Thành nhà Hồ tiếp tục được ca ngợi trên báo Tây

“Thành nhà Hồ được xây dựng trong 3 tháng, ghép các viên đá với nhau mà không dùng vữa là một thành tích ấn tượng của kỹ thuật thế kỷ 15”.

Thành nhà Hồ tiếp tục được ca ngợi trên báo Tây
Nằm ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 150 km về phía nam, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2011. 
Theo CNN, danh hiệu được trao cho thành nhà Hồ là điều kỳ lạ vì một số lý do. Thứ nhất, nhà Hồ chỉ tồn tại vỏn vẹn trong 7 năm (1400-1407), khoảng thời gian ngắn ngủi tựa một giọt nước trong đại dương lịch sử Việt Nam. Thứ hai, Thành nhà Hồ hoàn toàn trống rỗng, không hề có lâu đài miếu mạo, chỉ có 4 bức tường bao quanh một khu đất. Theo UNESCO, nơi đây đại diện cho phong cách kiến trúc kiểu mới của một kinh thành Đông Nam Á
Thanh nha Ho tiep tuc duoc ca ngoi tren bao Tay
Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 2011.  
Ron Emmons, phóng viên CNN cùng Xuân, một người sống ở Ninh Bình cùng khám phá công trình thành nhà Hồ này. Xuân cho biết, thành nhà Hồ được đặt ở vùng đất này theo phong thủy, hướng ra núi Tượng Sơn và núi Đốn Sơn. Sông Mã và sông Bưởi chảy hai bên. 
Những bức tường thành 600 năm tuổi trải dài gần 1 km. Mỗi mặt hầu như còn nguyên vẹn. Bốn cổng thành đứng sừng sững trường tồn với thời gian. Một số phần của tường thành đã mọc kín cỏ và cây bụi, bao quanh là những cánh đồng lúa, ngô, ao hồ và những con đường đất đặc trưng của làng quê Việt Nam. 
Thanh nha Ho tiep tuc duoc ca ngoi tren bao Tay-Hinh-2
Công trình không dùng vữa, được hoàn thành trong 3 tháng.  
Thành nhà Hồ còn có tên là thành Tây Đô, được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Trần dưới sự chỉ huy của Hồ Quý Ly, người lập ra nhà Hồ không lâu sau đó. Hồ Quý Ly xây thành làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đó với mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Năm 1400, vương triều Hồ thành lập và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. 
Sau khi lên ngôi một năm, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con trai thứ là Hồ Hán Thương, người trị vì trong 6 năm trước khi bị nhà Minh chiếm đóng. Mặc dù thời gian cầm quyền ngắn ngủi, Hồ Quý Ly có công đầu trong việc ra mắt tiền giấy và hạn chế sở hữu đất đai, đồng thời mở cửa giao thương với ngoại bang và phát triển giáo dục bằng việc đưa các môn học như toán học và nông nghiệp vào chương trình giảng dạy. 
Thanh nha Ho tiep tuc duoc ca ngoi tren bao Tay-Hinh-3
Học sinh đạp xe đến trường dọc những cánh đồng lúa, ngô xanh mướt.  
Việt Nam cam kết bảo vệ di sản thành nhà Hồ, không cho phép việc xây mới làm cản trở tầm nhìn và sản xuất nông nghiệp bên trong thành.

Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là “tháng cô hồn“?

Tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu và cũng được dân gian gọi là "tháng cô hồn". Vậy tên gọi tháng cô hồn từ đâu mà có?

Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là “tháng cô hồn“?
Tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu và cũng được dân gian gọi là "tháng cô hồn". Vậy tên gọi tháng cô hồn từ đâu mà có?
Xưa, người Việt cổ tin rằng, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Tận mục đàn tế trời bí ẩn của nhà Hồ

(Kiến Thức) - Đàn tế Nam Giao nhà Hồ có thể sẽ là một chìa khóa quan trọng để giải mã nghi lễ tế trời đất ở Việt Nam và trên thế giới.

Tận mục đàn tế trời bí ẩn của nhà Hồ
Tan muc dan te troi bi an cua nha Ho
 Được khai quật từ năm 2004 tại xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, Đàn tế Nam Giao của nhà Hồ (đàn Nam Giao Tây Đô) là một công trình có giá trị lịch vử và kiến trúc đặc biệt của thời nhà Hồ.

Khám phá tòa thành cổ kỳ vĩ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Thành nhà Hồ là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới, là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu. 

Khám phá tòa thành cổ kỳ vĩ nhất Việt Nam
Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ - từ năm 1400 - 1407. Ảnh: Cửa Nam thành nhà Hồ.
Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ - từ năm 1400 - 1407. Ảnh: Cửa Nam thành nhà Hồ.

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.