinh con, là tiền bạc.
Trong số những người cho biết họ sinh ít, hoặc dự định sinh ít hơn số con mong muốn, 4/5 lý do hàng đầu liên quan tới chi phí chăm sóc trẻ. Khoảng 64% thế hệ trẻ nói mức tiền trông trẻ (gửi lớp hoặc thuê tới nhà) quá đắt đỏ; 49% lo ngại về nền kinh tế; 44% cho biết không đủ tiền nuôi thêm con; và 43% chưa sinh con vì chưa ổn định tài chính.
Trong số những thế hệ trẻ không muốn có con hoặc không chắc chắn muốn có con, 31% cho biết nguyên nhân là vì họ không thể chi trả tiền chăm sóc trẻ; 24% không mua được nhà; 23% lo ngại về nền kinh tế và 13% cho biết còn khoản nợ sinh viên quá lớn.
Chi phí trông trẻ trung bình một tuần đã tăng từ 84 USD vào năm 1985 tới 143 USD vào năm 2011 (đã tính mức lạm phát). Trong đó, tiền trông trẻ và học phí hệ trước đại học giờ đây chiếm tới 18% tổng chi phí nuôi trẻ tới tuổi trưởng thành, so với 2% vào năm 1960.
Tuy nhiên, tài chính không phải là lý do duy nhất họ quyết định không sinh hay sinh ít con. Một trong những nguyên nhân khiến người tham gia khảo sát không muốn hoặc không chắc chắn muốn có con là vì muốn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Theo dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew, chỉ 48% người Mỹ trưởng thành có nghề nghiệp và trẻ nhỏ cho biết họ có đủ thời gian rảnh làm điều họ muốn, trong khi con số này ở người không có con là 70%.

Hành động cute của "2 ông bạn già" đi ăn bánh tráng trộn

Chỉ một khoảng khắc nhỏ thôi, hai chú đã cho thế hệ trẻ biết thế nào là tri kỉ.

Hành động cute của "2 ông bạn già" đi ăn bánh tráng trộn
Bức ảnh được đăng trên một diễn đàn lớn đi kèm với nội dung khá đơn giản: "Hai chú tầm hơn 60 tuổi rồi. Đi ăn bánh tráng trộn với nhau. Vào ăn còn bóp tương ớt cho nhau và tranh nhau giả tiền. Mình hỏi thì bảo chơi cùng nhau từ bé. Một chú thì bảo thi thoảng cũng phải trở về tuổi thơ 1 tí. Về già cũng chỉ mong có 1 người tri kỉ như thế này. Đâu cần phải cứ ngồi bàn nhậu mới là anh em đâu nhỉ".

Giới trẻ Hà Nội hưởng ứng chiến dịch loại bỏ rác thải nhựa

Các bạn trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo từ chai nhựa, mở triển lãm ảnh về môi trường, hưởng ứng chiến dịch và nâng cao ý thức cộng đồng về nguy hiểm của rác thải nhựa.

Giới trẻ Hà Nội hưởng ứng chiến dịch loại bỏ rác thải nhựa
Tại Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khởi động chiến dịch Chấm dứt rác thải từ nhựa nhằm đưa ra các thông tin và truyền cảm hứng cho mọi người thực hiện một số hành vi đơn giản, như ngừng xả rác, sử dụng túi mua sắm có thể tái sử dụng, ngừng sử dụng chai nhựa, cốc và ống hút một lần.
Gioi tre Ha Noi huong ung chien dich loai bo rac thai nhua
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink phát biểu tại sự kiện - Ảnh: B. N. HÀ

Thầy giáo hotboy bỏ cả nghỉ lễ đi phiên dịch cho “người giàu nhất Hàn Quốc“

Dành ra 3 ngày làm việc miệt mài tới tận 10h đêm, giới thiệu nhóm nhảy, dịch miễn phí 27 trang tài liệu PDF nhưng kết quả thầy giáo Hà Trung chỉ được trả thù lao 3,5 triệu đồng.

Thầy giáo hotboy bỏ cả nghỉ lễ đi phiên dịch cho “người giàu nhất Hàn Quốc“

3 ngày nghỉ lễ làm việc cật lực cho người tự xưng “giàu nhất Hàn Quốc”, thầy giáo điển trai nhận về cái kết đắng chát

Nhiều người thường nói phiên dịch là công việc khá vất vả khi nhân viên vừa nghe, vừa nói lại phải cùng khách hàng làm việc, tiếp đãi quan khách hoặc phụ đỡ một số việc vặt. Đã bước chân vào lĩnh vực dịch vụ thì cũng như nghề làm dâu trăm họ, nhân viên ai cũng mong làm cho các thượng đế của mình được hài lòng. Thế nhưng bù lại, dù đã nhún nhường, không ít khách hàng “tai quái” đã gieo rắc cho người khác sự khó chịu, bức xúc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới