Thấy gì từ 'lỗ hổng' cấp phép siêu doanh nghiệp 144 nghìn tỷ?

(VietnamDaily) - Thông tin về siêu doanh nghiệp 144 nghìn tỷ đồng đã đăng ký thành lập vẫn đang là chủ đề “nóng” gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng trong sự việc này đang có những “lỗ hổng” cấp phép… gây hài?

"Lỗ hổng" cấp phép... gây hài?
Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin về Công ty CP Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) đã đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên đến 144.000 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỉ USD), chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới của doanh nghiệp cả nước trong tháng.
Nếu so sánh, thì quy mô vốn điều lệ của USC Interco còn cao hơn Viettel và chỉ đứng sau hai Tập đoàn Nhà nước là PVN và EVN.
Điều ngạc nhiên là theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, siêu doanh nghiệp 144 nghìn tỷ lại có trụ sở chính nằm trong ngõ đặt tại số 10, ngõ 234 đường thôn Lai Xá (xã Kim Chung, (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội). Tên người đại diện theo pháp luật là Trần Gia Phong (SN 1979).
Thay gi tu 'lo hong' cap phep sieu doanh nghiep 144 nghin ty?
 Công ty CP Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) đăng ký trụ sở tại số 10, ngõ 234 đường thôn Lai Xá (xã Kim Chung, (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội). (Ảnh: TPO).
Nhiều người sau đó “té ngửa” khi biết một trong ba cổ đông góp vốn của "siêu" doanh nghiệp này là bà Kim Thị Phương (người góp 30%, tương ứng 43.200 tỷ đồng) hiện sinh sống bằng nghề phân phối nước lọc, nước khoáng. Bà này cho biết thêm đến nay bà chưa góp vốn đồng nào vào Công ty này.
"Tôi đi xin hủy bỏ hồ sơ, hủy bỏ Công ty rồi. Giấy tờ đầy đủ rồi, thứ hai này ra là xong thôi. Khổ quá, mấy ông kia uống rượu vào, nhiều chữ số quá nên ghi nhầm vào đấy”, bà Phương nói với một số cơ quan truyền thông.
Chia sẻ về 2 cổ đông còn lại, bà Phương cho biết, bà quen ông Trần Gia Phong (góp vốn 43,2 nghìn tỷ đồng) thông qua ông Nguyễn Hoàng Sơn (cổ đông thứ 3 góp vốn 57,6 nghìn tỷ) vì bà và ông Sơn cùng làm Công ty nước lọc. Ông Phong cùng quê Đan Phượng nhưng không biết làm gì.
Mặc dù, bà Phương cho biết đã đi làm hồ sơ hủy bỏ Công ty USC Interco, nhưng trước việc một “siêu” doanh nghiệp “dễ đăng ký, dễ hủy bỏ” thông tin như vậy khiến dư luận đã đặt dấu hỏi: Thấy gì từ “lỗ hổng” cấp phép... gây hài?
Bạn đọc Cẩm Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ rằng, việc quản lý đăng ký thông tin doanh nghiệp của một số cơ quan chức năng địa phương hiện nay đang “lỏng lẻo”, nên mới tạo “cơ hội” cho những doanh nghiệp “ảo” như USC Interco “lọt lỗ hổng”.

Xử lý thế nào?

Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý xoay quanh sự việc trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định doanh nghiệp phải có bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa, trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. Việc chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vị luật sư cũng nhấn mạnh, một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân.
Thay gi tu 'lo hong' cap phep sieu doanh nghiep 144 nghin ty?-Hinh-2
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Thơm phân tích: Vốn điều lệ cao thì sẽ tạo được niềm tin cho đối tác, ngân hàng nhưng cũng không kém phần rủi ro sau này nếu làm ăn thất bại, dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng hơn là giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả.
“Có thể thấy việc Công ty USC Interco đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên đến 144 nghìn tỷ đồng là điều bất thường trong nền kinh tế nước ta hiện nay”, luật sư Thơm nói.
Vị luật sư viện dẫn: Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần.
Đặc biệt, Khoản 5 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
Điều 48 Luật doanh nghiệp quy định, các cổ đông phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau: Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp; Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Trường hợp, không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, cổ đông của Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Trường hợp, có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, Công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này.
Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của Công ty phát sinh trong thời gian trước ngày Công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Như vậy, việc Công ty USC Interco khai khống vốn điều lệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Nếu Công ty USC Interco đăng ký vốn điều lệ 144 nghìn tỷ đồng thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải góp đủ…
Nếu Công ty không thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực tế thì có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 3 Điều 28, điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký.
Công ty còn buộc phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.

Ngoài USC Interco, có 5 doanh nghiệp vốn ‘khủng’ trên 100.000 tỷ đồng tại Việt Nam?

(Vietnamdaily) - Trước USC Interco, có đến 5 doanh nghiệp tại Việt Nam có số vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng.
 

Hôm 26/2, cả thị trường bàng hoàng khi có doanh nghiệp bất động sản - USC Interco đăng ký thành lập chỉ trong tháng 1/2020 nhưng với số vốn đến tận 144.000 tỷ đồng, gấp 4 lần số vốn điều lệ Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trước khi xuất hiện cái tên USC Interco, Việt Nam đã có 5 doanh nghiệp đều có vốn trên 100.000 tỷ đồng.

Cổ đông của siêu doanh nghiệp 6,3 tỷ USD: 'Do say rượu nên viết nhầm thôi'

(Vietnamdaily) - Sau khi nhận được hàng chục cuộc gọi, lượt khách hiếu kỳ tới thăm, bà Kim Thị Phương, cổ đông góp 43,2 ngàn tỷ đồng vào USC Interco đã đi hủy hồ sơ công ty, và cho biết do người đăng ký say rượu nên viết nhầm.

Trong vài ngày vừa qua, thị trường tài chính xôn xao với một doanh nghiệp bí ẩn mang tên Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC đã đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký lên đến 144.000 tỷ đồng.

Công ty này thành lập ngày 17/1/2020, trụ sở chính tại số 10, ngõ 234 đường Thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, chưa có website chính thức.

Số vốn điều lệ này cao hơn nhiều công ty hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) là 121.520 tỷ đồng; Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh là 117.175 tỷ đồng.

Co dong cua sieu doanh nghiep 6,3 ty USD: 'Do say ruou nen viet nham thoi'
Bà Kim Thị Phương cho biết do người đăng ký say rượu nên đã nhầm lẫn con số. 

Tin mới