Thế giới “thấm đòn” COVID-19, bài học nào cho kinh tế Việt Nam?

(Kiến Thức) - COVID-19 đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù vậy, Việt Nam vẫn ưu tiên cao nhất cho chống dịch, coi đó là điều kiện căn bản để hồi phục các hoạt động kinh tế. 

Đại dịch COVID-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết của nền kinh tế đó với phần còn lại của thế giới.
Về phía cung: Biện pháp chống dịch được các quốc gia sử dụng phổ biến là cách ly và tạo khoảng cách xã hội khiến nguồn cung lao động giảm mạnh, đặc biệt trong những khu vực đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của lao động vào quá trình sản xuất. Ngoài ra, với những vùng tâm dịch, việc đóng cửa những hoạt động không thiết yếu, thực thi những quy tắc hạn chế đi lại, khiến cho nhiều hoạt động sản xuất bị ngưng trệ.
The gioi “tham don” COVID-19, bai hoc nao cho kinh te Viet Nam?
COVID-19 tác động đến mọi nền kinh tế trên thế giới. Ảnh minh họa 
Với việc hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu, sự đứt gãy trong sản xuất đầu vào trong sản xuất đầu vào tại một quốc gia sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sản xuất tiếp theo tại quốc gia khác.
Trong bối cảnh hiện nay, dù Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, dần khôi phục hoạt động sản xuất trong nước, nhưng EU và Mỹ đang là tâm dịch, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, do vai trò của Mỹ và Châu Âu trong chuỗi là vô cùng quan trọng.
Một điểm tích cực là ảnh hưởng bất lợi tới phía cung sẽ dịu bớt khi tình hình dịch bệnh tại các quốc gia được kiểm soát. Nếu xét theo thực tiễn của Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động sản xuất có thể dần được hồi phục từ quý 2 năm 2020. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số quan điểm bi quan, cho rằng dịch bệnh khó có thể được kiểm soát một cách triệt để trên bình diện rộng, và hoạt động sản xuất có thể rơi vào trạng thái “tắt/bật” (on/off) trước những diễn tiến cụ thể của tình hình dịch bệnh.

Mời độc giả xem video: Buôn bán ế ẩm vì Covid-19, tiểu thương Sài Gòn viết đơn xin giảm thuế. Nguồn: VTV24

Về phía cầu: Nếu như ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới phía cung có thể được kiểm soát theo tình hình của dịch bệnh, thì những tác động tới phía cầu được xem là khó dự đoán.
+ Tác động trực tiếp: khi người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, lượng người mua hàng tại các cửa hàng và trung tâm thương mại giảm đột ngột, khiến cầu có thể biến mất khỏi thị trường. Dẫu cho hoạt động thương mại điện tử có thể phần nào khắc phục hiện tượng trên, những ảnh hưởng của hạn chế đi lại tới nhu cầu là rất lớn.
Ngoài ra, với việc hoạt động sản xuất ngưng trệ, các doanh nghiệp có thể tạm thời ngừng hoạt động, người lao động có thể bị ngưng việc hay thậm chí rơi vào trạng thái thất nghiệp. Sự mất mát trong thu nhập sẽ khiến cho cầu của đối tượng này giảm mạnh. Ảnh hưởng kể trên sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với những người nằm ngoài vùng phủ của bảo hiểm thất nghiệp.
Hơn nữa, với sự lao dốc của thị trường chứng khoán, giá trị tài sản của các hộ gia đình giảm mạnh, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới cầu tiêu dùng. Trong khoảng thời gian 1 tháng qua,
các chỉ số chứng khoán của những thị trường trọng yếu như Mỹ, EU, Nhật đã giảm khoảng 30%.
+ Tác động gián tiếp: ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới tâm lý của tác nhân kinh tế là rất tiêu cực, khiến cho họ có trạng thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng và đầu tư (hiện tượng này được bộc lộ rõ trong cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009).
Điều đáng lo ngại là những khó khăn của khu vực kinh tế thực có thể sẽ lây nhiễm sang khu vực tài chính. Sự phá sản của các doanh nghiệp có thể tạo ra khủng hoảng nợ, là tiền đề cho những đổ vỡ trong hệ thống tài chính của các quốc gia. Tuy nhiên, sau bài học từ khủng hoảng tài chính 2007-2009, các quy định về an toàn tài chính ở các quốc gia đã được siết chặt, cộng với những cam kết mạnh về đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng trung ương, trong ngắn hạn rủi ro khủng hoảng tài chính được đánh giá là không quá đáng ngại.
Một số dự báo về tác động của dịch COVID-19 tới các nền kinh tế
Các dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch là tương đối tiêu cực. Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại khoảng 1000-2000 tỷ USD trong năm 2020, tăng trưởng giảm từ 0,5 đến 1,5% tùy kịch bản (UNCTAD, IIF, OECD, IMF, HSBC, Oxford Economics, ADB).
Các dự báo này mới chỉ sử dụng các số liệu từ đầu tháng 03 trở về trước khi mà đại dịch chưa thực sự bùng phát ở Châu Âu và Mỹ, trong khi hiện tại, Châu Âu và Mỹ đang trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, và được đánh giá là sẽ đối mặt với sự sụt giảm mạnh trong GDP của quý 2.
Tuy nhiên, sự hồi phục bước đầu của Trung Quốc, cùng với việc Hàn Quốc đang dần kiểm soát tốt dịch bệnh lại là những tín hiệu tích cực ban đầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cụ thể, ngày 20/03/2020, tập đoàn ngân hàng Deutsche Bank đưa ra dự báo: (i) Kịch bản cơ sở: Trung Quốc có thể đạt được tăng trưởng 1% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 6,1% trước khi có dịch. Các nước Mỹ, Nhật và EU được dự đoán là sẽ rơi vào suy thoái với tốc độ tăng trưởng lần lượt là -1%, - 2,7% và -3,5%. (ii) Kịch bản xấu: Trung Quốc sẽ đối mặt với tăng trưởng âm là -1% trong năm 2020. Các nước Mỹ, Nhật và EU sẽ thực sự lún sâu vào suy thoái với tốc độ tăng trưởng lần lượt là -3%, -3,6% và -5,5%.
Ngày 26/03/2020 tạp chí The Economist cũng đưa ra những dự báo rất bi quan về tăng trưởng tại các nước G20. GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 2,2%. Trong số 20 nền kinh tế lớn nhất, chỉ duy 3 nước được dự đoán là duy trì được tăng trưởng dương là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua rà soát tác động của đại dịch đến nền kinh tế cũng như phản ứng chính sách của các quốc gia, một số các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được đúc kết lại như sau:
Ưu tiên cao nhất cho hoạt động chống dịch
The gioi “tham don” COVID-19, bai hoc nao cho kinh te Viet Nam?-Hinh-2
COVID-19 khiến sản xuất và sinh hoạt của người dân bị đình trệ. Ảnh: Zing. 
Trong bối cảnh dịch COVID-19, mỗi đồng chi tiêu cho công tác chống dịch đều có thể mang lại ngoại ứng tích cực vô cùng lớn. Sự thành công trong kiểm soát dịch là điều kiện căn bản để hồi phục các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu của Correria và cộng sự (2020) về tác động của dịch cúm 1918 cũng ủng hộ luận điểm trên, các địa phương phản ứng sớm và quyết liệt nhất trong việc chống dịch không chỉ giảm thiểu được những thiệt hại về người, mà còn tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn hậu dịch.
Sử dụng nguồn lực tài khóa để trực tiếp ổn định đời sống của người dân
Tác động của dịch bệnh và các biện pháp chống dịch là sự đình trệ trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do vậy, một số quốc gia sử dụng hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền trong giai đoạn cao điểm chống dịch để giúp người dân đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì khả năng thanh toán, hỗ trợ trả lương cho người lao động trong khoảng thời gian ngưng việc cũng được nhiều nước áp dụng.
Các nước đang phát triển gặp phải nhiều giới hạn trong lựa chọn chính sách
Với quy mô kinh tế nhỏ và nguồn lực tài khóa hạn hẹp, các quốc gia đang phát triển khó có thể triển khai sâu rộng chính sách hỗ trợ người lao động, các doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Ngoài ra, những người lao động nằm ngoài vùng phủ của bảo hiểm thất nghiệp, vốn chiểm tỷ lệ lớn tại các quốc gia này, sẽ khó có thể nhận được sự hỗ trợ hiệu quả. Trong tình huống khẩn cấp, sự vận hành của các ngân hàng thực phẩm có thể xem là một giải pháp giảm nhẹ thích hợp.
Chính sách tiền tệ là công cụ hỗ trợ, ngăn ngừa đổ vỡ tài chính trong ngắn hạn
Chính sách tiền tệ với đặc điểm là có độ trễ lớn, do đó sẽ chỉ phát huy tác dụng kích thích kinh tế khi quốc gia bắt đầu kiểm soát được dịch, bắt đầu quá trình hồi phục. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay vai trò chủ yếu của chính sách tiền tệ là đảm bảo hệ thống tài chính vận hành thông suốt, duy trì khả năng thanh khoản của các tổ chức tài chính, hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
(Theo nguồn "Báo cáo tác động của COVID-19... - ĐH Kinh tế QD)

10 nền kinh tế được dự báo lớn nhất thế giới vào năm 2030

Trong số 10 nền kinh tế được dự báo lớn nhất thế giới vào năm 2030, có 7 nền kinh tế hiện đang là các thị trường mới nổi...

10 nen kinh te duoc du bao lon nhat the gioi vao nam 2030
Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Ảnh: Bloomberg/SMCP. 
Trong số 10 nền kinh tế được dự báo lớn nhất thế giới vào năm 2030, có 7 nền kinh tế hiện đang là các thị trường mới nổi.

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 4/2019 qua các con số

Bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 4/2019 tiếp tục giữ được xu hướng tích cực với điểm nhấn là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát...

Toan canh buc tranh kinh te Viet Nam thang 4/2019 qua cac con so
 

Trước đại dịch corona, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Dịch virus corona bùng phát khi Trung Quốc đóng một vai trò lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Nếu kinh tế nước này bị ảnh hưởng nó cũng sẽ tác động tới thế giới.

Trong khi nhà chức trách ở Trung Quốc đang chạy đua để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới giết chết hàng trăm người, thì các nhà đầu tư cũng đang chuẩn bị cho một biến động lớn trong nền kinh tế toàn cầu, khi một số nhà phân tích cho rằng virus corona có thể nghiêm trọng hơn so với dịch SARS năm 2003.
SARS, viết tắt của hội chứng hô hấp cấp tính nặng, lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trước khi lan sang các nước khác. Virus này đã cướp đi gần 800 mạng sống trên toàn thế giới và làm giảm 0,5% đến 1% tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2003.
Truoc dai dich corona, nen kinh te Trung Quoc phat trien manh me the nao?
Người dân Trung Quốc trải qua một kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán đầy ám ảnh. Ảnh:  Getty Images. 
Nhưng corona virus mới - được cho là có nguồn gốc từ Vũ Hán - đã tấn công Trung Quốc vào thời điểm nền kinh tế của nước này phát triển mạnh hơn và có nhiều liên kết với thế giới hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, bất kỳ sự ảnh hưởng nào đối với tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu.
Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã thay đổi kể từ khi dịch SARS bùng nổ.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã phát triển từ nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới lên nền kinh tế lớn thứ hai hiện nay. Quốc gia này là động lực tăng trưởng chính trên toàn thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 39% tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019 .
Truoc dai dich corona, nen kinh te Trung Quoc phat trien manh me the nao?-Hinh-2
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc kể từ 2003 đến 2018. 
Taimur Baig, nhà kinh tế trưởng và giám đốc điều hành nghiên cứu tại ngân hàng DBS của Singapore cho biết: "Cả thế giới đã không chú ý đến quốc gia này, cho tới khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại khoảng 1% sau đại dịch SARS".
"Hiện nay, Trung Quốc chiếm gần 1/5 tăng trưởng toàn cầu. Nếu nền kinh tế Trung Quốc chậm lại chỉ 0,5% cũng sẽ gây ra một cơn địa chấn".
Ngành dịch vụ đóng vai trò lớn
Như đối với dịch SARS 17 năm trước, sự lây lan của coronavirus mới có khả năng ảnh hưởng đầu tiên đến chi tiêu của người tiêu dùng. Nhưng sự suy giảm trong chi tiêu tiêu dùng lần này có thể nghiêm trọng hơn năm 2003 đặc biệt là sau khi chính quyền đóng cửa phần lớn các siêu thị, cửa hàng Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn virus.
Truoc dai dich corona, nen kinh te Trung Quoc phat trien manh me the nao?-Hinh-3
Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế Trung Quốc. 
Chi tiêu tiêu dùng thấp hơn sẽ gây áp lực cho ngành dịch vụ Trung Quốc, mà ngày nay chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP so với năm 2003. Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ lực cản nào từ dịch vụ sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu ngày nay.
Chi tiêu du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới
Người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã chi tiêu lớn ở nước ngoài. Kể từ năm 2014, Trung Quốc là quốc gia có nguồn chi tiêu du lịch quốc tế lớn nhất, leo lên từ vị trí thứ 7 trong năm 2003, theo Tổ chức Du lịch Thế giới.
Truoc dai dich corona, nen kinh te Trung Quoc phat trien manh me the nao?-Hinh-4
Chi tiêu du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc tăng vọt từ năm 2014. 
Lệnh cấm du lịch và hủy các chuyến bay được đưa ra kể từ khi sự xuất hiện của corona virus mới có thể hạn chế chi tiêu du lịch Trung Quốc ở nước ngoài. Kelvin Tay, giám đốc đầu tư khu vực tại UBS Global Wealth Management cho biết: "Đó là mối đe dọa đối với nhiều nền kinh tế, đặc biệt là những quốc gia ở châu Á".
"Nếu bạn nhìn vào chính châu Á, khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách đến thăm các quốc gia này trong nhiều năm trở lại đây".
Nhà nhập khẩu thứ 2 thế giới
Về mặt thương mại, nhu cầu gia tăng trong ngành công nghiệp Trung Quốc đã đưa nước này trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới kể từ năm 2009, theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Truoc dai dich corona, nen kinh te Trung Quoc phat trien manh me the nao?-Hinh-5
Ngành nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng đều trong những năm gần đây. 
Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng như dầu, quặng sắt và đậu nành, cũng như các bộ phận điện tử như mạch tích hợp.
Nhu cầu đối với những hàng hóa đó có thể sụt giảm cùng với sự suy giảm trong nền kinh tế Trung Quốc. Do đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga đang xem xét cắt giảm sản lượng dầu do tác động của coronamvirus theo nhu cầu, Reuters đưa tin.
Nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới
Sự bùng phát virus cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thông qua kênh xuất khẩu của Trung Quốc.
Truoc dai dich corona, nen kinh te Trung Quoc phat trien manh me the nao?-Hinh-6
Ngành xuất khẩu của Trung Quốc có dấu hiệu đi xuống trong 3 năm trở lại đây. 
Theo số liệu của WTO, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới từ năm 2009, leo lên từ vị trí thứ 4 trong năm 2003. Các nước như Nhật Bản và Việt Nam phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, nhà kinh tế Taimur Baig giải thích rằng các nền kinh tế này nhập khẩu nguyên liệu và các bộ phận từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm của họ để xuất khẩu.
"Không chỉ Trung Quốc sẽ chậm lại và có tác động đến nhu cầu toàn cầu, những quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc trong khâu nguyên liệu đầu vào cũng sẽ bị ảnh hưởng", ông nói.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Thời gian trước tết luôn bận rộn với những cuộc hẹn, tiệc tùng, mua sắm... Việc chia nhỏ từng không gian trong nhà để dọn dẹp không chỉ giảm tải công việc mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.