Hãy tưởng tượng, một ngày nào đó những loài động vật to lớn đã tuyệt chủng ấy hồi sinh, mà nguyên nhân chính là do con người. Khi đó, sẽ như thế nào nếu con người tự sửa chữa lỗi lầm nghiêm trọng này và đưa chúng trở lại đúng "trật tự" thế giới vốn có như thế nào? Liệu rằng khi đó, con người còn có thể đứng đầu chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
Lợi ích của dự án hồi sinh mà chúng ta có thể nhìn thấy chính là giúp nhiều loài khác thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. |
Theo tờ Insh, nhiều nghiên cứu cho thấy, các nhà khoa học đang tiến dần đến việc hồi sinh các loài sinh vật đã tuyệt chủng bằng phương pháp de-extiction. Điều chúng ta chỉ thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nhiều khả năng sẽ thành hiện thực trong tương lai.... không xa.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp de-extinction này, các nhà khoa học sẽ cần DNA của loài ở một niên đại nhất định. Các nhà khoa học cho biết, DNA sau 1,5 triệu năm sẽ không thể đọc được, có nghĩa là sau khoảng thời gian này, DNA của các loài tuyệt chủng sẽ trở nên vô ích. Do đó, loài khủng long sống đã cách đây khoảng 65 triệu năm sẽ không thích hợp trong thí nghiệm này.
Đối với những loài tuyệt chủng trong thời gian gần đây, các nhà khoa học sẽ chỉnh sửa gene bằng cách kết hợp DNA từ loài tuyệt chủng và loài hậu duệ của nó ngày nay. Một trong những loài có thể hồi sinh trở lại đó chính là voi ma mút lông, đã tồn tại khoảng 3.600 năm trước, hay loài gấu mặt ngắn cao 3,6 mét, loài chó không lông, chim dodo hoặc hổ răng kiếm.
Thậm chỉ có thể đem người Neanderthals quay lại. Nhưng sẽ chẳng tốt đẹp gì, vì họ sẽ nhanh chóng biến mất do không thể sinh tồn trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, điều đáng chú ý rằng khi những loài sinh vật đã tuyệt chủng quay trở lại, chúng hoàn toàn có khả năng phá vỡ hệ sinh thái hiện tại, dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động vật khác.
Hơn nữa, do chủ quan, ỉ lại vào công nghệ, con người sẽ tiếp tục săn bắt với nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới. Lợi ích của dự án hồi sinh mà chúng ta có thể nhìn thấy chính là giúp nhiều loài khác thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ, ong là loài được biết đến với nguy cơ tuyệt chủng rất cao, nếu công nghệ mới được áp dụng, chúng ta sẽ không phải lo về vấn đề này nữa.
Hồi sinh động vật đã tuyệt chủng là một dự án lớn, ý tưởng tốt nhưng vẫn có nhiều rủi ro và nhiều vấn đề không thể dự đoán trước. Nhiều người cho rằng, dự án khoa học này nên... dừng lại. Bởi hãy quan tâm đến những loài động vật hiện tại và không để chúng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng sẽ tốt hơn là làm sống lại những loài như khủng long hay voi ma mút.