Thay đổi cách tính giá xăng dầu, 1 mặt bằng giá mới cho toàn dân

Không bỏ quỹ bình ổn, 15 ngày điều chỉnh giá xăng dầu 1 lần, thay đổi cách tính giá... là những điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu.
 
 

Thay đổi cách tính giá xăng dầu, 1 mặt bằng giá mới cho toàn dân
Vẫn 15 ngày điều chỉnh giá xăng dầu 1 lần
Điểm c, Khoản 1, Điều 38 Nghị định 83 quy định "Thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá".
Với quy định này, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam nhiều lần cho rằng giá bán lẻ trong nước sẽ khó có thể bắt kịp những biến động của giá xăng dầu thế giới. Hiệp hội đề xuất rút ngắn tần suất điều chỉnh giá xăng dầu xuống còn 10 ngày để giá bán lẻ trong nước ngày càng tiệm cận với giá thế giới, tránh độ trễ trong việc điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 83 không thấy có sự thay đổi như kiến nghị của Hiệp hội Xăng dầu.
Thay doi cach tinh gia xang dau, 1 mat bang gia moi cho toan dan
Một số quy định liên quan đến kinh doanh xăng dầu sẽ được sửa đổi. 
Phản hồi ý kiến trên, Bộ Công Thương cho rằng: Theo đánh giá của một số cơ quan liên quan, cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP hiện vẫn hợp lý. Thời gian giữa hai kỳ điều hành giá xăng dầu (15 ngày) được đa số doanh nghiệp đánh giá là phù hợp.
“Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 83, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá và tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá. Như vậy, thời gian giữa hai lần điều hành không cố định là 15 ngày mà được quy định nhằm giúp thị trường hàng hóa trong nước ổn định hơn (hạn chế tăng giá nhưng khuyến khích giảm giá), có lợi hơn cho người tiêu dùng”, Bộ Công Thương giải thích.
Không bỏ giá cơ sở, chỉ thay đổi cách tính
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam từng kiến nghị xem xét bỏ giá cơ sở, không dùng giá cơ sở làm căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ như hiện nay mà chỉ là tiêu chí để doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định giá bán lẻ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương không đồng tình và lý giải, do xăng dầu là mặt hàng thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời cũng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Do vậy, về nguyên tắc, giá bán xăng dầu trong nước phải thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của nhà nước.
Thay vào đó, có một điểm sửa đổi quan trọng tại dự thảo lần này liên quan đến cách tính giá cơ sở xăng dầu. Công thức tính giá cơ sở xăng dầu tại dự thảo được xây dựng trên cơ sở đánh giá lại khi hiện nay, sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước là 70-75%, xăng dầu từ nhập khẩu chỉ chiếm 25-30% trong tổng lượng xăng dầu tiêu thụ nội địa. Vì vậy, việc sửa đổi công thức tính giá cơ sở dựa trên các yếu tố chi phí hình thành từ hai nguồn (trong nước và nhập khẩu) để kết cấu lại một mặt bằng giá chung làm cơ sở điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Không bỏ quỹ bình ổn
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường, giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng chung của giá thế giới. Mặt khác, khi bỏ Quỹ bình ổn, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống các doanh nghiệp đầu mối.
Không ủng hộ đề xuất này, Bộ Công Thương lập luận: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là công cụ để Nhà nước điều tiết giá bán xăng dầu trong nước. Vì vậy, nếu bỏ Quỹ thì Nhà nước sẽ không còn công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, DN và người tiêu dùng.
Song, Bộ Công Thương cũng rà soát sửa đổi quy định về Quỹ Bình ổn giá theo hướng quy định nội dung và quy chế báo cáo của các doanh nghiệp đối với Quỹ; Bổ sung quy định về cách tính lãi suất, nguồn tài chính trong trường hợp thương nhân xăng dầu đầu mối thực hiện sử dụng Quỹ trong khi Quỹ tại doanh nghiệp đang bị âm; Bổ sung quy định trong Nghị định về chế tài xử lý vi phạm (như thu hồi giấy phép hoạt động) nếu thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không thực hiện việc trích lập, kết chuyển số dư Quỹ Bình ổn giá theo quy định.
Giảm thời gian phải dự trữ xăng dầu
Điều 31, Nghị định 83 quy định thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng. Thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối trong nước phải dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng.
Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, cả hai “ông lớn” là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tổng công ty Dầu Việt Nam đều đề nghị điều chỉnh quy định dự trữ lưu thông bắt buộc. Petrolimex đề nghị điều chỉnh từ 30 ngày xuống còn 20-25 ngày. Còn PVOil đề nghị giảm từ 30 ngày xuống 15 ngày.
Lý do, theo hai DN trên, là để tiệm cận hơn với công thức tính giá cơ sở (bình quân 15 ngày giá thế giới sát với ngày tính giá cơ sở). Mặt khác, nguồn cung từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước nên việc đảm bảo nguồn sẽ thuận lợi hơn so với trước đây khi phải nhập khẩu tới 70%.
Tại dự thảo lần này, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án: một là giảm dự trữ lưu thông bắt buộc từ 30 ngày xuống 20 ngày; hai là giữ nguyên quy định dự trữ 30 ngày. Đồng thời, dự thảo bổ sung thêm yêu cầu thương nhân phân phối xăng dầu phải đảm bảo dự trữ bắt buộc tối thiểu là 5 ngày.
Bổ sung quy định về máy bán xăng dầu mini
Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa (ít được các doanh nghiệp đầu tư cây xăng do kém hiệu quả về kinh tế), dự thảo Nghị định cho phép áp dụng thí điểm các máy bán xăng dầu mini.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, đây không phải là cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ và không phải máy bán xăng dầu tự động, mà như một trụ bơm nhỏ không có bể chứa, chỉ bán với quy mô dưới 100 lít, thay thế các thiết bị bán bằng can hoặc bơm tự chế nhằm bảo đảm an toàn và thuận tiện cho người tiêu dùng.

Giá xăng dầu hôm nay 4/7/2019: Giá dầu thế giới tăng cao

Hôm nay 4/7, giá dầu thế giới tăng cao do việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh.

Giá xăng dầu hôm nay 4/7/2019: Giá dầu thế giới tăng cao
Giá xăng dầu thế giới:
Giá xăng dầu hôm nay nhìn chung có sự điều chỉnh tăng, cụ thể:

Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Giá xăng dầu tăng trưởng trở lại

Giá xăng dầu hôm nay 14/7, đúng như dự đoán, đã tăng trưởng trở lại sau một phiên giảm điểm và chốt tuần ở ngưỡng giá cao ngất ngưởng. 

Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Giá xăng dầu tăng trưởng trở lại
Giá xăng dầu hôm nay 14/7/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá xăng “dắt tay nhau” giảm từ 15h chiều nay

(Kiến Thức) - Theo cơ quan điều hành, từ 15h chiều nay (16/8) giá xăng RON 95 giảm 514 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 544 đồng/lít...
 

Giá xăng “dắt tay nhau” giảm từ 15h chiều nay
Gia xang “dat tay nhau” giam tu 15h chieu nay
 Liên Bộ Công Thương - Tài chính phát đi thông báo gửi các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h00 chiều nay (16/8).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.