Thanh tra Chính Phủ vào cuộc vụ biệt thự ở Yên Bái

Đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ sẽ về Yên Bái thanh tra một số vấn đề liên quan đến dư luận gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên tỉnh sở hữu nhiều đất đai, dinh thự.

Thanh tra Chính Phủ vào cuộc vụ biệt thự ở Yên Bái
Chiều 27/6, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ sẽ về Yên Bái làm việc, công bố quyết định thanh tra đột xuất về một số vấn đề liên quan đến dư luận gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái này “sở hữu” nhiều đất đai, dinh thự đắt tiền.
Hai nguồn tin độc lập từ Thanh tra Chính phủ xác nhận với Pháp Luật TP HCM về kế hoạch này.
Thanh tra Chinh Phu vao cuoc vu biet thu o Yen Bai
 Biệt thự khủng của Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái.
Theo các nguồn tin này, cuộc thanh tra được sẽ làm rõ vấn đề tài sản, đất đai của gia đình ông Phạm Sĩ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái theo thông tin của báo chí và ý kiến các Đại biểu Quốc hội.
Điều này cũng đáp ứng kiến nghị của chính quyền Yên Bái, thay vì tự thanh tra như dự kiến ban đầu.
Trước đó, ngày 8/6, Chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý – PV), sử dụng đất đai tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái. Đối tượng thanh tra là bà Hoàng Thị Huệ, UBND TP Yên Bái cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ông Quý là em trai Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà. Bà Trà ký quyết định bổ nhiệm ông Quý làm Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường chỉ vài ngay trước khi thôi làm Chủ tịch UBND tỉnh để làm Chủ tịch HĐND trong kỳ họp bất thường của cơ quan dân cử này.

Bí thư tỉnh Yên Bái nên làm gì với biệt phủ của gia đình em trai?

(Kiến Thức) - Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái nên chỉ đạo làm rõ vụ việc biệt phủ "khủng" của gia đình em trai là giám đốc Sở TN-MT.

Bí thư tỉnh Yên Bái nên làm gì với biệt phủ của gia đình em trai?
Câu chuyện biệt phủ gia đình bà Hoàng Thị Huệ sử dụng đất tại phường Minh Tân (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) với cơ ngơi đồ sộ gồm quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà thờ, cầu treo, hồ nước và nhiều hạng mục khác có giá trị lớn trên diện tích hàng nghìn m2 đất đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bởi bà Hoàng Thị Huệ chính là vợ ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý lại là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Hơn nữa, quần thể biệt phủ trên được xây dựng trên diện tích đất mà theo báo chí thông tin, khoảng tháng 7/2015, tỉnh Yên Bái đã có nhiều quyết định liên tiếp cho phép chuyển đổi hơn 13.000m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý. Toàn bộ khu đất này do bà Hoàng Thị Huệ – vợ ông Quý đứng tên.

Biệt phủ gia đình GĐ Sở TN-MT Yên Bái: Vì sao 6 quyết định ký một ngày?

(Kiến Thức) - Cục trưởng Cục chống tham nhũng băn khoăn: “Dư luận về khu đất gia đình GĐ Sở TN-MT Yên Bái có cơ sở, vì sao một ngày có 6 quyết định ký chuyển đổi đất?”.

Biệt phủ gia đình GĐ Sở TN-MT Yên Bái: Vì sao 6 quyết định ký một ngày?
Biệt phủ của gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái) tại phường Minh Tân (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) dù đang bị đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Yên Bái tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép nhưng vẫn khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Có ý kiến cho rằng, không ai cấm quan chức có nhà cao cửa rộng, không ai cấm quan chức được giàu có nếu tài sản ấy do công sức họ làm ra mà không liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, ý kiến này cho rằng dư luận cứ thấy quan chức nào ở nhà cao cửa rộng thì soi xét, rồi nêu ý kiến nghi ngờ sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và công việc của họ.

Cảnh tượng nhếch nhác trên con đường nghìn tỷ ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Nhiều cây xanh trên con đường nghìn tỷ Trần Hữu Dực (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang bị chết khô. Bên cạnh đó, con đường còn xuất hiện rất nhiều rác thải bừa bãi.

Cảnh tượng nhếch nhác trên con đường nghìn tỷ ở Hà Nội
Anh: Canh tuong nhech nhac tren con duong nghin ty o Ha Noi
Được thông xe vào cuối tháng 4/2017, đường Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) dài 3,5km, mặt cắt ngang 50m bao gồm 8 làn đường, trong đó 4 làn theo hai chiều được dành riêng cho ô tô, 4 làn cho xe máy, vận tốc thiết kế 60km/h, với tổng mức đầu tư  1.543 tỷ đồng. Tuyến đường xây dựng nhằm hoàn thành mạng lưới đường bộ theo quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc củng cố quốc phòng an ninh trong tương lai khu vực phía Tây Nam của Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.